Malaysia hoàn trả container rác thải nhựa được vận chuyển từ Mỹ
Malaysia cho rằng container rác thải nhựa đang trên đường được vận chuyển từ Mỹ tới nước này vi phạm các quy định mới của Liên hợp quốc về chất thải nguy hiểm.
Ảnh minh họa. (Nguồn: rappler.com)
Bộ Môi trường Malaysia ngày 24/3 cho biết sẽ hoàn trả một container rác thải nhựa đang trên đường được vận chuyển từ Mỹ tới nước này do container trên vi phạm các quy định mới của Liên hợp quốc về chất thải nguy hiểm.
Hai năm trước, hơn 180 quốc gia trên thế giới đã nhất trí về việc cấm buôn bán rác thải nhựa khó tái chế trong nỗ lực nhằm ngăn chặn những nước giàu xuất khẩu loại rác thải này sang các nước đang phát triển, nơi chúng thường gây ô nhiễm môi trường và đại dương.
Liên hợp quốc đã xây dựng các quy định mới về loại rác thải trên dựa theo Công ước Basel về kiểm soát các hoạt động buôn bán rác thải nguy hiểm được thông qua hồi năm 1989.
Những quy định nói trên đã bắt đầu có hiệu lực kể từ tháng Một năm nay, theo đó các nước tham gia công ước chỉ có thể buôn bán rác thải nhựa nếu đáp ứng các tiêu chí về giảm ô nhiễm bao gồm rác thải sạch sẽ, được phân loại và dễ tái chế hoặc được nước nhập khẩu chấp thuận trước.
Người phát ngôn của Bộ Môi trường Malaysia Mohamad Khalil Zaiyany Sumiran cho biết container rác thải nhựa kể trên đã không đáp ứng được những tiêu chí trên hoặc không có sự chấp thuận trước từ phía Malaysia. Do vậy, sau khi tiến hành điều tra, Malaysia sẽ gửi trả container này về nơi xuất xứ. Hiện vẫn chưa rõ khi nào lô hàng trên sẽ tới nước này.
Trước đó, hôm 20/3, Bộ trưởng Môi trường Malaysia Tuan Ibrahim Tuan Man cho hay nhà chức trách nước này sẽ cấm một container được vận chuyển từ thành phố Los Angeles, bang California (Mỹ) hôm 14/3.
Video đang HOT
Mỹ, quốc gia sản xuất nhiều rác thải nhựa hơn hơn bất kỳ quốc gia nào khác tính theo đầu người, là nước lớn duy nhất không phê chuẩn Công ước Basel và không bị ràng buộc do công ước này.
Tuy nhiên, theo công ước trên, phía Malaysia cho biết không thể chấp nhận chất thải nhựa bị cấm được xuất khẩu từ Mỹ.
Thế giới ghi nhận 119,7 triệu ca mắc, 2,65 triệu ca tử vong do COVID-19
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 21h ngày 13/3 (giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận 119.728.651 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó 2.653,822 ca tử vong. Số bệnh nhân được điều trị khỏi bệnh là 96.352.969 người.
Quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất vẫn là Mỹ với 545.544 ca tử vong trong tổng số 29.993.423 ca nhiễm. Tính đến ngày 11/3 (theo giờ Mỹ), nước này ghi nhận gần 4.000 ca nhiễm các biến thể của virus SARS-CoV-2, trong đó các ca nhiễm biến thể phát hiện đầu tiên tại Anh chiếm đa số. Tiếp đó là Brazil với tổng số 11.368.316 ca nhiễm, trong đó 275.276 ca tử vong.
Một điểm tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 tại thành phố Los Angeles, bang California, Mỹ ngày 10/3/2021. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Một nhóm các nhà nghiên cứu Brazil đã xác định được thêm một biến thể mới của SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 có tốc độ lây lan nhanh hơn loại virus gốc và đã xuất hiện ở nhiều vùng của quốc gia Nam Mỹ này trong vài tuần trở lại đây. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn chưa xác định được liệu biến thể mới này có khả năng chống lại các kháng thể đã được tạo ra bởi những người từng mắc COVID-19 hay những người đã được tiêm chủng hay không.
Tại châu Á, Bộ Y tế Philippines cho biết nước này trong ngày 13/3 đã ghi nhận 5.000 ca nhiễm mới, mức cao nhất trong gần 7 tháng qua, nâng tổng số ca nhiễm trên cả nước lên 616.611 ca. Cùng ngày, nước này đã ghi nhận trường hợp đầu tiên nhiễm biến thể của virus SARS-CoV-2 phát hiện tại Brazil. Số ca tử vong do COVID-19 tại Philippines cũng đã lên tới 12.766 ca sau khi ghi nhận thêm 72 ca trong 24 giờ qua. Bộ Y tế kêu gọi người dân cảnh giác cao độ vì đã xuất hiện biến thể mới có khả năng lây lan nhanh.
Trong khi đó, tại Campuchia, người phát ngôn Bộ Y tế Or Vandine cảnh báo tốc độ lây lan virus SARS-CoV-2 tại nước này là rất cao, đặc biệt tại thủ đô Phnom Penh, trong khi tình hình dịch bệnh đã lan ra gần một nửa tổng số tỉnh/thành tại Campuchia. Nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan, bà Vandine đã đề nghị người dân ở nhà, không di chuyển từ điểm này sang điểm khác, không tham gia các sự kiện tập trung đông người như đám cưới, tiệc mừng hay các hoạt động tôn giáo khác không cấp thiết bởi cần hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm cộng đồng.
Ngày 13/3, Campuchia xác nhận thêm 39 ca bệnh mới, tất cả đều liên quan tới sự cố lây nhiễm cộng đồng ngày 20/2, nâng tổng số lên 1.264 người, trong đó một trường hợp tử vong. Cùng ngày, Bộ Thông tin Campuchia đã thu hồi giấy phép hoạt động của 2 website đưa tin giả (fake news) về tình hình dịch bệnh. Đó là các trang www.sanprum.nwes.com và www.live-daily.com.
Tại Thái Lan, 78 ca nhiễm mới đã được ghi nhận vào ngày 13/3, hầu hết là lây nhiễm trong nước, và 1 ca tử vong. Theo Trung tâm Quản lý tình hình dịch COVID-19 (CCSA), 11 trong số các ca mới là ca nhập cảnh; 48 ca lây nhiễm trong nước tại Samut Sakhon và 13 ca tại Bangkok, các ca còn lại ở các tỉnh khác.
Ngày 13/3, Hàn Quốc cũng ghi nhận số ca nhiễm mới theo ngày ở mức cao nhất trong 22 ngày qua, ở mức trên 400 ca trong ngày thứ 5 liên tiếp. Cơ quan Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) ngày 13/3 ghi nhận 490 ca nhiễm mới, trong đó 474 ca lây nhiễm trong nước, nâng tổng số ca nhiễm lên 95.176 ca. Hàn Quốc cũng có thêm 5 ca tử vong, nâng tổng số lên 1.667 ca.
Chính phủ Nhật Bản dự định sẽ giới hạn số lượng người nhập cảnh vào nước này ở mức 2.000 người/ngày, nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của các biến thể mới của virus SARS-CoV-2. Cho đến nay, hai hãng hàng không lớn nhất Nhật Bản là All Nippon Airways (ANA) và Japan Airlines đã nhất trí sẽ giới hạn số lượng hành khách nhập cảnh vào nước này trên các chuyến bay ở mức 3.400 người/tuần.
Tại châu Âu, Nga, Ba Lan và Hungary tiếp tục ghi nhận thêm nhiều ca nhiễm và tử vong mới. Trong khi đó, tại Cyprus, sau khi chứng kiến sự gia tăng đột biến các ca nhiễm mới trong những tuần gần đây, chính phủ nước này đã hủy kế hoạch dỡ bỏ trên diện rộng các lệnh hạn chế phòng bệnh COVID-19. Nước này cũng áp đặt lại một số biện pháp đã được dỡ bỏ vào cuối tháng trước, như việc các cơ sở kinh doanh phải giới hạn nhân sự ở mức 25% và hằng tuần phải tiến hành xét nghiệm bắt buộc đối với 25% số nhân viên đi làm, các trường học tiếp tục đóng cửa. Chính phủ cũng cấm các cuộc họp tụ họp từ 6 người trở lên thuộc các hộ gia đình khác nhau trong không gian công cộng và công viên, cũng như cấm các cuộc thăm nom trong gia đình có trên 4 người tham gia. Người dân được khuyến cáo đeo khẩu trang để phòng ngừa lây nhiễm.
Tương tự, nước láng giềng Hy Lạp cũng sẽ gia hạn các lệnh hạn chế để phòng bệnh COVID-19 ở thủ đô Athens và một số khu vực khác của nước này trong nỗ lực giảm sức ép đối với hệ thống y tế khi số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 đang gia tăng nhanh chóng thời gian gần đây.
Theo Bộ trưởng Bộ Bảo vệ Dân sự Nikos Hardalias, lệnh phong tỏa ở khu vực đô thị của thủ đô Athens sẽ được kéo dài đến ngày 22/3, thay vì kết thúc vào ngày 16/3 như kế hoạch trước đó. Trường học và các cửa hàng không thiết yếu cũng được lệnh đóng cửa, trong khi lệnh giới nghiêm vào ban đêm - vốn đã được đưa ra từ tháng trước - vẫn tiếp tục được duy trì tại Athens và những khu vực nằm trong danh sách "vùng đỏ dịch bệnh" của nước này. Trong ngày 12/3, Hy Lạp ghi nhận thêm 2.405 ca mắc mới, nâng tổng số ca bệnh ở nước này lên 217.018 triệu người, trong khi khoảng 7.000 người không qua khỏi đại dịch.
Chính phủ Italy đã thông qua sắc lệnh mới nhằm tăng cường các biện pháp ngăn chặn làn sóng thứ 3 của đại dịch COVID-19 và Italy sẽ đặt trong tình trạng phong tỏa trên cả nước trong dịp Lễ Phục sinh (từ ngày 3-5/4). Sắc lệnh mới sẽ có hiệu lực từ ngày 15/3-6/4, trong đó bổ sung các biện pháp hạn chế đi lại của người dân cũng như các quy tắc nghiêm ngặt hơn trong việc phân màu các vùng theo tỷ lệ lây nhiễm.
Tại khu vực Trung Đông, Chính phủ Israel thông báo sẽ nới lỏng các hạn chế hiện đang áp đặt tại khu vực biên giới giữa nước này với Jordan và Ai Cập - những khu vực vốn đã bị đóng cửa kể từ cuối tháng 1 vừa qua nhằm hạn chế sự lây lan của đại dịch COVID-19. Bên cạnh đó, Israel cũng đang dần mở cửa trở lại các khách sạn, nhà hàng, quán bar, quán cà phê và một số cơ sở kinh doanh khác, song chỉ cho những người đã được tiêm chủng đầy đủ và có "thẻ xanh" chứng minh điều này. Tính đến thời điểm hiện tại, đã có hơn 4 triệu người (trong tổng dân số khoảng 9 triệu người) ở Israel được tiêm đầy đủ hai mũi vaccine Pfizer/BioNTech theo khuyến nghị.
Nhân viên y tế tẩy trùng tại khu vực điều trị cho bệnh nhân COVID-19 ở Amman, Jordan, ngày 2/3/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Ở Jordan, ít nhất 6 bệnh nhân COVID-19 đã tử vong khi một bệnh viện công ở thị trấn Salt (Tây Bắc) hết thiết bị dưỡng khí. Ngay sau khi đưa ra thông báo trên, Bộ trưởng Y tế Nazir Obeidat đã nộp đơn từ chức.
Nhà chức trách đang tiến hành điều tra để xác định nguyên nhân dẫn tới tình trạng thiếu thiết bị cung cấp oxy tại bệnh viện này và liệu đó có đúng là nguyên nhân khiến các bệnh nhân nói trên tử vong hay không.
Vụ việc xảy ra trong bối cảnh số ca nhiễm mới trong ngày tại Jordan liên tục tăng trong thời gian gần đây, khiến nhà chức trách phải tái áp đặt các biện pháp hạn chế, trong đó có lệnh giới nghiêm cả ngày thứ Sáu, vốn là ngày cầu nguyện và nghỉ ngơi của người theo đạo Hồi.
Ở châu Đại Dương, Australia ngày 13/3 đã ghi nhận ca mắc COVID-19 trong cộng đồng đầu tiên sau hơn 2 tuần, là một nữ bác sĩ. Hiện cơ quan chức năng đang khẩn trương khoanh vùng những người từng có tiếp xúc với bác sĩ trên, cũng như những bệnh nhân mà bác sĩ này từng điều trị. Tính đến thời điểm hiện tại, Australia đã ghi nhận hơn 29.000 ca mắc COVID-19, trong đó có 909 ca tử vong.
Về vấn đề vaccine ngừa COVID-19, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cấp phép lưu hành khẩn cấp vaccine của hãng Johnson&Johnson (J&J), sau khi phê chuẩn các vaccine Pfizer/BioNTech và Oxford/AstraZeneca. Động thái này của WHO mở đường cho việc sử dụng vaccine trên như một phần của sáng kiến COVAX nhằm đảm bảo quyền tiếp cận công bằng với vaccine ở những nước nghèo. Khoảng 500 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 của J&J đã được cam kết phân phối đến các cơ sở y tế và WHO hy vọng kế hoach này có thể được triển khai thông qua COVAX muộn nhất là từ tháng 7/2021.
Mỹ xác định được gần 4.000 ca nhiễm các biến thể mới Theo số liệu mới nhất của Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát bệnh dịch (CDC) Mỹ, gần 4.000 ca nhiễm các biến thể của chủng virus corona ban đầu gây bệnh COVID-19 đã được ghi nhận tại Mỹ tính đến ngày 11/3. Một điểm tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 tại thành phố Los Angeles, bang California, Mỹ ngày 10/3/2021. Ảnh: AFP/TTXVN Chiếm...