Màn hình luôn bật trên iPhone 14 Pro hay điện thoại Android ‘chất’ hơn?
Trang tin công nghệ Android Authority đã tiến hành khảo sát so sánh tính năng màn hình luôn bật của smartphone Android và iPhone, câu trả lời khá bất ngờ.
Apple đã triển khai tính năng màn hình luôn bật ( Always On) trên cặp iPhone 14 Pro/ iPhone 14 Pro Max sau hơn một thập kỷ kể từ khi công nghệ này ra mắt trên điện thoại thông minh. Tính năng màn hình luôn bật trên iPhone Pro mới được quảng cáo khá rầm rộ và khiến không ít iFan háo hức.
Tính năng màn hình luôn bật trên iPhone 14 Pro.
Tính năng này lần đầu tiên xuất hiện trên điện thoại Nokia, sau đó, các dòng điện thoại khác như Samsung, Huawei,… đã tích hợp tính năng này từ nhiều năm nay.
Galaxy S22 Ultra (trái) và iPhone 14 Pro Max (phải) cùng có tính năng màn hình luôn bật.
Video đang HOT
Để tìm ra câu trả lời cho câu hỏi: “Màn hình luôn bật trên iPhone 14 Pro hay điện thoại Android tốt hơn?”, trang tin Android Authority đã tiến hành khảo sát trên hàng ngàn độc giả.
Màn hình luôn bật: Ai làm tốt hơn?
Câu trả lời là gần 75% số người được hỏi thích màn hình luôn bật của điện thoại Android hơn.
Cùng với đó, khoảng 10,76% khẳng định “Tôi thích Apple nhưng muốn có nhiều tùy chỉnh hơn”. Chỉ có khoảng 10,32% người hài lòng với màn hình luôn bật của Apple.
Người dùng đánh giá tính năng màn hình luôn bật trên điện thoại Android cao hơn.
Cuối cùng, 4,05% độc giả được khảo sát cho biết muốn có màn hình luôn bật tốt hơn trên điện thoại Android. Nói cách khác, smartphone Android đã giành phần thắng chung cuộc.
Các chuyên gia công nghệ không ngạc nhiên về kết quả này. Lý do khá đơn giản, đó là vì các thương hiệu smartphone Android đã có nhiều năm phát triển và nâng cấp tính năng Màn hình luôn bật, cung cấp cho chúng khả năng tùy chỉnh linh hoạt hơn so với cặp iPhone 14 Pro.
Hạn chế của màn hình luôn bật trên iPhone 14 Pro
iPhone 14 Pro là thế hệ smartphone đầu tiên của Apple được trang bị màn hình luôn bật. Nó khác biệt so với tính năng tương tự trên điện thoại Android nhưng lại có nhiều nhược điểm.
Người dùng k hông có quyền kiểm soát. Theo phong cách quen thuộc của Apple, màn hình luôn bật (Always On Display - AOD) trên iPhone 14 Pro và iPhone 14 Pro Max không thể tùy chỉnh, khác với cách triển khai của các nhà sản xuất Android. Người dùng không thể thay đổi độ sáng AOD, màn hình tự động điều chỉnh theo ánh sáng xung quanh. Bạn cũng không thể thay đổi kiểu đồng hồ cho màn hình này. Điện thoại vẫn giữ nguyên như trên màn hình khóa. iOS 16 cho phép tùy chỉnh Lock Screen dễ dàng, nhưng AOD lại không thể làm điều đó.
Tốn pin. Trên điện thoại Android, tính năng AOD chuyển sang màu đen hoàn toàn bằng cách tắt các pixel trên màn hình, tận dụng tấm nền OLED. Chỉ một phần nhỏ của màn hình vẫn sáng để hiển thị đồng hồ, phần trăm pin và các thông tin khác nhằm giảm thiểu mức tiêu thụ pin. Màn hình luôn bật trên dòng sản phẩm iPhone 14 Pro không tối đen, trừ khi bạn đặt hình nền màu đen. Thay vào đó, nó chỉ làm mờ Lock Screen và vẫn giữ đồng hồ đủ sáng, gây tốn năng lượng. Với viên pin 4.323 mAh của iPhone 14 Pro Max, việc này có thể không ảnh hưởng lớn, nhưng người dùng iPhone 14 Pro sẽ thấy tác động rõ ràng hơn. Ảnh: Android Authority.
Gây mất tập trung. Tính năng màn hình luôn bật của iPhone cũng gây mất tập trung hơn vì nó không tắt hầu hết chi tiết trên màn hình. Điều này mô phỏng cảm giác màn hình vẫn đang hoạt động và làm cho các thông báo gây chú ý hơn, thúc giục người dùng kiểm tra chúng. Trên một số smartphone khác, người dùng có thể cài đặt để thông báo chỉ xuất hiện khi người dùng chạm vào màn hình hoặc hiển thị theo lịch trình tùy chọn. Tuy nhiên, iPhone 14 Pro chưa có tính năng như vậy. Ảnh: Engadget.
Giảm tính riêng tư. Việc triển khai AOD của Apple cũng khiến cho quyền riêng tư của người dùng bị hạn chế. Màn hình khóa sẽ luôn hiển thị thông báo và một số hoạt động cơ bản. Bất kỳ ai ngồi cạnh hoặc vô tình đi ngang bạn đều có thể nhìn thấy, cho dù nó có mờ hơn đôi chút so với bình thường. Vấn đề sẽ nghiêm trọng hơn nếu người dùng đặt các ảnh riêng tư lên màn hình khóa. Ảnh: Makeuseof.
Tạo ra hiện tượng lưu ảnh. Màn hình OLED có thể gặp hiện tượng lưu ảnh (burn-in). Đây là thuật ngữ để chỉ việc các phần của panel hiển thị bị đổi màu vĩnh viễn hoặc "bị cháy" và các dấu vết để lại cố định trên màn hình cho dù người dùng đang làm gì hoặc xem trên điện thoại của mình. Vì AOD trên iPhone 14 Pro khiến màn hình không bao giờ tắt hoàn toàn khi đặt ngửa điện thoại, nguy cơ xảy ra hiện tượng burn-in trở nên cao hơn đáng kể. Theo thời gian, người dùng có thể thấy những dấu vết trên màn hình iPhone mà không thể loại bỏ, làm cản trở tầm nhìn và giảm trải nghiệm khi sử dụng máy. Ảnh: MobileSyrup.
Đặc biệt nhưng không hoàn hảo. Việc Apple triển khai tính năng luôn hiển thị được thừa nhận là sáng tạo, nhưng đó là một ví dụ điển hình về việc chọn hình thức thay vì chức năng. Có nghĩa là nó đẹp nhưng không thật sự hữu ích. Cách tiếp cận của các nhà sản xuất Android có ý nghĩa hơn nhiều. Cuối cùng, mục đích của AOD trên iPhone 14 Pro là hiển thị tất cả thông tin cần thiết một cách nhanh nhất hơn là tập trung vào những lợi ích khác. Ảnh: Makeuseof.
Lên đời iPhone thế nào mới 'chuyên nghiệp'? Những iFan nào nên 'lên đời' iPhone mới? Dưới đây là những gợi ý không thể chuẩn hơn từ các chuyên gia công nghệ. "Khi nào thì tôi nên nâng cấp và mua một chiếc iPhone mới?" Đây là một câu hỏi phổ biến của tất cả những người dùng iPhone. Ảnh minh họa. Đương nhiên, câu trả lời sẽ khác nhau dựa...