Malaysia nêu giải pháp cho khủng hoảng Myanmar
Ngoại trưởng Malaysia cho rằng thiết lập cơ chế ba bên giữa Myanmar với ASEAN và cường quốc ngoài khu vực là một trong ba cách giải quyết khủng hoảng.
“Chúng tôi kêu gọi Myanmar cân nhắc trở lại bàn đàm phán để tìm lời giải cho cuộc khủng hoảng chính trị và tránh leo thang căng thẳng, có nguy cơ mời gọi sự can thiệp nước ngoài vào khu vực ASEAN”, Ngoại trưởng Malaysia Hishammuddin Hussein phát biểu trong cuộc họp bộ trưởng ngoại giao các nước ASEAN hôm nay.
Cuộc họp khẩn giữa các ngoại trưởng ASEAN bắt đầu từ 17 giờ, kéo dài khoảng 2 tiếng theo hình thức trực tuyến. Đại diện của Myanmar là ông Wunna Maung Lwin, người vừa được chính quyền quân sự bổ nhiệm làm tân ngoại trưởng sau cuộc chính biến ngày 1/2.
Cảnh sát chống bạo động Myanmar bắt người biểu tình tại Yangon ngày 2/3. Ảnh: Reuters .
Video đang HOT
Cuộc họp không ra thông cáo chung sau khi kết thúc, mà từng ngoại trưởng có thông điệp riêng. Trong phát biểu được Bộ Ngoại giao Malaysia công bố, Ngoại trưởng Hishammuddin nhấn mạnh đối thoại giữa quân đội Myanmar và phe bà Aung San Suu Kyi là con đường khả thi nhất để giải quyết cuộc khủng hoảng.
Ngoại trưởng Malaysia đưa ra ba đề xuất để ASEAN và Myanmar cùng xem xét, gồm thành lập nhóm “người có ảnh hưởng” để xem xét cáo buộc gian lận bầu cử do quân đội Myanmar đưa ra với chính quyền của bà Aung San Suu Kyi; Myanmar chấp thuận để Tổng thư ký ASEAN Jim Jock Hoi và Quốc vương Brunei Hassanal Bolkiah đến thăm và làm việc; thiết lập cơ chế đối thoại ba bên giữa ASEAN, Myanmar và các cường quốc bên ngoài khu vực.
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cũng đưa ra lời kêu gọi tương tự khi trả lời truyền thông về tình hình Myanmar. Ông đồng thời phản đối ý tưởng để nước ngoài can thiệp trực tiếp vào khủng hoảng Myanmar, đặc biệt là kịch bản can thiệp quân sự.
“Tôi hy vọng rằng sự khôn ngoan sẽ chiến thắng, như lần trước”, Thủ tướng Singapore nói, đề cập việc tiến trình dân chủ tại Myanmar được khởi động vào đầu thập niên 2010 sau nhiều thập kỷ quân đội nắm quyền. Ông Lý cho rằng quân đội Myanmar cuối cùng sẽ nhận ra rằng “theo đuổi con đường quân sự sẽ không đi đến đâu cả, và họ cần tìm ra cách dàn xếp với chính phủ dân sự đã được bầu lên một cách dân chủ”.
Thông điệp ủng hộ đối thoại cũng được Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi chia sẻ. Bà nhấn mạnh thiện chí của khu vực “sẽ trở nên vô nghĩa nếu Myanmar không mở cửa với ASEAN”. Tuy nhiên, bà lưu ý tôn chỉ không can thiệp của ASEAN phải được tôn trọng và “không có bất kỳ quốc gia nào trong ASEAN có ý định vi phạm nguyên tắc này”.
Báo Myanmar nói quân đội đóng cửa không phận
Giới chức thu hồi toàn bộ giấy phép đến và đi cho các hãng hàng không, đồng thời đóng cửa mọi sân bay đến ngày 1/5, theo tờ Myanmar Times.
Tờ Myanmar Times hôm 2/2 cho biết giới chức nước này đã phát Thông báo Hàng không (NOTAM), trong đó thông báo thu hồi giấy phép cất hạ cánh với mọi chuyến bay ở Myanmar, bao gồm cả hoạt động giải cứu công dân ở nước ngoài.
Phi công được yêu cầu không bay vào vùng trời Myanmar trừ khi được phép từ chính quyền. Các sân bay cũng được lệnh đóng cửa đến 23h59 ngày 30/4.
Tuy nhiên, một số đại sứ quán nước ngoài ở Yangon hôm nay thông báo các chuyến bay cứu trợ đã được phép nối lại, bao gồm đường bay giữa Yangon và Kuala Lumpur, Malaysia, với tần suất 3 chuyến/tuần. Hãng Hàng không Quốc gia Myanmar (MNA) cũng nối lại hoạt động giải cứu công dân từ nước ngoài theo kế hoạch từ ngày 4/2, trong khi các chuyến bay thương mại vẫn bị đình chỉ do đại dịch Covid-19.
Chốt gác quân đội tại thủ đô Naypyidaw của Myanmar ngày 2/2. Ảnh: AFP .
Binh sĩ Myanmar sáng 1/2 bắt Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi, Tổng thống Win Myint và hàng trăm quan chức cao cấp tại thủ đô Naypyidaw, thông báo kích hoạt tình trạng khẩn cấp trong một năm sau khi các vấn đề "gian lận bầu cử" không được giải quyết và cản trở con đường dẫn đến dân chủ.
Thống tướng Min Aung Hlaing, tư lệnh các lực lượng vũ trang Myanmar, trở thành quyền Tổng thống. Quân đội Myanmar cách chức hàng loạt bộ trưởng và thứ trưởng, chỉ định nhân sự thay thế. Quân đội Myanmar quản thúc tại gia Cố vấn Suu Kyi và yêu cầu 400 nghị sĩ ở lại nhà công vụ tại thủ đô Naypyidaw.
Liên Hợp Quốc và nhiều nước phương Tây đã phát thông điệp cảnh báo mạnh mẽ, đề nghị quân đội Myanmar thả bà Suu Kyi và các quan chức chính phủ cũng như tôn trọng ý chí của người dân, giải quyết khác biệt thông qua đối thoại hòa bình. Trong khi đó, Trung Quốc kêu gọi cộng đồng quốc tế tránh làm leo thang căng thẳng tại Myanmar.
Đảng NLD của bà Aung San Suu Kyi sau đó ra tuyên bố cho biết bà kêu gọi người dân không chấp nhận "đảo chính" và xuống đường phản đối, đồng thời cáo buộc quân đội đưa đất nước trở về thời kỳ "cai trị quân sự".
OBG đánh giá lạc quan về hoạt động kinh tế khu vực Đông Nam Á Công ty tư vân va nghiên cưu toan câu Oxford Business Group (OBG) mơi đây đa công bô bao cao đanh gia hoat đông kinh tê năm 2020 va sơ lươc triên vong năm 2021 cua khu vưc Đông Nam A. Trong bao cao, OBG nhân đinh việc phần lớn cac quôc gia thanh công ngăn chăn đai dich COVID-19 lây lan, sự...