Mạng nhện khổng lồ như động bàn tơ xuất hiện sau một đêm khiến dân làng sợ hãi
Mạng lưới bằng tơ khổng lồ xuất hiện chỉ sau một đêm khiến nhiều người dân trong ngôi làng ở Trung Quốc cho là có nhện thành tinh, các nhà khoa học phải vào cuộc.
Vài ngày trước, một cảnh tượng kỳ quái xuất hiện tại huyện Đức Hóa, thành phố Tuyền Châu, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Chỉ qua một đêm, người dân sống tại một ngôi làng phát hiện mạng nhện khổng lồ treo lơ lửng trong rừng, diện tích ước tính hơn 30m2, thoạt nhìn giống hệt động bàn tơ (nơi trú ngụ của 7 chị em yêu tinh nhện) trong tiểu thuyết nổi tiếng “Tây Du Ký”.
Theo mô tả dân làng, nhìn từ xa, những ngọn cây giống như được bao phủ bởi một lớp sương mù rộng lớn, khung cảnh vừa ngoạn mục vừa kỳ lạ.
“Động bàn tơ” đột nhiên xuất hiện sau một đêm.
Mạng nhện này được hình thành chỉ sau một đêm khiến những người sống gần đó hoang mang, cảm thấy nó giống như một rào cản tự nhiên khổng lồ, kỳ bí. Kỳ quặc hơn nữa là trên hệ thống dày đặc này không có nhện mà có một số lượng lớn sâu bướm bám vào, treo lơ lửng mạng.
Anh Lâm, một người dân trong làng chia sẻ những hình ảnh về “động bàn tơ” lên mạng xã hội và viết: “Trên mạng nhện khổng lồ này có rất nhiều sâu bướm, lông dài, đây có phải là nhện thành tinh không? Rất đáng sợ!”.
Khi thông tin lan truyền, nhiều người ở các khu vực lân cận kéo tới xem và cho biết, cũng giống như dân làng, họ chưa bao giờ nhìn thấy cảnh tượng như vậy. Gần đây địa phương không có dấu hiệu thay đổi bất thường nào về điều kiện tự nhiên hay biến đổi khí hậu nên mọi người đều thắc mắc không biết những con sâu bướm đến từ đâu, mạng tơ này xuất hiện thế nào.
Thậm chí, một số người cũng như anh Lâm, cho rằng đây là sản phẩm của những con nhện “đã thành tinh”, nếu không thì khó mà dệt nên tấm mạng lớn như vậy chỉ sau một đêm. Cũng có người đoán rằng tấm mạng khổng lồ này có thể là kết quả hành vi tự cứu của loài nhện trước cơn mưa lớn, rằng nhện sử dụng những sợi tơ của mình tạo thành mạng lưới nhằm chống chọi với thời tiết xấu, bảo vệ bản thân và con cái.
Câu chuyện gây xôn xao đến nỗi các chuyên gia sinh học, động vật học vào cuộc tìm hiểu, nghiên cứu. Bước đầu họ khẳng định đây là hiện tượng rất hiếm trong tự nhiên.
Một nhân viên của Cục Lâm nghiệp huyện Đức Hoa xác định lưới tơ này là của bướm đêm Malacosoma Neustria, loài này thường nở vào tháng 4. Theo tập tính, chúng sẽ tụ tập thành từng nhóm rồi kéo tơ tạo thành một mạng lưới lớn. Tuy nhiên, việc hình thành màng tơ khổng lồ thế này thực sự hiếm gặp.
Những cây có bướm đêm dệt lưới sẽ bị làm hại, tuy nhiên màng tơ này không ảnh hưởng đến toàn bộ hệ sinh thái.
Phát hiện dấu chân khủng long lớn nhất thế giới tại Trung Quốc
Nhóm nhà khoa học tại Đại học Khoa học Địa chất Bắc Kinh và Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Đá Yingliang đã công bố phát hiện dấu chân khủng long Deinonychosaur lớn nhất trên thế giới tại tỉnh Phúc Kiến, phía đông Trung Quốc.
Ảnh: Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Đá Yingliang
Theo trang Global Times, Deinonychosaur thuộc nhóm khủng long theropod ăn thịt hoặc ăn tạp sống từ cuối kỷ Jura đến kỷ Phấn trắng. Các thành viên nổi tiếng của phân họ này gồm Velociraptor và Deinonychus, xuất hiện trong các bộ phim Công viên kỷ Jura.
Bài viết liên quan có tựa đề "Đường đi của Deinonychosaur ở đông nam Trung Quốc ghi lại khả năng tồn tại loài khủng long chân thú khổng lồ" đã xuất bản trên tạp chí iScience hồi tháng 4.
Nhóm nhà khoa học tìm thấy tổng cộng 248 bộ dấu chân khủng long được bảo quản tốt trong bãi bùn ở huyện Long Nham vào năm 2020. Trong số đó, có 12 dấu chân của loài khủng long hai ngón, có thể chia rõ ràng thành hai loại dựa trên kích thước và hình thái.
Các dấu chân nhỏ hơn, dài khoảng 11 cm, được xác định là của Velociraptorichnus. Các dấu chân lớn hơn, dài khoảng 36 cm, là của loài Fujianipus yingliangi. Dựa trên kích thước của dấu chân này, các nhà khoa học ước tính Fujianipus có chiều dài ít nhất là 5 mét với chiều cao hông hơn 1,8 mét, khiến nó trở thành một trong những loài khủng long ăn thịt lớn nhất thế giới.
Trong khi nhiều loài khủng long Deinonychosaur có kích thước nhỏ, thì sự tiến hóa của những loài Deinonychosaur lớn không phải là hiếm.
Ông Niu Kechen, người điều hành hoạt động của bảo tàng cho hay: "Dấu chân Fujianipus cho thấy một ví dụ khác về sự hiện diện của loài khủng long Deinonychosaur bên ngoài châu Mỹ".
Deinonychosaur có lông vũ. Chúng có bốn móng vuốt trên mỗi bàn chân. Móng vuốt đầu tiên nhỏ và nằm cách xa bàn chân chính. Ngón chân thứ hai của bàn chân sau có các móng vuốt lớn hình liềm, thường giơ lên trên trong quá trình vận động, để lại dấu chân hai ngón do ngón chân thứ ba và thứ tư tạo ra trên mặt đất.
Theo Xing Lida, một trong những tác giả của bài báo, các nhà khảo cổ đã tìm thấy tổng cộng sáu dấu chân, trong đó có năm dấu chân tạo thành đường đi. Chiều dài trung bình của dấu chân là khoảng 36,4 cm, chiều rộng 16,9 cm, vượt xa chiều dài của dấu chân Sơn Đông cùng loại được phát hiện trước đó (28,5 cm).
Ông Xing cho biết những dấu chân này - dấu chân khủng long Deinonychosaur lớn nhất được tìm thấy ở Trung Quốc và thậm chí cả thế giới - rất có thể thuộc về loài khủng long ăn thịt lớn, có thể là loài Dromaeosaur.
Nhóm nghiên cứu đã thiết lập một phân loại dấu chân mới. Để tri ân những đóng góp nổi bật của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Đá Yingliang cho việc nghiên cứu khủng long ở Phúc Kiến, họ đã đặt tên cho loại dấu chân này là Fujianipus yingliangi.
Ông Xing cho hay phát hiện mới cũng cho thấy tiềm năng nghiên cứu to lớn của nhóm dấu chân khủng long ở Phúc Kiến và có ý nghĩa to lớn đối với việc nghiên cứu hệ động vật khủng long kỷ Phấn trắng muộn ở Trung Quốc.
Xu hướng tìm 'bạn đồng hành tiết kiệm' của phụ nữ Trung Quốc Trong đại dịch COVID-19, vợ chồng Kathy Zhuo bị cắt giảm 50% lương. Đó là một cú sốc lớn vì Zhuo còn phải chăm sóc mẹ vốn được chẩn đoán mắc bệnh ung thư cách đây 5 năm. Người dân mua thực phẩm tại siêu thị ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, ngày 10/7/2023. Ảnh: THX/TTXVN Bà mẹ hai con sống ở tỉnh...