Malaysia xem xét phong tỏa bang giàu nhất nước
Ngày 17/5, Bộ Y tế Malaysia cho biết có thể phải đóng cửa hoàn toàn bang Selangor – vốn là trung tâm vận tải biển và công nghiệp, đóng góp chính cho Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này nếu làn sóng lây nhiễm COVID-19 hiện nay vẫn tiếp diễn.
Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại Klang, bang Selangor, Malaysia, ngày 23/12/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Trước đó hai tuần, Chính phủ Malaysia đã cấm các hoạt động xã hội và đi lại giữa các huyện và bang, như một phần của Lệnh Kiểm soát đi lại (MCO), được áp đặt trước kỳ nghỉ lễ Eid al-Fitr. Quốc gia Đông Nam Á này phải đối phó với với làn sóng lây nhiễm COVID-19 do sự xuất hiện của nhiều biến thể mới. Theo Bộ trưởng Y tế Malaysia Adham Baba, nếu tình hình dịch bệnh xấu đi, hoạt động kinh doanh hiện nay ở Selangor – bang đông dân nhất trên cả nước, có thể phải tạm ngừng.
Kể từ ngày 5/5, bang Selangor ghi nhận hơn 1.000 ca mắc COVID-19 mỗi ngày, chiếm ít nhất 1/4 tổng số ca nhiễm mỗi ngày trên cả nước.
Video đang HOT
Trong 24 giờ qua, Malaysia ghi nhận thêm 45 ca tử vong do COVID-19 – mức cao nhất kể từ trước tới nay và 4.446 ca nhiễm mới. Như vậy, tổng số ca nhiễm và tử vong tại nước này lần lượt là 474.556 và 1.947. Malaysia cũng là nước có số ca nhiễm cao thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á, sau Indonesia và Philippines.
Cùng ngày, chính quyền Đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc) cho biết Hong Kong và Singapore đã quyết định hoãn chương trình “bong bóng du lịch”, dự kiến được khởi động vào ngày 26/5 tới, sau khi số ca nhiễm tại Singapore tăng trở lại trong những ngày qua. Đây là lần thứ hai Hong Kong và Singapore hoãn triển khai chương trình “bong bóng du lịch”.
Ban đầu, hai bên dự định triển khai “bong bóng du lịch” vào tháng 11/2020, nhưng đã phải hoãn lại sau khi số ca nhiễm mới tại Hong Kong gia tăng. Theo chương trình trên, hai bên sẽ bắt đầu thực hiện một chuyến bay mỗi ngày tới mỗi thành phố, với 200 hành khách mỗi chuyến. Người dân Hong Kong và Singapore phải có xét nghiệm COVID-19 âm tính trước khi đi và đến và không phải cách ly bắt buộc khi qua lại lẫn nhau. Nếu trung bình 7 ngày, số ca nhiễm mới không rõ nguồn lây theo ngày của mỗi bên vượt quá 5 ca, chương trình này sẽ tạm ngừng. Tuy nhiên, hai bên vẫn duy trì cam kết khởi động chương trình này. Chính quyền Hong Kong cho biết sẽ đưa ra thông báo tiếp theo về vấn đề này trước ngày 13/6.
Trong 24 giờ qua, Singapore ghi nhận thêm 28 ca mắc COVID-19, trong đó có 21 ca lây nhiễm trong cộng đồng. “Đảo quốc Sư tử” đang phải đối mặt với làn sóng lây nhiễm dịch bệnh gia tăng, sau khi ghi nhận 131 ca lây nhiễm trong cộng đồng tuần trước, cao hơn 39 ca so với tuần trước đó.
Malaysia ghi nhận số ca nhiễm trong ngày ở mức cao nhất trong hơn 3 tháng qua
Ngày 13/5, Bộ Y tế Malaysia thông báo nước này ghi nhận thêm 4.855 ca nhiễm mới virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 trong 24 giờ qua - mức cao nhất kể từ ngày 31/1, nâng tổng số ca bệnh ở nước này lên 458.077 ca.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại bang Selangor, Malaysia. Ảnh: THX/TTXVN
Mức tăng mới nhất này phần nào là do các biến thể của virus SARS-CoV-2 có khả năng lây lan nhanh. Malaysia cũng ghi nhận thêm 27 ca tử vong do COVID-19, nâng tổng số ca tử vong lên 1.788 ca.
Đầu tuần này, Bộ Y tế Malaysia cảnh báo số ca nhiễm trong ngày có thể lên tới 5.000 ca vào giữa tháng 5, mức cao nhất kể từ cuối tháng 1 vừa qua.
Cùng ngày, giới chức bang Uttar Pradesh đông dân nhất của Ấn Độ thông báo sẽ chi tới 1,36 tỷ USD để mua vaccine ngừa COVID-19. Bang Uttar Pradesh có động thái trên trong bối cảnh nhiều bang ở Ấn Độ phải giảm quy mô tiêm chủng do thiếu vaccine nghiêm trọng giữa lúc số mắc COVID-19 ở nước này tăng cao ở mức kỷ lục.
Chính quyền bang Uttar Pradesh đã tiến hành đàm phán sớm trong tuần này với các hãng dược như Pfizer của Mỹ hay công ty Dr. Reddys Laboratories của Ấn Độ chuyên phân phối vaccine Sputnik V của Nga.
Theo phát ngôn viên của bang Navneet Sehgal, chính quyền bang cũng tiến hành các cuộc đàm phán ban đầu với các công ty sản xuất vaccine của Ấn Độ gồm Viện Serum vốn được cấp phép sản xuất vaccine của AstraZeneca và Novavax, công ty Bharat Biotech và nhà sản xuất dược phẩm Cadila Healthcare, là những nhà cung cấp toàn cầu, để mua 40 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 trong vài tháng tới. Ông cho biết hãng dược phẩm Johnson&Johnson cũng có thể xác nhận tham gia đấu thầu vào chiều 13/5 thông qua thư điện tử.
Trong khi đó, Hội đồng cố vấn kỹ thuật miễn dịch quốc gia (NTAGI) của Chính phủ Ấn Độ ngày 13/5 đã khuyến nghị tăng thời gian giữa 2 liều vaccine Covishield ngừa COVID-19 lên 12-16 tuần, thay vì từ 4-8 tuần như trước đây. Tuy nhiên, NTAGI không đề xuất thay đổi về thời gian giữa 2 mũi tiêm Covaxin.
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhhi, các khuyến nghị trên được đưa ra trong bối cảnh một số bang báo cáo tình trạng thiếu vaccine và trì hoãn việc tiêm phòng COVID-19 cho những người từ 18-45 tuổi. Một số bang và lãnh thổ liên bang như Delhi, Maharashtra, Karnataka và Telangana đã quyết định mở thầu quốc tế để mua vaccine phòng COVID-19 khi nguồn cung trong nước không đủ để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng. Các khuyến nghị của NTAGI được đưa ra sau cuộc họp gần đây của cơ quan này và sẽ được gửi tới Hội đồng chuyên gia quốc gia về quản lý vaccine ngừa COVID-19 (NEGVAC).
Cùng ngày, Quỹ đầu tư trực tiếp của Nga (RDIF) thông báo Maldives đã cấp phép sử dụng vaccine Sputnik V của Nga, trở thành quốc gia thứ 64 trên thế giới sử dụng vaccine này.
Toàn bộ thành viên Nội các Malaysia phải đi xét nghiệm COVID-19 Hai ngày sau khi Bộ trưởng phụ trách kinh tế thuộc Văn phòng Thủ tướng Malaysia, Mustapa Mohamed được xác định dương tính với SARS-CoV-2, kết quả kiểm tra sức khỏe đối với Bộ trưởng Phụ nữ, Gia đình và Phát triển cộng đồng của nước này Rina Harun cũng cho kết quả tương tự. Do vậy, toàn bộ Nội các Malaysia đều...