Mảng di động kết thúc thảm hại, LG tìm ‘miền đất hứa’ mới với xe ô tô điện: Lập liên doanh sản xuất phụ tùng xe hơi, dự kiến năm nay sẽ có lãi luôn
LG tìm “miền đất hứa” mới với xe ô tô điện nhưng các chuyên gia nhận định mảng này “không dễ xơi”.
Tờ Nikkei đưa tin, bắt đầu từ tháng này, tập đoàn LG sẽ bước sang một chương khi họ chính thức chấm dứt hoạt động kinh doanh mảng điện thoại thông minh thua lỗ và bắt đầu liên minh trong chuỗi cung ứng xe điện – lĩnh vực đang phát triển cực kỳ nhanh chóng.
LG đã hoàn tất việc rút lui khỏi mảng kinh doanh điện thoại, lĩnh vực đã làm khiến họ thua lỗ trong sáu năm liên tiếp vào cuối tháng bảy vừa qua. Cùng lúc, LG sẽ chia tách mảng hệ thống dẫn động EV của mình. Magna International của Canada, một trong những nhà cung cấp phụ tùng ô tô hàng đầu thế giới, sẽ mua 49% cổ phần của đơn vị đó để thành lập một liên doanh mới.
Tờ Nikkei nhận định, đối với LG, việc rút lui khỏi lĩnh vực điện thoại là để hướng tới những mảng kinh doanh mạng lại lợi nhuận cao hơn. Tuy nhiên, lĩnh vực linh kiện xe ô tô dĩ nhiên không phải “dễ xơi” và liên minh giữa LG và Magna sẽ phải đối mặt với các đối thủ cạnh tranh bao gồm Bosch của Đức và Nidec của Nhật Bản.
LG Magna e-Powertrain – tên gọi mới của liên doanh này, sẽ có trụ sở chính tại Incheon, Hàn Quốc. Các công việc chuẩn bị đang được tiến hành để thiết lập các căn cứ ở bang Michigan của Hoa Kỳ và ở Nam Kinh, Trung Quốc, nhằm đảm bảo đáp ứng tốt cho các khách hàng ở hai thị trường lớn bậc nhất của xe điện.
Khách hàng của Magna bao gồm General Motors, BMW và Ford Motor. Lee Dong-joo, một nhà phân tích của SK Securities, cho biết: “Thông qua quan hệ đối tác với Magna, LG sẽ có tiềm năng lớn hơn để cung cấp cho các đơn vị dẫn đầu ngành ô tô toàn cầu”.
Video đang HOT
Mảng thiết bị tạo ra 41% doanh thu của LG năm ngoái trong khi TV chiếm 24%. Các bộ phận xe hơi mang lại 5,8 nghìn tỷ won (5,1 tỷ USD), chỉ bằng 11% tổng doanh thu. Mảng kinh doanh này đã tạo ra lợi nhuận hoạt động trong năm 2015, năm đầu tiên LG báo cáo thu nhập ở cấp bộ phận. Mỗi năm năm tiếp theo mảng này đều thua lỗ.
Nhưng Magna có thể đã cân nhắc các yếu tố khác trong việc lựa chọn LG làm đối tác. Công ty Hàn Quốc có thế mạnh về công nghệ trong các thành phần cốt lõi của xe điện, chẳng hạn như động cơ và pin.
Các thiết bị có tuổi thọ cao như tủ lạnh và máy điều hòa không khí phụ thuộc vào động cơ, máy nén và các thành phần khác về độ bền và hiệu quả năng lượng của chúng. LG đã có nhiều năm nghiên cứu và phát triển độc lập các bộ biến tần, giúp điều chỉnh tốc độ quay của động cơ. Công ty có thể áp dụng công nghệ đó cho các bộ phận xe điện.
LG cũng có thể dựa vào sức mạnh của các thành viên khác trong tập đoàn LG, bao gồm LG Chem – nhà sản xuất pin EV lớn thứ hai thế giới – và nhà sản xuất bảng điều khiển LG Display và LG Innotek, chuyên cung cấp camera tích hợp cho ô tô.
Hợp tác với Magna không phải là sáng kiến đầu tiên của LG trong lĩnh vực phụ tùng ô tô. Công ty đã thành lập một nhóm nội bộ về linh kiện ô tô vào năm 2013 để đón đầu sự phát triển của xe điện. Vào năm 2018, LG đã biến nhà cung cấp đèn pha của Áo ZKW thành công ty con. LG đã thực hiện chiến lược ba mũi nhọn cho hoạt động kinh doanh ô tô của mình, bao gồm đèn pha, linh kiện truyền động và thông tin giải trí, bao gồm điều hướng xe hơi và âm thanh.
Magna có tham vọng lớn của riêng mình. Giám đốc điều hành Swamy Kotagiri cho biết công ty đã sẵn sàng sản xuất Apple Car. Magna đã tham gia Dự án Titan của Apple để phát triển một chiếc xe điện.
LG dự báo bộ phận linh kiện xe sẽ có lãi lần đầu tiên sau sáu năm vào năm 2021. Công ty đặt mục tiêu mở rộng doanh số bán hàng với tốc độ hàng năm là 15%. Theo kế hoạch được tiết lộ, sự tăng trưởng sẽ biến linh kiện xe ô tô trở thành một trong những phân khúc lớn nhất của LG, với hơn 10 nghìn tỷ won doanh thu hàng năm vào năm 2024.
Giám đốc điều hành Kwon Bong-Seok của LG Electronics cho biết: “Chúng tôi sẽ phát triển phụ tùng ô tô thành động lực tăng trưởng và chuyển mình thành nhà cung cấp chính”.
Tesla khiến cả giới phân tích ngỡ ngàng khi báo lãi 8 quý liên tiếp, lợi nhuận tăng gấp 10 lần sau 1 năm
Tesla mới đây đã công bố lợi nhuận quý II cao hơn dự kiến, được thúc đẩy bởi nhu cầu đối với ô tô điện khi hãng cho biết hoạt động giao hàng trong năm nay có thể vượt qua mức dự báo tăng trưởng dài hạn tới 50%.
Tesla cho biết, EPS của hãng đã tăng lên 1,45 USD/cổ phiếu, cao hơn 97% so với ước tính của các nhà phân tích. Kết quả này đánh dấu báo lãi quý thứ 8 liên tiếp của công ty xe điện có trụ sở tại Palo Alto. Hiện tại, Tesla có khoảng 80.000 nhân sự.
Lợi nhuận từ hoạt động tăng nhờ doanh số của Model Y và Model 3 khởi sắc, trong khi đó phân khúc cao cấp hơn là Model X và Model lại có tỷ suất lợi nhuận âm khi Tesla tăng sản lượng. Điều này giúp hãng ghi nhận lợi nhuận từ hoạt động bán ô tô - chưa bao gồm chứng nhận không phát thải, là 25,8%, tăng từ mức 22% trong quý trước và 18,7% cùng kỳ năm ngoái.
Ngoài ra, doanh thu quý II của hãng gần như tăng gấp đôi lên 11,96 tỷ USD, vượt ước tính 11,36 tỷ USD của giới phân tích. Lợi nhuận từ hoạt động bán chứng nhận không phát thải là 354 triệu USD, giảm từ mức 518 triệu USD ở 3 tháng đầu năm.
Dòng tiền tự do của Tesla tăng lên 619 triệu USD, cao hơn mức giảm 318,1 triệu USD mà các nhà phân tích ước tính, nhờ giao 201.250 xe trên toàn thế giới trong quý vừa qua.
Tesla đã giao tổng cộng 201.250 xe và sản xuất tổng cộng 206.421 xe. Doanh thu trong quý II của mảng kinh doanh năng lượng là 801 triệu USD, bao gồm quang điện mặt trời và hệ thống lưu trữ năng lượng cho gia đình, doanh nghiệp và tiện ích, tăng hơn 60% so với quý trước.
Nhà phân tích Ben Kallo đến từ Robert W. Baird nhận định: "Tôi không cho rằng có ai dự đoán về kết quả kinh doanh vượt xa ước tính này, nhưng mốc vốn hóa 600 tỷ USD sẽ cần mức tăng mạnh mẽ hơn của cổ phiếu. Điều này giúp họ trở thành một trong những nhà sản xuất ô tô tốt nhất xét về góc độ lợi nhuận."
Dù Tesla vẫn là nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới tính theo vốn hoá, nhưng cổ phiếu của hãng giảm 6,8% trong năm nay ngay cả khi S&P 500 đạt mức cao mới. Cổ phiếu các công ty cùng ngành hoạt động lâu năm hơn, như General Motors và Ford Motor, đã hồi phục khi họ đang tích cực đẩy mạnh hoạt động tại thị trường xe điện vốn còn non trẻ.
Cuộc cạnh tranh giữa các hãng xe càng trở nên nóng hơn trong bối cảnh chuỗi cung ứng gặp nhiều thách thức do tình trạng thiếu chất bán dẫn trên toàn cầu và giá hàng hóa tăng cao. Nhà đầu tư cũng cân nhắc về những khó khăn của Tesla ở thị trường Trung Quốc và các cuộc điều tra của Mỹ về một số vụ tai nạn đã làm dấy lên mối lo ngại về vấn đề an toàn.
Theo Dan Ives - nhà phân tích của Wedbush, câu chuyện tăng trưởng tại Trung Quốc dường như sẽ ổn định trong nửa cuối năm, khi nhà đầu tư đang chờ đợi bình luận của Elon Musk về tình trạng thiếu chip, công nghệ pin, hoạt động giao Model Y và tác động của Bitcoin."
Hồi tháng 2, Tesla cho biết đã đầu tư 1,5 tỷ USD tiền mặt để mua Bitcoin và sẽ chấp nhận đồng tiền này làm phương thức thanh toán khi mua xe. Thông báo này đã đẩy giá Bitcoin lên cao kỷ lục. Tuy nhiên, không lâu sau đó, Elon Musk lại dừng chấp nhận Bitcoin để mua xe do lo ngại về tác động môi trường. Tesla cho biết đã mất 23 triệu USD do khoản đầu tư vào Bitcoin ở quý II.
Tesla dự báo hoạt động giao hàng sẽ tăng trưởng 50% "trong nhiều năm". Tuy nhiên, hãng cho biết thêm rằng "trong một vài năm nữa, chúng tôi có thể sẽ tăng trưởng nhanh hơn và đó là điều chúng tôi mong đợi trong năm 2021". Nhà sản xuất ô tô tiết lộ họ đang chuẩn bị sản xuất mẫu crossover của Model tại 2 nhà máy mới ở Austin (Texas) và Berlin vào cuối năm nay.
Hơn nữa, Tesla đã lùi ngày bán của Semi Truck sang năm sau. Hoạt động sản xuất Cybertruck sẽ diễn ra sau Model Y ở Austin, nhưng Tesla không đưa ra thêm thông tin chi tiết.
Cuộc cách mạng xe hơi sắp bắt đầu: Mercedes sẽ dừng sản xuất xe chạy xăng, chuyển hoàn toàn sang ô tô điện từ năm 2025 Nguyên nhân chính là do Liên minh Châu Âu (EU) đặt mục tiêu cấm xe chạy xăng từ năm 2035. Theo hãng tin CNBC, công ty Daimler chủ của thương hiệu Marcedes Benz cho biết sẽ sẵn sàng để chỉ sản xuất xe điện vào cuối thập niên này khi thị trường cho phép. Đây là động thái mới nhất của một thương...