Mâm ngũ quả Trung thu truyền thống gồm những gì?
Rằm trung thu (tức 15/8 âm lịch 2020) sắp đến. Hãy cùng tham khảo hướng dẫn làm con vật từ rau, củ quả.., gợi ý cách trang trí mâm cỗ trung thu đơn giản và độc đáo nhất.
Mâm ngũ quả Trung thu truyền thống gồm những gì?
Mâm cỗ Trung thu đơn giản thông thường sẽ cần các loại hoa quả sau với ý nghĩa đặc biệt như sau:
- Trái cây: Nải chuối chín vàng, quả hồng (ý nghĩa no đủ), quả na (có nhiều mắt mang ý nghĩa sinh sôi), quả bưởi (mang ý nghĩa cầu điềm lành), quả lựu (may mắn).
Ngoài ra có thể dùng thêm nhiều loại trái cây khác để tăng thêm sự hấp dẫn, vẻ đẹp cho mâm cỗ. Đồng thời, nên chọn các loại quả làm mâm ngũ quả cúng Trung thu có cả quả xanh có chín mang ý nghĩa âm – dương hòa hợp, cân bằng vũ theo quan niệm người xưa.
- Hoa tươi, thường là loài hoa đặc trưng cho mùa thu
- Bánh Trung thu: bánh nướng và dẻo
- Trà hoa sen, hương hoa nhài… để dùng khi thưởng bánh, trò chuyện tâm tình dưới trăng.
Ngoài ra, bạn có thể học cách bày mâm cỗ Trung thu hiện đại đẹp và ý nghĩa bằng cách bổ sung thêm nhiều món ăn đồ trang trí như đèn lồng, đồ chơi Trung thu, các món quà tặng các bé để mâm cỗ được sinh động, thú vị và hấp dẫn từ người lớn đến trẻ nhỏ.
Dưới đây là một số cách tạo hình từ hoa quả để trang trí mâm cỗ Trung thu, bày mâm ngũ quả Trung thu đẹp mắt, đơn giản bạn có thể tham khảo:
- Cách làm chó bằng quả bưởi bày mâm cỗ Trung thu dễ thương:
Nguyên liệu:
- Bưởi: 3-4 quả
- Đu đủ hoặc khúc chuối…: làm thân
- Cam hoặc táo: 1 quả làm đầu
- Hạt na – 2 hạt làm mắt
- Giấy màu, ruy băng: Làm mũi, vòng cổ
- Tăm: gắn, cố định các múi bưởi vào quả đu đủ, tạo hình.
Hình ảnh hướng dẫn cách làm chó bưởi trang trí mâm cỗ Trung thu cho bé
Dưa hấu được cắt tỉa để trang trí mâm ngũ quả Trung thu đẹp nhất
Video đang HOT
Cách tạo ra những chú chuột, lợn con từ quả bưởi đơn giản
Bí ngòi và dứa gai, ớt cắt tỉa mâm cỗ Trung thu hình con công sáng tạo
Những con nhím xinh đẹp từ trái nhỏ trang trí mâm ngũ quả đẹp mà đơn giản
Cắt tỉa trái cây thành những con cua trong mâm cỗ trung thu
Rất nhiều mẫu tỉa hoa quả đẹp cho mâm cỗ cúng rằm trung thu cho bé
Cách bày mâm hoa quả Trung thu sáng tạo, thu hút trẻ nhỏ
Những con vật đáng yêu cho mâm ngũ quả trung thu ấn tượng
Hình ảnh về mâm ngũ quả ngày Trung thu đẹp
Mới rằm tháng 7 nhưng chị em đã đua nhau khoe món bánh thưởng trăng thơm ngon tuyệt vời
Đêm Trung Thu trăng sáng vằng vặc, cùng gia đình quây quần, vừa ăn bánh vừa nhâm nhi ly trà thơm thì còn gì tao nhã và hạnh phúc bằng.
Tết Trung Thu hay còn gọi là Tết Thiếu Nhi không chỉ là một lễ hội lớn trong năm dành cho trẻ em mà nó còn là dịp để những người thân trong gia đình hội ngộ, quây quần bên nhau.
Vào dịp này, người ta hay tặng nhau những chiếc bánh Trung Thu với ý nghĩa cầu chúc cho mọi điều trong cuộc sống được tròn đầy, viên mãn. Ở Việt Nam, bánh Trung Thu có 2 loại chính đó là bánh nướng và bánh dẻo. Trong đêm rằm tháng 8, dưới ánh trăng sáng vằng vặc, cùng gia đình và người thân quây quần, vừa ăn bánh vừa nhâm nhi ly trà thơm thì không còn gì hạnh phúc và vui vẻ bằng?
Năm nay mới rằm tháng 7 mà hội Yêu Bếp đã đua nhau khoe món bánh Trung Thu handmade. Điểm chất lượng nhất của món bánh thưởng trăng này năm nay đó là sự đa dạng về kiểu dáng, mẫu mã. Bánh nào cũng thơm ngon hấp dẫn hết sảy khiến ai ngắm nhìn cũng cảm giác thèm thuồng muốn thưởng thức ngay!
Cùng chuyên mục Ăn ngon khéo tay điểm qua vài sản phẩm bánh Trung Thu "làm mưa làm gió" trong hội Yêu bếp nhé!
BÁNH NƯỚNG TRUYỀN THỐNG
Bánh Trung Thu nhân truyền thống vẫn luôn có một sức hút lớn với nhiều người, mặc cho sự chiếm lĩnh thị trường của các loại bánh được sản xuất công nghiệp. Hương vị của mứt bí, mứt sen, lạp xưởng, trứng muối... hòa quyện cùng mùi lá chanh đã tạo nên chiếc bánh nướng độc nhất, hiếm có loại bánh nào thay thế được.
Bánh nướng hanmade do chính tay anh Lương Minh Nhựt vào bếp.
Anh Lương Minh Nhựt (hiện đang là food stylist tự do và là một youtuber của kênh Minz's Kitchen) là người yêu thích những chiếc bánh Trung Thu truyền thống. Với anh, những miếng bánh này nhắc nhớ anh về thời thơ ấu háo hức mong chờ được ba mẹ khui hộp bánh. Hồi đó cứ có bánh Trung Thu ăn là vui rồi chứ đâu có kén chọn. Ấy vậy mà giờ khi đã lớn khôn, những khoảnh khắc ấy lại hằn sâu trong tâm thức anh chẳng thể quên.
Cách làm và nguyên liệu để tạo ra chiếc bánh nướng truyền thống của anh Minh Nhựt cũng giống như làm của mọi người. Anh chỉ có 1 lưu ý nhỏ rằng, không nên cho quá nhiều bột bánh dẻo vào phần nhân, như vậy bánh sẽ cứng như đá, rất khó ăn. Tiếp nữa là không quét quá nhiều hỗn hợp lòng đỏ trứng và sữa tươi lên mặt vì sẽ làm mất nét bánh.
Cùng yêu thích hương vị bánh nướng truyền thống như anh Lương Minh Nhựt, một chị có nickname là Autumn Chestnut (36 tuổi, sống tại Hà Nội) cũng tự tay làm bánh để chiêu đãi các thành viên trong gia đình. Bánh Trung Thu của chị có hình một bông hoa cúc mềm mại. Điểm đặc biệt nhất trong chiếc bánh của chị đó là nước đường làm bánh chị đã ủ tận 3 năm. Nước đường càng để lâu thì vỏ bánh càng lên màu đẹp. Chính vì thế mà món bánh của chị cũng có màu bắt mắt, hấp dẫn không kém các loại bánh của các thương hiệu lớn.
Nguyên liệu để làm bánh nướng truyền thống của chị Autumn Chestnut. Bí quyết làm màu bánh vàng ruộm, bắt mắt chính là nước đường được ủ trong 3 năm liền.
Những chiếc bánh hình hoa cúc của chị Autumn Chestnut.
BÁNH TRUNG THU BẢY SẮC CẦU VỒNG
Điểm ấn tượng nhất trong những chiếc bánh Trung Thu năm nay đó là sự đa dạng về mẫu mã, màu sắc. Không chỉ đổi mới về nhân bánh, những tay thợ tại gia còn kéo léo sáng tạo thêm những vỏ bánh bắt mắt đảm bảo đám trẻ con trông thấy là thích mê.
Chiếc bánh Trung Thu 7 sắc cầu vồng của chị Nguyễn Nghi.
Cô nàng Nguyễn Đông Nghi (22 tuổi) vui mừng khoe thành quả năm đầu tiên bắt tay vào làm bánh Trung Thu. Vì muốn đổi mới chiếc bánh nướng truyền thống, cô gái đã chọn cách hô biến vỏ màu vàng ruộm truyền thống thành màu 7 sắc cầu vồng rực rỡ, sáng sủa.
"Bánh truyền thống thì mình chỉ cần trộn bột 1 lần rồi đóng khuôn thôi. Còn vỏ bánh ngàn lớp cầu vồng này thì phải chia làm 2 loại bột, bột dầu (dùng để pha màu, có dầu & bơ trong công thức) và bột nước (không pha màu, không có dầu)
Sau đó mình lấy bột dầu chia làm 4 phần, pha màu tùy ý thích, mình theo concept cầu vồng nên pha 4 màu tươi sáng, nếu không thì có thể pha màu theo kiểu ombre cũng được. Rồi bọc bột dầu (đã pha màu) trong miếng bột nước (bột không pha màu) cán mỏng sao cho kín.
Lại tiếp tục cán mỏng, phần cán cuộn bột. Lưu ý sao cho vỏ dầu và nước không được hoà lẫn vào nhau, nếu không bánh sẽ không tách lớp được" - Cô nàng lưu ý.
Lần lượt các bước làm bánh nướng 7 sắc cầu vồng của cô nàng Đông Nghi. Bánh này ăn có vị đặc biệt khác bánh truyền thống đó là vỏ bánh sẽ hơi thơm mùi bơ, với khi ăn sẽ hơi giòn và từng lớp bánh sẽ tan trong miệng.
BÁNH TRUNG THU HÌNH THÚ NGỘ NGHĨNH
Hẳn đám trẻ con sau khi nhìn thấy những chiếc bánh Trung Thu được cách điệu này sẽ thích mê. Bởi đó là những chiếc bánh nướng mang hình thù những con vật là các bé rất yêu thích. Đó là Pokemon, Angry Bird , Pony & Brown... Thậm chí người lớn khi ngắm nhìn những chiếc bánh này còn bị hút hồn vì sự đặc biệt về hình dạng của nó.
Ngộ nghĩnh đáng yêu thế này ai mà chẳng thích mê cơ chứ.
8 năm làm bánh, năm nào chị Điệp cũng khiến mọi người phải trầm trồ vì bánh quá sáng tạo và thơm ngon miễn chê.
Hội chị em có thể tham khảo thêm một số cách làm bánh Trung Thu tại đây!
Chuyên mục Ăn ngon khéo tay xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị trong hội Yêu Bếp đã góp phần làm không khí Tết Thiếu nhi thêm rạo rực qua việc chia sẻ những món bánh Trung Thu vừa ngon vừa bắt mắt. Chúc mọi người có một mùa Trung Thu vui vẻ, luôn mạnh khỏe và ngày càng làm được nhiều món ăn ngon để chia sẻ cho cộng đồng.
Tuyển tập 10 lỗi thường gặp khi tự làm bánh trung thu, mách nhỏ nàng loạt mẹo hay 'chữa' bánh khi lỡ tay làm hỏng Trong quá trình làm bánh trung thu, không ít chị em đã gặp phải những vấn đề rắc rối khiến bánh không được ngon và đẹp mắt như bánh mua sẵn. 1. Bánh dẻo bị nhão hoặc khô: Bánh dẻo bị khô hay nhão là do bạn trộn bột chưa đạt yêu cầu. Bột bánh dẻo khi trộn phải mềm, khi sờ vào...