Mạng ảo blockchain DPN sẽ thay thế VPN?
Mạng riêng tư phi tập trung ( DPN, hay Decentralised Private Networks) có thể sẽ thay thế mạng riêng tư ảo ( VPN, hay Virtual Private Network) trong thời gian tới.
Đến tận ngày nay, VPN vẫn được hầu hết người dùng phổ thông lựa chọn để duyệt web riêng tư, an toàn và ẩn danh. Tuy nhiên, VPN vẫn còn một yếu điểm rất lớn và DPN, sử dụng blockchain, đã khắc phục được.
DPN (hay dVPN) sử dụng blockchain, từ đó khắc phục yếu điểm lớn nhất của VPN
VPN và những nhược điểm
Trong bối cảnh nhiều chính phủ và công ty tư nhân nỗ lực giám sát hoạt động, thu thập dữ liệu của người dùng, VPN đã trở thành một loại hình dịch vụ giúp người dùng ẩn danh trên internet nhằm đảm bảo quyền riêng tư và hạn chế bị thu thập dữ liệu.
Cụ thể, VPN ẩn địa chỉ IP người dùng bằng cách định tuyến kết nối đó thông qua một máy chủ vật lý, từ đó cung cấp một địa chỉ IP mới. Với cách này người dùng không bị lộ địa chỉ IP thật và thậm chí là có thể truy cập vào những nội dung bị giới hạn tại một số quốc gia/vùng lãnh thổ.
Tuy vậy, các thông tin như lịch sử duyệt web, địa chỉ IP của người dùng lại được lưu trữ trên chính máy chủ của dịch vụ VPN. Chính vì vậy, các máy chủ này là mục tiêu béo bở mà giới tin tặc luôn nhắm đến, hoặc nguy hiểm hơn là khi công ty cung cấp dịch vụ VPN bán dữ liệu người dùng để trục lợi.
DPN khắc phục yếu điểm của VPN
Như đã đề cập ở trên, điểm hạn chế của VPN xuất phát từ bên thứ ba – tức máy chủ vật lý trung gian – và Mạng riêng tư phi tập trung (DPN) là một giải pháp tối ưu.
Video đang HOT
DPN, hay còn được một số người gọi là dVPN, hoạt động dựa trên blockchain, do đó DPN là một kết nối mạng đồng đẳng (Peer-to-peer, hay P2P), tức là sẽ không phải thông qua bất kỳ một máy chủ vật lý trung gian nào như cách thức hoạt động của VPN. Nhờ đó, người dùng hoàn toàn có quyền kiểm soát dữ liệu và thông tin cá nhân của họ.
Một số ưu điểm khác của DPN
Với phương thức hoạt động trên blockchain và là một kết nối mạng đồng đẳng, DPN có những ưu điểm sau:
Tốc độ cao, ít tắc nghẽn: Kết nối DPN không thông qua bất kỳ máy chủ vật lý thứ ba nào, thay vào đó hoạt động theo nguyên lý blockchain – mỗi máy khách và máy chủ đều là khối (block), nhờ đó mà kết nối sẽ có tốc độ cao và ổn định.Vượt qua rào cản của các dịch vụ cấm VPN: Một số dịch vụ phát trực tuyến như Netflix thường chặn luôn IP của các máy chủ VPN (cố định) để ngăn người dùng “vượt rào” và xem nội dung xuyên biên giới. Với DPN, việc ngăn chặn là rất khó (và trước mắt là vẫn chưa ngăn chặn).Phi tập trung, không lưu trữ nhật ký truy cập trên máy chủ trung gian: Vì hoạt động dựa trên blockchain, các thông tin, nhật ký duyệt web sẽ không được ghi lại ở bất kỳ đâu ngoài máy tính của bạn (dĩ nhiên là không tính trường hợp người dùng chủ động đồng bộ dữ liệu qua tài khoản, ví dụ như đồng bộ lịch sử duyệt web của Chrome qua tài khoản Google, của Safari qua tài khoản Apple ID chẳng hạn).Thu nhập thụ động: Hầu hết các dịch vụ DPN hiện nay đều tích hợp tính năng chia sẻ băng thông, từ đó cho phép người dùng tham gia “đào” tiền điện tử mã hóa.
Chưa được ứng dụng rộng rãi
DPN có thể được xem là một trong những thành quả ban đầu trong xu hướng Web3, nó góp phần giúp người dùng nắm thế chủ động khi sử dụng trên internet.
Tuy nhiên, các dịch vụ DPN hiện nay vẫn còn rất mới mẻ và chỉ có ít bên cung cấp loại dịch vụ này.
Nhiều công ty Blockchain của người Việt đặt trụ sở ở nước ngoài
Dù Việt Nam đang là quốc gia phát triển nhanh về công nghệ blockchain, chuyên gia cho rằng vẫn còn nhiều vấn đề cần tháo gỡ.
Tại buổi tọa đàm trong sự kiện ra mắt Liên minh blockchain Việt Nam (VBU, thuộc Hội truyền thông số VDCA), các chuyên gia đã đưa ra nhiều góc nhìn về thực trạng phát triển blockchain tại Việt Nam.
Vai trò của nền tảng trong công nghệ blockchain
Nhiều khách mời đặt ra vấn đề liệu Việt Nam có thể lọt nhóm những quốc gia dẫn đầu về công nghệ blockchain. Ông Nguyễn Đình Thắng - Chủ tịch CLB Khởi nghiệp công nghệ số Việt Nam (VDI) kiêm Chủ tịch VinaFintech cho rằng cần làm chủ công nghệ lõi trong lĩnh vực blockchain, và để đạt mục đích cần nhiều doanh nghiệp công nghệ lớn đầu tư để phát triển các nền tảng blockchain.
Đại diện các doanh nghiệp, chuyên gia về blockchain chia sẻ tại tọa đàm của VBU.
"Đầu tư nền tảng không đơn giản như là các sản phẩm NFT. Kể cả khi ngồi với anh Trung (Nguyễn Thành Trung, CEO Sky Mavis - PV), tôi cũng bảo anh chỉ đang chạy trên nền tảng của người khác thôi. Muốn làm chủ, lên top 3 thì phải có nền tảng. Chẳng ai có thể ngồi lên lưng người khác mà bảo tôi đứng thứ ba", ông Thắng chia sẻ.
Ông Vũ Anh Tú, Giám đốc công nghệ FPT cho rằng việc xuất hiện nhiều doanh nghiệp blockchain lớn tại Việt Nam là minh chứng cho thấy chúng ta xuất phát không chậm hơn nhiều so với các nước.
"Nhiều công ty Việt Nam đã xuất phát rất nhanh, thậm chí tạo ra nhiều trào lưu mới", ông Tú nhận định.
Theo ông Tú, ngoài tính mở, doanh nghiệp blockchain còn có lợi thế là khả năng mở rộng ra các thị trường nước ngoài dễ dàng hơn so với các trào lưu gần đây như OTT, fintech.
Nhận định về các tương lai công nghệ blockchain, ông Tú cho biết FPT xác định metaverse sẽ là trào lưu tiếp theo. Nhờ tính mở, vũ trụ ảo có thể thu hút nhiều doanh nghiệp cùng tham gia phát triển. Khi đó, những công nghệ trước của blockchain như tiền mã hóa, NFT sẽ là các thành phần quan trọng của metaverse.
Vấn đề khi xây dựng khung pháp lý cho blockchain
Liên minh Blockchain Việt Nam được giới thiệu là tổ chức có vai trò tư vấn, tham mưu cho các cơ quan quản lý nhằm xây dựng chính sách, khung pháp lý về Blockchain, tài sản số, tiền số tại Việt Nam.
Chia sẻ tại sự kiện, ông Nguyễn Đình Thắng cũng cho rằng VBU sẽ phải đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy có hành lang pháp lý đối với lĩnh vực blockchain.
Ông Phạm Quốc Hoàn, Phó Giám đốc Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia (NEAC, thuộc Bộ Thông tin Truyền thông) cho rằng blockchain là một trong những công nghệ quan trọng nhất để xây dựng hạ tầng số, nền tảng số để tránh phụ thuộc vào những nền tảng nước ngoài.
Nguyễn Minh Hồng - Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam (VDCA) chia sẻ về sứ mệnh, nhiệm vụ của VBU.
NEAC là đơn vị nghiên cứu, hoàn thiện dự thảo Khung chiến lược và Dự thảo 1 của chiến lược phát triển blockchain tại Việt Nam đến năm 2030. Dự thảo này đã được công bố vào tháng 12/2021, xin ý kiến góp ý của một số cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp công nghệ.
"Về phía cơ quan nhà nước, chúng tôi cũng muốn cùng VBU, cộng đồng doanh nghiệp để trao đổi, thảo luận kỹ càng về các nội dung này", ông Hoàn chia sẻ về việc xây dựng khung pháp lý, chiến lược phát triển blockchain tại Việt Nam.
Ông Hoàn cho rằng hiện có nhiều đề cập đến cơ chế thử nghiệm (sandbox) cho các lĩnh vực mới. Tuy nhiên, đại diện NEAC cho rằng để tạo ra sandbox cũng cần những quy định rất cụ thể, chi tiết. Do vậy, việc tạo ra sandbox không thể vội vàng.
Vấn đề ứng dụng trong các cơ quan nhà nước cũng cần cân nhắc. Ứng dụng blockchain đồng nghĩa với loại bỏ khâu trung gian để tin tưởng hoàn toàn vào dữ liệu trên chuỗi khối.
"Khi chúng ta bỏ cơ quan trung gian, tin vào một mạng thì buộc chúng ta phải xây dựng được một mạng blockchain đủ tin cậy, đủ an toàn mới thu hút người dùng được", đại diện NEAC chia sẻ.
Ông Trịnh Công Duy, nhà sáng lập và CEO công ty Bizverse cho rằng một thực trạng tại Việt Nam là nhiều công ty blockchain lớn đặt văn phòng tại nước ngoài để hợp pháp hóa hoạt động và gọi vốn dễ dàng hơn. Đây là điều nhiều doanh nghiệp không mong muốn, nhưng vẫn phải làm một phần vì vướng mắc về chính sách.
"Làm startup thành công trong lĩnh vực mới như blockchain đã khó, chính sách chưa có đầy đủ thì càng khó", ông Duy bày tỏ.
Là đại diện trong khối doanh nghiệp, ông Duy cho rằng nên tạo một số cơ chế thử nghiệm để các doanh nghiệp blockchain Việt Nam có thể dễ dàng hoạt động, gọi vốn, thậm chí thu hút doanh nghiệp nước ngoài.
Công ty Metaverse này sẽ mang tới cho bạn cơ hội sống bất tử Somnium Space đang nghiên cứu một cơ chế để các cá nhân có thể giao tiếp với các thành viên trong gia đình của họ ngay cả sau khi họ đã chết. Somnium Space là một môi trường ảo sử dụng metaverse blockchain và công chúng có thể truy cập thông qua Steam. Ở đó mọi người có thể giao dịch, tương tác...