Mang thai có nên tập gym, tập tạ?
Gần đây, nhiều chị em tỏ thắc mắc khi thấy có những bà mẹ đang mang thai nhưng vẫn tập gym, tập tạ.
Hướng dẫn bà mẹ những cách vận động trước và sau sinh – T.TÙNG
Chiều 30.8, bác sĩ Lê Văn Hiền và bác sĩ Đào Thị Yến Thủy (cố vấn về sản phụ khoa và dinh dưỡng của Bệnh viện Quốc tế Hạnh Phúc, TP.HCM) có buổi chia sẻ những thông tin liên quan đến tập luyện, dinh dưỡng đối với bà mẹ mang thai.
Bác sĩ Lê Văn Hiền cho biết, nhiều người tỏ ra bất ngờ, thậm chí bất bình khi thấy có bà mẹ mang thai “sô” clip tập gym, tập tạ lên Facebook, vì theo họ như thế sẽ nguy hiểm cho mẹ và bé.
Tuy nhiên, phụ nữ mang thai cần phải tập luyện, vận động cơ thể; chỉ nên lưu ý là vận động, tập luyện đúng với sức của mình; còn tập gym, tập tạ thì cần có huấn luyện viên hay người am hiểu hướng dẫn tập đúng cách, phù hợp với từng người, chứ không phải mang thai là không nên tập gym, tập tạ.
Video đang HOT
Theo bác sĩ Hiền, khi mang thai tử cung to lên, chèn ép các mạch máu, việc vận động (vừa sức) lúc này sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn. Nếu không vận động sẽ làm phù nhiều hơn, hoặc có thể tạo cục máu đông (huyết khối) ở tĩnh mạch gây nguy hiểm khi sanh. Việc vận động còn giúp phòng ngừa sa tử cung về sau.
Bác sĩ Đào Thị Yến Thủy chia sẻ, phụ nữ mang thai và sau sinh không quá kiêng khem trong ăn uống, mà cần ăn uống đa dạng, đủ các chất, ngay cả trước khi chuẩn bị mang thai, để cả bé và mẹ đều khỏe mạnh. Với bà mẹ sau sinh, ngủ ngon, tâm lý thỏa mái sẽ giúp tạo sữa nhiều hơn.
Theo thanhnien.vn
Thông tin cần phải biết kẻo có ngày khốn khổ vì bệnh tim mạch, thở không ra hơi, ngất xỉu bất cứ lúc nào
Cùng nghe bác sĩ tim mạch hé lộ những điều bạn cần biết về bệnh tim mạch nhé!
Tìm ra triệu chứng bệnh tim mạch
Xác định các triệu chứng liên quan đến sức khỏe tim mạch không phải dễ dàng. Tuy nhiên, khi trái tim không thể đáp ứng được nhu cầu của cơ thể, bạn có thể nhận thấy các triệu chứng điển hình bao gồm ho mãn tính, hụt hơi, sưng một số bộ phận cơ thể như mắt cá chân, bàn chân và chân, mệt mỏi, chán ăn hoặc nhịp tim tăng nhanh.
Nói KHÔNG với hút thuốc
Hút thuốc lá làm tổn thương màng niêm mạc của mạch máu và khiến các mạch máu dính vào nhau. Những người hút thuốc phải đối mặt với cơn đau tim, bệnh động mạch vành và suy tim. Để bảo vệ sức khỏe bạn không nên hút thuốc.
Vận động cơ thể
Bạn nên tập thể dục thường xuyên. Các bài tập như aerobic, tim mạch vừa ngăn ngừa tăng cân vừa giảm nguy cơ bị suy tim, béo phì và tiểu đường. Tập thể dục giúp kiểm soát huyết áp và cholesterol, giúp động mạch khỏe mạnh. Bạn nên tập thể dục ở cường độ vừa phải 2,5 tiếng mỗi tuần.
Tránh xa các thức ăn mặn
Thức ăn mặn chứa nhiều natri khiến cơ thể bị giữ nước. Bạn sẽ cảm thấy đầy bụng. Ăn quá nhiều thức ăn mặn làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp và tổn thương sức khỏe tim mạch. Vì vậy, tốt nhất bạn nên tránh ăn các loại thực ăn mặn.
Thực hiện lối sống lành mạnh
Lối sống lành mạnh có thể giúp bạn phòng tránh bệnh tim mạch. Bạn nên ăn uống lành mạnh, thức dậy sớm, vận động cơ thể.
Ngọc Huyền
Theo Trí Thức Trẻ
Vỡ ối khi mới 18 tuần, thai nhi chỉ có 1% cơ hội sống sót, mẹ bầu đã làm cách này để cứu con Ban đầu, Cally bị chảy máu âm đạo nhưng khi khi mang thai được 16 tuần thì tình trạng chảy máu không còn. Dù vậy, 2 tuần sau đó, chị lại bị vỡ ối. Năm 2016, Cally Hibbert là một thai phụ 25 tuổi sống ở Ashton-under-Lyne, Greater Manchester, Anh. Khi đó chị đang mang thai bé Leo và trước Leo, chị đã...