Mạng lưới liên lạc tàu ngầm TQ bí mật ở Thái Bình Dương
Công nghệ nghiên cứu dưới đáy biển có thể được Trung Quốc nâng cấp, sử dụng trong mục đích quân sự, làm cầu nối giúp tàu ngầm bí mật liên lạc với vệ tinh.
Trung Quốc đang ngày càng mở rộng phạm vi hoạt động của hạm đội tàu ngầm.
Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), Trung Quốc mới đây đã công bố kế hoạch nâng cấp mạng lưới cảm biến và thiết bị liên lạc ở sâu dưới đáy biển thuộc Thái Bình Dương. Bắc Kinh khẳng định kế hoạch này phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học.
Nhưng các nhà phân tích cho rằng, quân đội Trung Quốc có thể sử dụng công nghệ tương tự cho mục đích quân sự, liên lạc với các tàu ngầm hoạt động xa bờ.
Những chiếc phao neo cảm biến ở độ sâu 400-500 mét thuộc vùng biển Thái Bình Dương sẽ được nâng cấp trong năm nay, truyền thông nhà nước Trung Quốc dẫn lời các nhà khoa học tham gia dự án cho biết.
Các nhà nghiên cứu nói quá trình nâng cấp sẽ giúp mở rộng khả năng theo dõi biến đổi khí hậu và nước biển. Các thông tin thu thập được gửi trực tiếp tới vệ tinh.
Trung Quốc đang vận hành hàng trăm cảm biến loại này, bao gồm khoảng 20 chiếc ở vùng nước sâu thuộc vùng biển Tây Thái Bình Dương từ năm 2014.
Trước đây, các dữ liệu được thu thập một lần trong năm bằng phương pháp trích xuất trực tiếp. Tín hiệu radio khó có thể thiết lập mạng lưới liên lạc với các cảm biến trong môi trường biển, Wang Fan, phó giám đốc Viện Hải dương học ở Học viện Khoa học Trung Quốc tại Thanh Đảo nói.
Video đang HOT
Trung Quốc có mạng lưới liên lạc tàu ngầm bí mật trên biển?
Công nghệ mới sẽ giúp các cảm biến gửi tín hiệu thông qua dây cáp, hoặc sóng âm đến một cảm biến chính, nổi trên mặt biển. Thông tin này được tổng hợp và gửi tới vệ tinh liên lạc.
Hệ thống theo dõi dân sự hoạt động ở độ sâu tương đương với các tàu ngầm hạt nhân. Do đó, Trung Quốc đã có thể sử dụng thiết bị tương tự để liên lạc với tàu ngầm, một nhà khoa học giấu tên làm việc trong lĩnh vực này nói.
Thông tin thu thập được cũng hỗ trợ hoạt động hàng hải. Dữ liệu bao gồm tốc độ nước, nhiệt độ, độ mặn, giúp các tàu ngầm Trung Quốc tránh khả năng gặp phải sự cố khi hoạt động ở đại dương.
Cảm biến cũng thu thập thông tin về các tàu ngầm nước ngoài tình cờ đi qua khu vực. Vùng biển Tây Thái Bình Dương là nơi Trung Quốc tranh chấp chủ quyền nhiều nước, bao gồm cả Nhật Bản và Philippines.
Trung Quốc cũng ngày càng lo ngại về sự hiện diện quân sự của Mỹ trong khu vực. Bắc Kinh bất chấp luật pháp quốc tế, xây đảo nhân tạo phi pháp ở Biển Đông.
Theo SCMP, 6 năm trước, công ty sản xuất vũ khí Lockheed Martin cũng từng phát triển công nghệ tương tự cho các tàu ngầm Mỹ.
Tàu ngầm lớp Yuan của Trung Quốc.
Tàu ngầm hạt nhân có thể nhận thông điệp từ vệ tinh nhưng không thể trả lời ngay lập tức. Bởi tàu ngầm sẽ phải nổi lên nếu muốn phát đi tín hiệu, làm gia tăng khả năng bị đối phương phát hiện.
Công ty Mỹ đưa ra giải pháp thiết lập mạng lưới liên lạc giữa cảm biến và vệ tinh. Các cảm biến sẽ “đóng vai trò liên lạc hai chiều cho các tàu ngầm ở dưới biển”. Mạng lưới cảm biến có thể được thiết lập nhờ vào máy bay hoặc phóng đi từ chính tàu ngầm.
Giáo sư Li Xiaodong, giám đốc phòng thí nghiệm giao tiếp âm thanh tại Học viện Khoa học Trung Quốc nói, công nghệ này vẫn còn phải đối mặt với nhiều thách thức.
Ở điều kiện lý tưởng, phạm vi liên lạc nhờ vào sóng âm đạt tới 10.000 mét. Nhưng tầm liên lạc hiệu quả giảm đi đáng kể nếu như không gian xung quanh xuất hiện tiếng ồn của tàu khác hoặc tiếng cá voi.
“Công nghệ này hoạt động tốt hơn ở giữa đại dương hơn là vùng biển ngoài khơi”, ông Li nói. “Bước tiến lớn nhất là việc đưa các cảm biến với năng lượng tiêu thụ thấp phục vụ cho hoạt động liên lạc vệ tinh”.
Theo Danviet
Trung Quốc bị nghi nâng cấp mạng lưới liên lạc hỗ trợ tàu ngầm ở Thái Bình Dương
Trung Quốc mới đây đã thông báo kế hoạch nâng cấp mạng lưới cảm biến dân sự và công nghệ viễn thông ở vùng biển tây Thái Bình Dương nhằm phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng hệ thống này có thể được dùng như phiên bản quân sự phục vụ liên lạc giữa các tàu ngầm hoạt động xa căn cứ.
Tàu ngầm Trung Quốc. (Ảnh: SCMP)
Tân Hoa Xã dẫn lời các nhà khoa học tham gia vào dự án nâng cấp trên cho biết hệ thống phao, được thả ở độ sâu khoảng từ 400 tới 500m so với mặt nước ở vùng biển phía tây Thái Bình Dương, sẽ được nâng cấp trong năm nay.
Các nhà khoa học cho biết hệ thống cảm biến gắn vào các phao trên sẽ giúp phục vụ mục đích nghiên cứu về các vấn đề như biến đổi khí hậu hay tình trạng thời tiết tại vùng biển đó. Và đợt nâng cấp mới sẽ cho phép hệ thống cảm biến này gửi dữ liệu trực tiếp về các căn cứ tại Trung Quốc thông qua hệ thống vệ tinh.
Theo Tân Hoa Xã, Trung Quốc đã triển khai hệ thống phao, với ít nhất 20 điểm tiếp nhận thông tin đặt trên mặt biển, ở phía tây Thái Bình Dương kể từ năm 2014.
Ông Wang Fan, Phó Giám đốc Viện Khoa học Trung Quốc, cho biết quá trình thu thập dữ liệu từ hệ thống phao trước đây thường làm bằng cách thủ công khi phải mang ổ cứng về phân tích và quá trình liên lạc với hệ thống cảm biến gắn trên phao gặp nhiều khó khăn dưới nước. Công nghệ mới sẽ cho phép hệ thống phao dưới biển của Trung Quốc gửi dữ liệu tới những điểm thu thập thông tin trên mặt biển bằng hệ thống dây dẫn hoặc qua sóng âm, rồi các điểm này sẽ chuyển tiếp thông tin về đất liền bằng vệ tinh viễn thông.
Tuy nhiên, tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) cũng dẫn ý kiến một số nhà khoa học thuộc lĩnh vực nêu trên cho rằng hệ thống cảm biến dân sự phục vụ mục đích khoa học của Trung Quốc có thể được sử dụng như một hệ thống liên lạc dưới đáy biển giữa các tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc.
Một số ý kiến cho rằng dữ liệu thu thập được có thể hỗ trợ các hoạt động của Hải quân Trung Quốc, ví dụ như về vận tốc dưới nước, nhiệt độ hay độ mặn. Ngoài ra, hệ thống cảm biến này cũng có thể ghi lại và theo dõi hoạt động của tàu ngầm các nước khác ở vùng biển phía Tây Thái Bình Dương.
Công nghệ mà Trung Quốc dự tính nâng cấp cho hệ thống phao thả dưới biển ở phía Tây Thái Bình Dương được đánh giá có những điểm tương tự như công nghệ mà tập đoàn Lockheed Martin từng phát triển cho các hạm đội tàu ngầm của Hải quân Mỹ.
Theo thông báo của tập đoàn Lockheed Martin, các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân có thể nhận được tin nhắn song không thể hồi đáp khi ở dưới nước. Để thực hiện quy trình này, tàu ngầm phải nổi lên mặt nước nên rất dễ bị phát hiện hoặc tấn công. Do vậy, tập đoàn Lockheed Martin đã đề xuất phương án đưa một điểm tiếp nhận thông tin trên mặt nước để kết nối giữa vệ tinh và tàu ngầm. Hệ thống này được miêu tả là "phương thức liên lạc hai chiều đầu tiên cho tàu ngầm hoạt động dưới biển sâu" và các phao tiếp cận thông tin có thể được thả từ máy bay hoặc phóng đi từ chính tàu ngầm hoạt động dưới biển.
Ngọc Anh
Theo SCMP
Động đất mạnh gây cảnh báo sóng thần ở Thái Bình Dương Một trận động đất mạnh 7,2 độ Richter xảy ra ngoài khơi quốc đảo Fiji, gây cảnh báo sóng thần trong khu vực này. Trận động đất 7,2 độ Richter xảy ra ngoài khơi Fiji có thể gây ra sóng thần. Ảnh minh họa: PA. Trận động đất mạnh 7,2 độ Richter xảy ra lúc 10h52 ngày 4/1 (4h52 giờ Hà Nội) ở...