Malaysia nói sẽ cứng rắn hơn về vấn đề Biển Đông
Một quan chức cấp cao của Malaysia cho biết chính phủ Kuala Lumpur sẽ có quan điểm cứng rắn hơn trong việc xử lý tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, trong bối cảnh Trung Quốc đang thể hiện tham vọng bành trướng khu vực này.
Ngoại trưởng Malaysia Saifuddin Abdullah (Ảnh: Yahoo News)
SCMP trích phát biểu ngày 25/7 của Ngoại trưởng Malaysia Saifuddin Abdullah cho biết chính phủ mới của nước này sẽ thể hiện quan điểm cứng rắn hơn với vấn đề Biển Đông. Trước đó, Thủ tướng Mahathir Mohamad từng cho rằng cách để giải tỏa căng thẳng là các bên phải đưa tàu chiến ra khỏi khu vực.
“Tôi nghĩ không nên có quá nhiều tàu chiến. Tàu chiến gây nên căng thẳng”, ông Mahathir nói trong cuộc phỏng vấn với SCMP ngày 19/6.
Ông Saifuddin cho biết phát biểu của ông Mahathir cho thấy ông đang “gửi tín hiệu rằng Malaysia sẽ cứng rắn và quyết liệt hơn” nhằm giải quyết những tranh chấp tại Biển Đông.
Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông 2002 (DOC) đã vạch ra những quy tắc rõ ràng, tuy nhiên Trung Quốc tiếp tục có những hành động quân sự hóa và điều này có thể làm gia tăng căng thẳng khu vực, ông Saifuddin nói trước Quốc hội Malaysia.
Video đang HOT
Ngoại trưởng Malaysia cho biết việc Trung Quốc điều tàu tuần duyên giống tàu chiến tới khu vực đã khiến các nước láng giềng quan ngại.
Chính phủ Malaysia tiền nhiệm dường như rất hiếm khi chỉ trích Trung Quốc, dù tàu tuần duyên của nước này thậm chí đã áp sát tới phần lãnh hải của Malaysia.
Trên quần đảo Trường Sa, Trung Quốc đã bồi đắp và xây dựng phi pháp 7 đảo nhân tạo và trang bị các vũ khí quân sự. Ông Saifuddin cho hay, các ngoại trưởng Đông Nam Á trong cuộc họp ở Singapore vào tuần tới sẽ bàn bạc về bộ quy tắc ứng xử mới nhằm đảm bảo hòa bình trên Biển Đông. Ông kêu gọi các bên kiềm chế và mọi động thái cần tuân thủ theo luật pháp quốc tế.
Ông Mahathir, 93 tuổi, người vừa quay lại ghế thủ tướng Malaysia sau cuộc bầu cử hồi tháng 5, đã có những động thái dường như làm giảm phụ thuộc về kinh tế của Malaysia vào Trung Quốc, theo SCMP. Chính phủ mới đã dừng một dự án trị giá hàng tỷ USD xây đường tàu điện nối giữa Malaysia và Trung Quốc và 2 dự án xây dường ống dẫn dầu.
Đức Hoàng
Theo Dantri
Ông Pompeo: Nam Thái Bình Dương sẽ chọn Mỹ chứ không phải Trung Quốc
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm 24-7 nói rằng ông tin các nước Nam Thái Bình Dương sẽ chọn Mỹ làm đồng minh chứ không phải Trung Quốc bất chấp Bắc Kinh đang tìm cách gia tăng ảnh hưởng tại khu vực.
Chia sẻ trong cuộc họp báo sau khi gặp người đồng cấp Úc Julie Bishop, Ngoại trưởng Pompeo cho hay: "Tôi cho rằng Nam Thái Bình Dương, cũng như phần lớn các nơi khác trên thế giới, hiểu được sức nặng của việc có Mỹ làm đồng minh - một đất nước không ngừng đề cao các giá trị dân chủ suốt nhiều thập niên qua".
"Giá trị đi cùng với việc làm đối tác với Mỹ khác với những đối tác hoàn toàn không đi theo con đường đó. Tôi cho rằng điều đó sẽ thắng thế, không chỉ ở Nam Thái Bình Dương mà trên khắp thế giới"- ông Pompeo nhấn mạnh.
Ngoại trưởng Mike Pompeo tự tin các nước Nam Thái Bình Dương sẽ chọn Mỹ chứ không phải Trung Quốc. Ảnh: Reuters
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis sau cuộc hội đàm với người đồng cấp Úc Marise Payne ở California đã nói rằng cả hai bên đều nhất trí với nhu cầu đối với với khu vực Thái Bình Dương tự do và rộng mở, nơi các nước lớn - nhỏ đều được đối xử tôn trọng đối với sự toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền và quyết định chủ quyền của mình.
Trong một tuyên bố chung, hai bên khẳng định cam kết hợp tác với nhau để định hình một khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương rộng mở, thịnh vượng và dựa trên luật lệ.
Ông chủ Lầu Năm Góc cùng nguời đồng cấp Úc đã ký một bản ghi nhớ về hợp tác để phát triển các phần mềm để xử lý các đe dọa mạng và các vấn đề an ninh khác. Thỏa thuận này được đưa ra giữa lúc Úc đang thúc đẩy các nỗ lực ngoại giao tại Thái Bình Dương để chống chọi ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc.
Hồi tháng 6, Canberra đã cam kết sẽ tăng cường năng lực an ninh mạng cho quốc đảo Vanuatu tại Thái Bình Dương như một phần nỗ lực đàm phán một hiệp định an ninh với nước láng giềng này.
Vào tháng 4, Úc đã bày tỏ "quan ngại lớn" trong một báo cáo nói rằng Vanuatu và Trung Quốc đang thảo luận về việc thiết lập hiện diện quân sự của Trung Quốc tại quần đảo này. Cả hai nước đều lên tiếng bác bỏ báo cáo đó.
Theo Reuters, về vấn đề biển Đông, sau 2 ngày thảo luận tại Trường ĐH Stanford vừa qua, phía Mỹ và Úc cùng lặp lại lời kêu gọi có một bộ quy tắc ứng xử tại vùng biển quan trọng này.
Trong một diễn biến khác, tờ The Australian ngày 23-7 dẫn lời một một nhà lập pháp kỳ cựu của Mỹ kêu gọi Úc tự thực hiện các hoạt động tự do hàng hải ở biển Đông.
Theo đó, ông Joe Courtney, đồng chủ tịch của nhóm Những người bạn của Úc ở Quốc hội Mỹ nói rằng ông hiểu là "hơi đáng sợ" cho Úc để thực hiện bước đi đó nhưng điều sống còn là phải phát một thông điệp cho Bắc Kinh về quyết tâm của các đồng minh Mỹ trước các hành động phi pháp của Trung Quốc.
Theo Đỗ Quyên
Người lao động
Báo TQ "thúc" phát triển hạt nhân để ông Trump "phải tôn trọng" Tờ Hoàn Cầu kêu gọi tăng cường vũ khí hạt nhân trong bối cảnh Mỹ ngày càng kiên quyết trong vấn đề Biển Đông và Đài Loan. Trung Quốc hiện sở hữu nhiều tên lửa đạn đạo có khả năng mang đầu đạn hạt nhân. Thời báo Hoàn cầu, ấn phẩm phụ của Nhân dân Nhật báo, mới đây đăng tải bài xã...