Màn vây bắt nghẹt thở kẻ trốn tù về giết vợ
Sau loạt AK vang lên trước mũi chiếc ôtô chở Súa chạy sang đất Lào, vị phó giám thị lao tới mở cửa xe, đè lên người phạm nhân đang trùm chăn kín sau ghế lái.
Nằm trong chăn chờ “xuất ngoại”
Nhắc tới điểm được chọn để phục bắt phạm nhân trốn trại Hờ A Súa (43 tuổi, ở xã Xà Hồ, huyện Trạm Tấu, Yên Bái) – thượng tá Trần Văn Tải, Phó giám thị trại Giam Hồng Ca bảo: “Nơi đó có địa thế lợi cho mình, bất lợi cho phạm”.
Ông kể “dốc cổng trời” nằm trên đỉnh một quả núi cách đồn biên phòng cửa khẩu Lóng Sập ( Mộc Châu, Sơn La) khoảng 2 km. Đường lên nằm giữa núi, 2 bên là taluy, vực sâu thăm thẳm, không có nhà dân sinh sống. “Bắt phạm nhân ở đây sẽ hiệu quả và không gây nguy hiểm cho người xung quanh” – vị thượng tá nhận xét.
Để tránh nguy hiểm cho “cơ sở ngầm” của trại giam, trên chiếc ôtô biển kiểm soát Lào, ban giám thị chọn một “tài xế” nhiều kinh nghiệm đi cùng. Anh này được yêu cầu không nói chuyện với Súa, ai hỏi không đáp, cư xử như thể mình là người Lào.
Thượng tá Tải cho biết những ngày truy bắt Súa, ông và hơn 200 anh em khác như ngồi trên chảo lửa. Ảnh: Lê Hiếu.
Từ nơi hẹn đón Súa đến điểm mai phục xa 12 km. Làm thế nào suốt thời gian di chuyển hắn không nghi ngờ những người ngồi trong xe, phát hiện ra các trinh sát đeo bám phía sau, hoặc chặn bắt ở trước – là một câu hỏi được lực lượng phá án đặt ra. Sau hồi lâu tính toán, cân nhắc, mọi người nghĩ ra kế mượn chiếc chăn của khách sạn bỏ ra ghế sau ôtô biển Lào.
Anh Páo – một trong hai người ngồi trên chiếc xe (trong vai gã giang hồ ra tù vào tội, rủ Súa trốn ra nước ngoài), được ban giám thị trại Hồng Ca căn dặn: Khi thấy phạm nhân trốn trại lên ôtô, phải yêu cầu hắn nằm xuống chỗ để chân ở hàng ghế sau, trùm chăn kín người để không ai nhìn thấy.
“Phải dặn nó trùm cho kỹ kẻo lúc qua cửa khẩu sẽ bị phát hiện, hỏng chuyện” – phó giám thị nhớ lại thời điểm trước khi phá án. Vị thượng tá bật bí, việc trùm chăn sẽ khiến hắn không quan sát được các động tĩnh phía ngoài.
Sau khi kế hoạch phá án được duyệt, toàn lực lượng vây bắt ổn định vị trí trước giờ hẹn Súa. Trinh sát hóa trang trong vai người dân tộc chở theo bu gà, rau, bán sắn… liên tục đi lại bao quát chiếc ôtô biển Lào được điều tới chở phạm nhân trốn trại.
Video đang HOT
Đúng giờ, Súa được người quen đưa tới điểm hẹn nhưng không vào ôtô ngay mà lượn quanh nhiều vòng quan sát.
Lãnh đạo trại giam Hồng Ca chia sẻ, điểm bắt Súa từng được tính toán ngay tại chỗ đón, nhưng sợ trường hợp hắn mang súng, lựu đạn có thể sẽ gây nguy cho người dân xung quanh nên loại bỏ.
Trên chiếc xe biển Lào không ai nhận mặt được Súa nên cảnh sát lo rằng, nếu phạm nhân để người nhà lên ôtô thám thính trước thì việc bắt ở Mộc Châu sẽ bại lộ. “Đó chính là lý do vì sao chúng tôi phải di chuyển hàng chục km tới dốc cổng trời” -thượng tá Tải nói.
Theo đúng kế hoạch, Súa vừa lên ôtô thì răm rắp nghe theo lời anh Páo dặn. Trong khi chiếc xe của thượng tá Tải chạy dẫn đường phía trước, thì ôtô chở giám thị Khá chốt phía sau. Chạy suốt 12 km từ Mộc Châu lên tới dốc cổng trời, Súa ngoan ngoãn nằm im, thi thoảng lí nhí hỏi anh Páo bằng tiếng Mông “đã tới nơi chưa”.
Chờ chiếc xe biển Lào đi tới đúng điểm vây bắt thì loạt AK trấn áp nổ vang. Nghe hiệu lệnh phá án, trinh sát ập đến bao vây chiếc ôtô, khống chế 2 “đồng phạm” của Súa ngồi phía trước.AK nổ vang dốc cổng trời
Phó giám thị Tải lao tới mở cửa sau, đè phạm nhân trốn trại đang trùm chăn nằm dưới sàn. “Vừa bắt chúng tôi vừa hét to có người đánh tháo công dân Việt Nam sang Lào, sẽ bắt khởi tố hết” – vị thượng tá lý giải việc nói vậy để Súa không nghi ngờ 2 “đồng phạm” đi cùng.
Vạch chiếc chăn trong ôtô, nhìn thấy Súa nằm đó, phó giám thị Tải bảo ông vui mừng hét lên vui sướng. Sau khi hoàn thành các thủ tục bắt giữ người, cảnh sát đưa cả 3 về trại giam Hồng Ca. Tới lúc này, lực lượng phá án mới mở khóa, giải thoát cho 2 “nhân vật đóng thế”.
Về nguyên nhân Súa trốn trại, anh ta khai trong lúc đang thụ án án tội Mua bán trái phép chất ma túy, nghe tin vợ ở nhà bỏ 3 con đi theo người đàn ông khác vào Nam khai hoang, làm kinh tế mới. Suốt thời gian đó, Súa nung nấu ý định trốn trại để về giết 2 người trả thù.
“May mắn là việc vây ráp và kế hoạch phá án thành công, Súa chưa bỏ trốn đi xa. Nếu thoát được và gây án, hậu quả không thể đo đếm” – phó giám thị trực tiếp chỉ đạo phá án chia sẻ.
Kể về phút không quản hiểm nguy nhảy lên ôtô bắt Súa, thượng tá Tải bảo, lúc đó ông không có sự lựa chọn nào khác. “Mình không nhảy đè lên phạm nhân, nhỡ hắn có dao, lựu đạn, hoặc súng sẽ có thể bắn mọi người xung quanh. Đè chặt như vậy, hắn khó có thế cử động, kháng cự” – vị phó giám thị có 37 năm công tác tại trại Hồng Ca bảo.
Sau 27 ngày truy bắt, ban giám thị trại Hồng Ca tổ chức họp rút kinh nghiệm toàn trại. Cán bộ để phạm nhân bỏ trốn chịu hình thức kỷ luật. Bản thân Súa lĩnh thêm 3 năm, 6 tháng tù can tội Trốn khỏi nơi giam giữ. Cộng với bản án ma túy cũ đang thụ lý, Súa bị tuyên 17 năm, 1 tháng, 21 ngày tù.
Ba năm đã qua, nhưng khi kể về hành trình 27 ngày truy bắt Hờ A Súa, thượng tá Trần Văn Tải bảo, đó là quãng thời gian ông và hơn 200 anh em tham gia truy bắt ngồi trên chảo lửa. “Nếu Súa trốn trại và gây án, anh em sẽ bị xử lý nặng, hậu quả thật khôn lường”.
Theo Tri thức
Theo_2Sao
"Bà trùm" ma túy đất Cảng phẫu thuật thẩm mỹ để đổi vận
Phó trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm ma tuý - PC47, Công an TP. Hải Phòng, Thượng tá Nguyễn Quang Đông, cho biết: "Tội phạm ma tuý ở Hải Phòng có đặc trưng riêng".
Sau chiến công của Công an TP. Hải Phòng thực hiện chuyên án triệt phá đường dây mua bán trái phép ma túy tổng hợp với số lượng cực lớn do cặp vợ chồng Nguyễn Hồng Mạnh và Đặng Thị Thu Sâm (ở đường Lê Lợi, phường Máy Tơ, quận Ngô Quyền) cầm đầu, trò chuyện với chúng tôi, Phó trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm ma tuý - PC47, Công an TP. Hải Phòng, Thượng tá Nguyễn Quang Đông, cho biết: "Tội phạm ma tuý ở Hải Phòng có đặc trưng riêng.
Đây không phải là cặp vợ chồng đầu tiên cùng tham gia phạm tội. Còn có rất nhiều cặp vợ chồng thật, vợ chồng hờ đã từng cùng nhau phạm tội liên quan đến chất ma tuý".
Phẫu thuật thẩm mỹ vẫn không thoát
Quả thực, ma lực hay nói đúng hơn, sức hút của đồng tiền bất chính từ phạm tội liên quan đến ma túy quá lớn nên dù đã có gia đình, đã có cuộc sống yên bình, tội phạm vẫn không từ một thủ đoạn nào để gieo rắc "cái chết từ từ" cho đồng loại. Theo Thượng tá Đông, điều kinh hoàng nhất của tội phạm ma túy là chúng kéo người thân cùng phạm tội với mục đích dễ bề xoay chuyển trong những tình huống "bị động", nhằm trốn tránh sự truy quét của cơ quan công an.
Thượng tá Đông kể cho chúng tôi nghe về gần chục đôi vợ chồng cùng "hành nghề" phạm tội liên quan đến ma túy. Có cặp vợ chồng đang trong trại cải tạo; có cặp vợ chồng đã mãn hạn tù, tiếp tục phạm tội ngay sau đó; có cặp vợ chồng Hương "ma" vừa ra tù, không vốn liếng, "nhìn" thấy cái "lợi" trước mắt, bỏ lại con cái, người thân tuyên bố là đi "làm lại" cuộc đời ở nơi xa để báo hiếu cha mẹ. Thực chất, chúng "đi xa" là để tìm mối và "gây dựng" lại hoạt động tội phạm thành đường dây rồi quay về quê làm chủ, điều hành; có cặp thì ra tù rồi và đang là đối tượng trong những chuyên án khác của cơ quan công an.
Theo tài liệu từ cơ quan công an, Hương "ma" cùng chồng và gia đình liên quan đến ma túy từ những năm 90 của thế kỷ trước. Các đối tượng này ở khu đường tàu (thuộc quận Lê Chân, TP.Hải Phòng), khu vực này tập trung nhiều đối tượng nghiện, các đối tượng hoạt động phạm tội liên quan đến ma túy. Cả gia đình Hương "ma", từ bố, mẹ, anh chị em đều bị đi tù vì liên quan đến chất ma túy. Vì thế, vợ chồng Hương không là ngoại lệ. Thượng tá Đông nhớ lại, chồng Hương vừa mới mãn hạn tù được vài năm nay, không công ăn việc làm, sống vất vưởng. Còn đối với Hương, sau khi ra tù, ả tiếp tục phạm tội để lấy tiền sống và lo cho chồng ở trong tù, sau đó thì "mất tích". Hương "ma" từng "sở hữu" lệnh truy nã.
Hành tung của Hương "ma" rất bí ẩn, vì có người quen ở nước ngoài nên Hương đã được đi "du lịch" nhiều nước châu Âu, châu Mỹ. Sau nhiều năm xa quê và đi thẩm mỹ viện để thay hình đổi dạng, Hương "ma" cho rằng, chẳng ai nhận ra mình nên về quê mua đất, làm nhà kiên cố và hoạt động phạm tội. Vì thế, hành tung của Hương ở đất Cảng cũng được thị tự lên kế hoạch rất khác lạ. Về quê nhưng thị không kết nối với người thân, đi ra ngoài bằng các phương tiện khác nhau như xe ôm, taxi, xe khách, tàu hỏa, máy bay. Phần lớn thời gian, thị ở trong nhà. Nhà thị có người giúp việc theo giờ giúp đi chợ, nấu ăn và chỉ ở tầng một chứ không ai được bén mảng lên tầng hai, nơi thị ở.
2 vợ chồng Đặng Thị Thu Sâm và Nguyễn Hồng Mạnh.
Lật tẩy... "vỏ bọc hoàn hảo"
Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, trước khi bị bắt quả tang đang hoạt động phạm tội liên quan đến chất ma túy, vợ chồng Mạnh - Sâm tạo cho mình vỏ bọc được cho là hoàn hảo. Dù đã đi tù về, ở diện "bị theo dõi" nhưng Mạnh và Sâm không áy náy, hối hận với quá khứ tội lỗi của mình. Đại tá Nguyễn Văn Điềm - Trưởng phòng PC47, Công an TP.Hải Phòng trao đổi: "Vợ chồng Mạnh - Sâm thuộc dạng tinh quái, gian manh trong hoạt động phạm tội".
Khi bị cơ quan công an ập vào bắt, Mạnh và Sâm rất bất ngờ, vì chúng đăng ký hộ khẩu thường trú ở số 71B Bạch Đằng, phường Hạ Lý, quận Hồng Bàng nhưng lại thực hiện hành vi mua bán chất ma túy trái phép tại một ngôi nhà khác ở quận Ngô Quyền. Công an thu giữ tại chỗ gần 5.000 viên ma túy tổng hợp (thuốc lắc loại mới), hơn 100g "ma túy đá", cùng một số heroin và cần sa. Cũng theo Đại tá Điềm, vì là tội phạm đã từng vào tù, ra tội nên Mạnh và Sâm chuẩn bị rất kỹ các chiêu thức cho từng đợt thực hiện hành vi phạm tội. Chúng không thực hiện cố định hành vi ở đâu mà luôn di chuyển "đại bản doanh" để tránh hoạt động trinh sát của cơ quan công an.
Theo tài liệu điều tra, vừa mới mãn hạn tù tháng 5, đến tháng 10/2012, Mạnh và Sâm đã tạo dựng một đường dây mua bán trái phép ma túy với số lượng lớn trên địa bàn thành phố. Trước khi chuyển sang buôn bán "cái chết trắng", Mạnh cũng có "chút số" trong giới giang hồ đất Cảng với "thành tích" sử dụng vũ khí nóng giải quyết mâu thuẫn, gây mất trật tự an toàn xã hội. Năm 1998, Mạnh "ăn cơm tù" lần đầu tiên trong vòng 3 năm. Lần "ăn cơm tù" này là liên quan đến chất ma túy.
Mạnh và Sâm thu nạp rất nhiều "đệ tử chân truyền" có thâm niên nghiện ma túy rồi cho dùng "hàng" nhằm dễ bề sai khiến. Thủ đoạn thường được vợ chồng thị áp dụng là không trực tiếp cầm, cất giấu "hàng" mà chỉ đạo đàn em thực hiện từng công đoạn. Mỗi đàn em được giao một công đoạn trong đường dây và không biết việc của nhau. Mạnh "huấn luyện" các đệ tử "chân truyền" này những thủ thuật phạm tội để trở thành kỹ năng, thành phản xạ tự nhiên như: Cứ thấy "lạ" là vứt "hàng" đi; khi được hỏi thì trả lời không biết hoặc im lặng; tiếp theo đó là vờ lên cơn nghiện, cơn ngáo đá để được đi khám bệnh, có cơ hội bỏ trốn.
Thực tế, đường dây ma túy do vợ chồng Mạnh và Sâm cầm đầu kết nối với các đường dây tội phạm ma túy khác từ nhiều tỉnh, thành phố trên toàn quốc, với những thủ đoạn tinh vi để đối phó với cơ quan công an. Chúng "nhập" cùng lúc nhiều loại ma túy từ các tỉnh về, không chỉ cung cấp cho các đại lý tại địa bàn nội, ngoại thành Hải Phòng, mà còn chuyển giao cho nhiều đầu nậu ở các địa phương lân cận.
Đi thẩm mỹ viện để mong đổi vận? Tại CQĐT, sau khi đã bị lột mặt nạ bởi những điều tra viên dạn dày kinh nghiệm, Hương "ma" nhận ra rất nhiều gương mặt trinh sát quen thuộc, đã từng vào bắt người thân, chồng thị và thị những năm trước đây. Hương "ma" thừa nhận rằng, công an quá giỏi, thị phẫu thuật thẩm mỹ, thay đổi hoàn toàn khuôn mặt mà vẫn nhận ra thị để bắt. Thị bộc bạch rằng, sau nhiều năm ở nước ngoài, thị ngỡ rằng, tội của mình đã bị lãng quên, chẳng ai thèm để ý nữa nên mới về quê. Hơn nữa, việc thị phẫu thuật thẩm mỹ là để cho mình đẹp hơn, thay đổi vận mệnh chứ không phải để trốn tránh cơ quan công an. Bởi, thị ám ảnh với cái tên Hương "ma", tức là xấu xí như... ma. Quả thật, nếu so ảnh trước đây với thị hiện tại thì đúng là một trời, một vực về hình thức. Hương vẫn thắc mắc, vì sao công an lại "dò" ra thị trong khi thị có hộ chiếu, khuôn mặt mới. Thượng tá Đông cười mà rằng, đây là bí quyết "nhà nghề"...
Theo_Eva
Thượng tá công an và hồi ức về các cuộc chiến chống gián điệp Sống và chiến đấu trong những năm tháng đầy chông gai, sóng gió của chiến tranh, Thượng tá Công an, nguyên Trưởng Phòng bảo vệ chính trị Công an Nghệ An (1993-2003) Lê Văn Hồng (SN 1948 ) là người gắn bó với hàng chục chuyên án chống gián điệp nổi tiếng. Nay khi ở độ tuổi gần 70 và đã lùi về...