Mạng Metfone của Viettel tại Campuchia sẽ triển khai 5G từ tháng 7/2019
Metfone và Telecom Cambodia đã ký bản ghi nhớ về việc hợp tác triển khai thử nghiệm 5G tại Phnom Penh, sau đó sẽ mở rộng tới các tỉnh thành khác ở Campuchia.
Mạng Metfone của Viettel tại Campuchia sẽ triển khai 5G từ tháng 7/2019.
Đầu tháng 7 vừa qua, Công ty Viettel Cambodia (với thương hiệu Metfone) và Telecom Cambodia (Công ty Viễn thông Campuchia thuộc Bộ Bưu chính Viễn thông Campuchia), đã ký Biên bản ghi nhớ về việc hợp tác thử nghiệm 5G tại Campuchia. Theo đó, hai bên sẽ bắt tay triển khai 5G, địa điểm thử nghiệm tại Phnom Penh và sau đó sẽ mở rộng tới các tỉnh thành khác.
Metfone đang nhanh chóng hoàn thiện việc lắp đặt và phát sóng các trạm 5G tại thủ đô Phnompenh ngay trong tháng 7/2019. Sau khi Viettel thực hiện cuộc gọi 5G đầu tiên tại Việt Nam vào tháng 5/2019, Viettel tiếp tục đưa 5G đến Campuchia, khẳng định quốc gia này có thể đi cùng với thế giới trong làm chủ và ứng dụng công nghệ mới nhất.
Việc hợp tác giữa Viettel Cambodia và Telecom Cambodia giúp phát huy được thế mạnh của mỗi bên. Metfone là công ty hàng đầu về viễn thông – công nghệ thông tin, và đã được cấp phép thử nghiệm mạng 5G trên dải tần số tốt nhất tại Campuchia. Trong khuôn khổ lễ ký kết, hai bên cam kết chia sẻ hạ tầng công nghệ thông tin và đầu tư vào các dịch vụ trong lĩnh vực viễn thông như chính phủ điện tử, y tế điện tử, giáo dục điện tử, nông nghiệp điện tử, thành phố thông minh, kết nối vạn vật…
Tại sự kiện, ông Tram Iv Tek, Bộ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông Campuchia đánh giá cao các bên liên quan đã hợp tác chặt chẽ trong việc thúc đẩy triển khai 5G tại nước này. Ông nhận định: “Sự tham gia của Metfone tại lễ ký kết ngày hôm nay, là tiền đề cho các bước tiếp theo của Bộ Bưu chính Viễn thông Campuchia trong việc thúc đẩy và phát triển mạng viễn thông 5G theo hướng chính phủ điện tử và nền kinh tế thị trường trong thời gian tới”.
Về phía Metfone, ông Nhong Dinthon, Phó Tổng Giám đốc cam kết: “Chúng tôi tin rằng, với kinh nghiệm và thành tựu đã đạt được tại Campuchia cũng như tại 10 quốc gia khác của Viettel, công nghệ 5G sẽ được thử nghiệm thành công tại Campuchia và là bước đầu trong quá trình phát triển ngành công nghiệp ứng dụng như Fintech, Healthtech…”.
Video đang HOT
Năm 2018, nằm trong chiến lược phát triển hệ sinh thái của Viettel, Metfone trở thành nhà mạng đầu tiên tại Campuchia cung cấp dịch vụ 4,5G LTE, đồng thời lắp đặt 100 trạm phát sóng 4G tại khu vực Biển Hồ – vùng đất được coi là nghèo khó và lạc hậu bậc nhất Campuchia (trước đó không có nhà mạng nào đầu tư). Bên cạnh đó, Metfone cũng là nhà mạng đầu tiên cung cấp eSIM, triển khai thành công ví điện tử eMoney – tạo ra một cuộc cách mạng về thanh toán trực tuyến, và là đối tác chiến lược hợp tác với Bộ Bưu chính Viễn thông Cambodia để triển khai dự án Chính phủ điện tử.
Trong những năm tới, Viettel khẳng định sẽ tiếp tục hiện đại hóa Metfone bằng những công nghệ tiên tiến nhất: 5G, Trí tuệ nhân tạo AI, Thực tế ảo VR, Big data… Cùng với đó là những dịch vụ mới như ngân hàng số, nội dung số và các dự án chính phủ điện tử.
Theo ITC News
Triển khai kiến trúc tổng thể ứng dụng CNTT trong ngành Giáo dục
Sáng nay (6/7), Ban Chỉ đạo Chính phủ điện tử của Bộ GD&ĐT tổ chức phiên họp lần thứ nhất năm 2019 với nội dung chính là thảo luận về Kế hoạch tổng thể ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong ngành Giáo dục. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ chủ trì phiên họp.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ chủ trì phiên họp Ban Chỉ đạo Chính phủ điện tử của Bộ GD&ĐT
Cùng dự có Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc, các thành viên Ban chỉ đạo và đại diện 1 số doanh nghiệp lớn về công nghệ.
Bức tranh tổng thể về ứng dụng CNTT của Bộ GD&ĐT
Ông Nguyễn Sơn Hải - Cục trưởng Cục CNTT (Bộ GD&ĐT) - cho biết: Căn cứ các yêu cầu triển khai ứng dụng CNTT của Chính phủ, Kế hoạch tổng thể ứng dụng CNTT của Bộ GD&ĐT giai đoạn 2016-2020 và các Chương trình, kế hoạch ứng dụng CNTT khác của Bộ, Cục CNTT xây dựng báo cáo tổng thể về ứng dụng CNTT của Bộ GD&ĐT giai đoạn 2016-2020.
Báo cáo nhằm làm rõ bức tranh tổng thể về ứng dụng CNTT của Bộ, nêu rõ các cấu phần, thành phần và yêu cầu về ứng dụng CNTT; đánh giá được thực trạng triển khai ứng dụng CNTT của Bộ hiện nay; đề xuất các nội dung ứng dụng CNTT của Bộ cho giai đoạn 2019-2020 và định hướng đến năm 2025
Theo ông Nguyễn Sơn Hải, về tổng thể, ứng dụng CNTT của Bộ GD&ĐT có thể thành 6 cấu phần, đó là: Ứng dụng CNTT trong quản lý điều hành nội bộ của Bộ GD&ĐT; Ứng dụng CNTT trong quản lý ngành; Ứng dụng CNTT trong hỗ trợ đổi mới nội dung, phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; Hạ tầng, thiết bị và an toàn thông tin; Nguồn nhân lực sử dụng CNTT; Chính sách ứng dụng CNTT.
Ông Nguyễn Sơn Hải - Cục trưởng Cục CNTT (Bộ GD&ĐT)
Trong đó, ứng dụng CNTT trong quản lý điều hành của Bộ GD&ĐT là các hệ thống được xây dựng nhằm hiện đại hóa và hỗ trợ công tác quản lý điều hành của lãnh đạo Bộ đối với các đơn vị thuộc Bộ. Các hệ thống này được xây dựng căn cứ trên các yêu cầu về phát triển Chính phủ điện tử, cải cách hành chính và tăng cường ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước.
Ứng dụng CNTT phục vụ người dân là các ứng dụng hỗ trợ công tác chỉ đạo điều hành, truyền tải thông tin và tạo công cụ giúp người dân thực hiện các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền thực hiện của Bộ. Gồm: Cổng thông tin điện tử; Cổng dịch vụ công trực tuyến; Hệ thống một cửa điện tử.
Ứng dụng CNTT trong quản lý ngành gồm: Hệ thống dùng chung toàn ngành, hệ thống dùng ở các cơ sở. Trong đó, hệ thống dùng chung toàn ngành là các giải pháp giúp thực thi công tác quản lý ngành có hiệu quả thông qua việc triển khai các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu toàn ngành về GD&ĐT nhằm cung cấp thông tin quản lý giáo dục cho các các phòng GD&ĐT, sở GD&ĐT, đầy đủ, chính xác, kịp thời.
Đối với ứng dụng CNTT hỗ trợ đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, Bộ GD&ĐT chỉ đạo triển khai kho học liệu số dùng chung toàn ngành, kho bài giảng e-learning, hệ thống dạy học trực tuyến, hệ thống thi trực tuyến, Hệ tri thức Việt số hóa...
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại phiên họp
Công nghệ thông tin - "đũa thần" trong giáo dục
Khẳng định CNTT và tiếng Anh là 2 "đũa thần" trong thực hiện đổi mới giáo dục, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhận định: Trong mấy năm gần đây, Bộ GD&ĐT đã có những bước tiến dài trong ứng dụng CNTT và là một trong những bộ tiên phong trong Chính phủ thực hiện Chính phủ điện tử.
Với khung kiến trúc tổng thể về ứng dụng CNTT, sau khi nghe các ý kiến trao đổi, Bộ trưởng cho rằng, khung này ít nhất cần có 4 thành tố; trong đó thành tố đầu tiên phải quan tâm xây dựng là trục kết nối tích hợp, liên thông dữ liệu từ Chính phủ, Bộ GD&ĐT đến các cơ sở. Thành tố thứ 2 ưu tiên ứng dụng CNTT trong quản lý, điều hành của Bộ GD&ĐT. Thứ 3 là ứng dụng CNTT trong quản lý ngành. Cuối cùng, liên quan đến phục vụ các hoạt động dạy học, hoạt động dịch vụ giáo dục; trong đó, Bộ GD&ĐT xây dựng hướng dẫn để khuyến khích xã hội hóa.
5 điều kiện đi kèm để có thể vận hành 4 thành tố trên, theo Bộ trưởng cần đầu tiên là hệ thống các phần mềm; sau đó là các thiết bị kết nối đầu cuối; hạ tầng dùng chung và an toàn thông tin; nhân lực sử dụng và cuối cùng là các văn bản quy định.
Theo giaoducthoidai
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: 'Chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số là trọng tâm của Việt Nam trong nhiều thập kỷ tới' Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng chỉ rõ ICT là nền tảng và là hạt nhân của chuyển đổi số. Phát triển công nghệ và công nghiệp ICT góp phần đưa Việt Nam thành nước công nghiệp phát triển. Việt Nam không đi theo sau nữa mà sẽ đi đầu trong một số lĩnh vực ICT. Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh...