Mang sách về trường học
Từ chưa đến 1 cuốn/người/năm vào năm 2016, tỷ lệ đọc sách của Việt Nam đã có sự tăng nhẹ với 1,4 cuốn/người/năm (2019).
Mặc dù tỷ lệ này chưa cao nhưng đã ghi nhận sự nỗ lực của Chính phủ, các bộ, ngành, đoàn thể và cá nhân; đặc biệt là nỗ lực của các đơn vị xuất bản trong việc thúc đẩy và tạo điều kiện để văn hóa đọc phát triển.
Một trong những hoạt động đã và đang được các đơn vị xuất bản trong nước duy trì hiện nay chính là mang sách về trường học, truyền cảm hứng đọc sách đến các em học sinh lẫn thầy cô giáo.
Khi cung gặp cầu
“Các con có biết vì sao màu đỏ được lựa chọn để đưa vào hệ thống đèn giao thông, hay làm tín hiệu cảnh báo nguy hiểm mà không phải là màu khác?”, MC Thanh Thảo Hugo mở đầu chương trình giao lưu “Giờ đọc hạnh phúc” tại Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa (phường Bến Nghé, quận 1, TPHCM).
Sau khi nghe cậu học trò lớp 11 trả lời, MC Thanh Thảo Hugo bật mí về cuốn sách 10 vạn câu hỏi vì sao được chị lựa chọn đọc khi bắt đầu đến với việc đọc sách. Bằng cách này, MC Thanh Thảo Hugo không chỉ giúp các em thấy được kho tàng kiến thức hữu ích và thú vị từ sách mà còn truyền cảm hứng đọc sách đến các em thông qua việc lựa chọn những cuốn sách đơn giản, phù hợp với lứa tuổi.
Nhà văn Võ Thu Hương truyền cảm hứng đọc sách tới học sinh Trường Tiểu học Phạm Hữu Lầu, TPHCM
Chương trình “Giờ đọc hạnh phúc” được Công ty Sách Anbooks sáng lập cách đây không lâu, với mong muốn truyền cảm hứng, niềm yêu thích đọc sách đến thầy cô giáo lẫn học sinh.
Dự án có thời lượng 45 phút, với sự tham gia của các chuyên gia, đại sứ đọc, những người có ảnh hưởng trong xã hội quan tâm đến hoạt động đọc sách như: MC Đông Quân, MC Thanh Thảo Hugo, tác giả Lê Quỳnh Thư…
Video đang HOT
Ngoài các diễn giả lần lượt chia sẻ về lợi ích cũng như phương pháp đọc sách có hiệu quả, chương trình còn có sự tương tác đến từ chính học sinh của trường thông qua việc giới thiệu những cuốn sách thú vị, bổ ích mà các em đã đọc.
Cùng thời điểm với Anbooks, NXB Kim Đồng lại mang chương trình “Cùng trang sách bước đến tương lai” về Trường Tiểu học Đặng Nguyên Cẩn (quận 6, TPHCM) với sự tham gia của nhà văn Võ Thu Hương trong vai trò đại sứ. Vào ngày 26-11, NXB Tổng hợp sẽ mang chương trình “Ngày hội đọc sách – Khơi nguồn tri thức” đến với Trường Tiểu học An Phong (quận 8, TPHCM). Diễn giả của chương trình là tác giả trẻ Trần Thị Kim Cúc (bút danh Cúc T).
Theo anh Văn Thành Lê, đại diện truyền thông NXB Kim Đồng, có một thực tế là nhà trường cũng cần các hoạt động ngoại khóa, thư viện trường học cần có hoạt động. Và tự thân chương trình có sức lan tỏa thì khi đó, các trường khác sẽ chủ động tiếp cận và có lời mời đến các đơn vị xuất bản.
Cùng chung ý kiến, chị Vũ Thị Yến, đại diện truyền thông NXB Tổng hợp, cũng cho rằng, không riêng gì NXB hay các công ty mà các hoạt động lan tỏa văn hóa đọc cũng xuất phát từ nhu cầu của các trường học.
“Theo quan sát cá nhân, học sinh ngày nay đến trường không chỉ có học mà còn thích có những chương trình giao lưu ngoại khóa. Trong các buổi chào cờ, thay bằng nhà trường chỉ làm nghi lễ chào cờ, tổng kết hoạt động trong tuần qua thì giờ đây có những chương trình giao lưu trực tiếp với các tác giả, được hỏi những câu hỏi trong chủ đề mà các em quan tâm. Đây chính là sự gặp nhau giữa cung và cầu”, chị Vũ Thị Yến nói.
Đông tay vỗ nên kêu
Ngoài “Giờ đọc hạnh phúc” dành cho học sinh khối THCS và THPT, Anbooks còn có thêm dự án “Tiết đọc hạnh phúc” dành cho khối tiểu học. Sau chương trình thử nghiệm tại Trường Tiểu học Lê Đức Thọ (quận Gò Vấp, TPHCM), ngày 26-10 tới, dự án “Tiết đọc hạnh phúc” sẽ tiếp tục đến với Trường TH-THCS-THPT Lê Quý Đôn – Quyết Thắng (TP Biên Hòa, Đồng Nai). Với NXB Tổng hợp, chương trình sẽ tiếp tục đến với Trường THCS Nguyễn Tri Phương (quận 10, TPHCM) vào ngày 2-11.
“Thành công của mỗi chương trình ở các trường không giống nhau. Ngoài nỗ lực từ NXB thì cần sự phối hợp nhịp nhàng từ nhà trường. Trường nào có ban giám hiệu, thầy cô hiểu và cổ vũ việc đọc sách thì chương trình thường diễn ra sinh động, học sinh tương tác tốt, hiệu quả cao. Chúng tôi vẫn hay nói với nhau, dù sao cứ nhìn vào mắt các em mà làm, nhìn các em nhỏ thì mọi khó khăn đều có thể khắc phục, vượt qua”
Đại diện truyền thông NXB Kim Đồng Văn Thành Lê
Trong số các đơn vị đã và đang tổ chức hoạt động mang sách về trường học hiện nay, NXB Kim Đồng được xem là đơn vị tiên phong và có thâm niên lâu hơn cả. Khởi nguồn từ cuối năm 2016, đến nay NXB Kim Đồng đã đến với hơn 100 trường/điểm trường ở TPHCM.
Ngoài ra, chương trình cũng mở rộng đến tỉnh Bến Tre và Bà Rịa – Vũng Tàu. Thời gian tới, NXB Kim Đồng tiếp tục duy trì và đẩy mạnh công tác này, kết nối thêm các diễn giả để chủ đề các buổi giao lưu, tương tác sinh động, phong phú hơn, khơi gợi, để các trường chủ động “đặt hàng” nội dung giao lưu, tương tác.
Theo anh Văn Thành Lê, mong muốn lớn nhất của NXB Kim Đồng khi thực hiện chuỗi chương trình “Cùng trang sách bước đến tương lai” là nhen lên tình yêu với sách ở các em. “Tôi vẫn hay dẫn lại các số liệu về tình hình đọc sách của người Việt Nam chúng ta hiện nay là rất thấp so với các quốc gia khác, và hy vọng các em nhỏ sẽ góp phần làm thay đổi tỷ lệ đọc sách của người Việt trong tương lai, bắt đầu từ những buổi giao lưu, đưa sách đến gần các em”, anh Văn Thành Lê cho biết.
Bà Ngô Phương Thảo, Giám đốc Công ty sách Anbooks cho rằng: “Mọi người chưa ý thức được là mình có thể học thông qua đọc sách, mà chỉ đang xem việc đọc nhằm để giải trí. Chỉ khi nào xem việc đọc là công cụ của việc học thì người ta sẽ có động lực để đọc sách, sẽ thấy được lợi ích và niềm vui của chuyện đó.
Tổ chức “Giờ đọc hạnh phúc”, chúng tôi mong muốn tạo ra động lực đọc cho các em học sinh cấp 2 và cấp 3. Muốn có động lực thì mình phải truyền cho các em cảm hứng, phải chỉ ra được lý do tại sao phải đọc. Chúng tôi muốn cho các em thấy những người xung quanh đọc sách và thành công như thế nào, môi trường xung quanh đang đọc sách ra sao, để từ đó, các em có sự quan tâm và dần dần hình thành thói quen đọc sách cho mình”.
Trao giải 'Đại sứ Văn hóa đọc' năm 2020 cho hai cá nhân
Hai giải Đại sứ Văn hóa đọc đã được trao cho Đặng Phương Nam, sinh viên Học viện Cảnh sát nhân dân và Nguyễn Hoàng Yến, học sinh Trường THPT Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.
Ngày 23-10, Bộ VH-TT&DL đã tổ chức Lễ tổng kết và trao giải cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2020.
Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2020 do Bộ VH-TT&DL tổ chức, phát động từ tháng 2-2020.
Đây là một trong những hoạt động triển khai Đề án Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2017.
Sau 8 tháng phát động, cuộc thi đã có sự tham gia của trên 1 triệu học sinh, sinh viên của gần 5.400 trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, đại học, học viện.
Hai cá nhân đạt danh hiệu Đại sứ Văn hóa đọc. Ảnh V.THỊNH
Sau khi chấm sơ khảo, các tỉnh, thành, các trường đaị học, học viện đã gửi những bài thi xuất sắc nhất về Ban tổ chức để tham dự vòng chung kết. Trong đó, nhiều bài thi đã ghi lại những cảm nhận sâu sắc của của học sinh, sinh viên, tạo hiệu ứng mạnh đối với người xem, đọc.
Có nhiều ý tưởng hay, độc đáo, mới lạ đã được các thí sinh đề xuất để khuyến khích học sinh, sinh viên và mọi người đọc sách.
Theo Vụ trưởng Vụ Thư viện (Bộ VHTT&DL) Vũ Dương Thúy Ngà, cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc được tổ chức nhằm nâng cao tinh thần, tình yêu đọc sách và lan tỏa những giá trị nhân văn tốt đẹp đối với các em học sinh, sinh viên; giúp các em thêm yêu quý và trân trọng sách. Đồng thời phát huy cao độ sự sáng tạo, là sân chơi tri thức cho thế hệ trẻ với nhiều dấu ấn, giá trị được gửi gắm qua từng bài thi.
Chia sẻ tại chương trình, em Nguyễn Hoàng Yến, Trường THPT Đông Triều, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh (một trong 2 cá nhân dành giải Đại sứ Văn hóa đọc năm 2020), cho biết em cảm thấy thực sự hạnh phúc khi được chia sẻ cuốn sách mình yêu thích đến với mọi người, nhất là với các bạn có hoàn cảnh khó khăn.
Để đóng góp vào sứ mệnh lan tỏa giá trị tốt đẹp của cuộc thi, thời gian qua em Nguyễn Hoàng Yến đã tham gia lập các tủ sách từ thiện và gây quỹ duy trì để cho các bạn không có điều kiện sẽ được tiếp cận, đọc sách nhiều hơn.
Em cũng hi vọng rằng trong những năm sau, cuộc thi sẽ tiếp tục được triển khai, mở rộng đến nhiều trường và nhiều học sinh, sinh viên tham gia.
Sau 8 tháng phát động và triển khai, đã có 1.007.321 học sinh, sinh viên tới từ gần 5.400 trường tiểu học, THCS, THPT, đại học và học viện tham gia. Con số này cao hơn rất nhiều so với năm 2019, cho thấy sức hút và giá trị lan tỏa của cuộc thi ngày càng lan rộng, phát triển.
Ban tổ chức cũng đã tra các giải tập thể, 8 giải Nhất, 16 giải Nhì, 52 giải Ba, 180 giải Khuyến khích và các giải chuyên đề cho các bài thi xuất sắc nhất.
Xây 'Thư viện xóm đảo' cho học sinh vùng nông thôn Xuất phát từ thực tế trẻ em vùng nông thôn thường khó tiếp cận với những cuốn sách hay, bổ ích, anh Nguyễn Văn Pháp, thôn Bình Thành, xã Hành Nhân, huyện Nghĩa Hành (Quảng Ngãi) đã tự bỏ tiền ra xây dựng "Thư viện xóm đảo" với hàng ngàn đầu sách để giúp học sinh quê mình làm quen với văn hóa...