Malaysia đề cao hợp tác quốc phòng với các nước trong ASEAN
Bộ trưởng cấp cao, Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Hishammuddin Tun Hussein tái khẳng định tầm quan trọng của hợp tác mạnh mẽ với các nước, đặc biệt là các nước láng giềng thuộc Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) thông qua ngoại giao quốc phòng để bảo vệ chủ quyền.
Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Hishammuddin Tun Hussein. Ảnh: TTXVN
Theo Bộ trưởng Hishammuddin Tun Hussein, để hiện thực hóa điều này, Thỏa thuận Hợp tác ba bên (TCA) giữa Malaysia, Indonesia và Philippines hiện vẫn còn hiệu lực sẽ được nâng lên cấp lên hợp tác cấp bộ. Phát biểu ngày 17/1, Bộ trưởng Hishammuddin Tun Hussein cho biết cuối tháng này, ông sẽ đến Surabaya (Indonesia) để hội đàm với những người đồng cấp Indonesia và Philippines về vấn đề này.
Ngoài ra, Malaysia và Indonesia cũng sẽ ký Bản ghi nhớ (MoU) về hợp tác quốc phòng toàn diện và cũng là bản ghi nhớ đầu tiên giữa hai nước. Dự kiến, hai nước cũng sẽ nối lại cuộc họp của Ủy ban Biên giới chung Malaysia-Indonesia (GBC Malindo) vào tháng 2 do Malaysia đăng cai tổ chức.
Đề cập đến việc tổ chức Triển lãm Dịch vụ quốc phòng châu Á 2022 (DSA), Bộ trưởng Hishammuddin cho biết triển lãm diễn ra từ ngày 28-31/3 sẽ là cơ hội để các quan chức quốc phòng Malaysia gặp gỡ các đối tác, chia sẻ chiến lược, hợp tác và kết nối thành công giữa các bên liên quan trong ngành quốc phòng và an ninh với các cơ quan, ban, ngành của chính phủ. Dự kiến, triển lãm được tổ chức tại Trung tâm Triển lãm và thương mại quốc tế Malaysia (MITEC), thu hút sự tham gia của 1.500 công ty đến từ 60 quốc gia cùng 350 quan chức và 50.000 lượt khách tham quan đến từ khắp nơi trên thế giới.
COVID-19 tại ASEAN hết 9/1: Philippines lại có ca mắc cao chưa từng thấy; Campuchia chuẩn bị tiêm mũi 4
Theo trang thống kê worldometers.info, trong ngày 9/1, các quốc gia thành viên ASEAN ghi nhận 58.171 ca mắc COVID-19 và 242 ca tử vong.
Tổng số người mắc bệnh tại ASEAN từ đầu dịch đã là 15.255.431 ca, trong đó 307.803 người tử vong.
Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở Manila, Philippines. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong ngày 9/1, Philippines có số ca mắc mới cao nhất ASEAN với 28.707 ca.. Tổng số ca mắc ở Philippines từ đầu đại dịch COVID-19 là 2.965.447.
Việt Nam có số ca mắc cao thứ hai trong ngày 9/1 với 15.779 ca. Thái Lan đứng thứ ba ASEAN với 8.511 ca mắc mới. Tới nay, Thái Lan ghi nhận tổng cộng 2.269.550 ca mắc.
Video đang HOT
Malaysia có 3.251 ca mắc mới trong ngày 9/1. Tới nay, Malaysia đã ghi nhận tổng cộng 2.783.331 ca mắc COVID-19.
Tiếp đó là Lào (924 ca); Singapore ( 811 ca); Myanmar (124 ca); Brunei (37 ca) và Campuchia (30 ca).
Về số ca tử vong, 85 quốc gia ASEAN ghi nhận ca tử vong mới: Việt Nam (202 ca), Philippines (15 ca), Thái Lan (12 ca), Malaysia (11 ca) và Myanmar (2 ca).
Philippines tiếp tục ghi nhận số mắc COVID-19 cao chưa từng thấy
Ngày 9/1, Philippines tiếp tục ghi nhận số ca mắc COVID-19 ở mức cao mới với 28.707 ca sau con số kỷ lục 26.458 ca mắc mới một ngày trước đó.
Tiêm vaccine COVID-19 tại Pasay, Philippines. Ảnh: THX/TTXVN
Theo Bộ Y tế Philippines (DOH), tỷ lệ số ca dương tính với COVID-19 trên tổng số người tiến hành xét nghiệm cũng đã tăng lên mức cao kỷ lục 44%. Kể từ đầu dịch đến nay, quốc gia Đông Nam Á này đã có tổng cộng 2.965.447 ca nhiễm, bao gồm 52.150 bệnh nhân không qua khỏi.
Vùng thủ đô Manila và các tỉnh phụ cận có số ca mắc mới và bệnh nhân COVID-19 tập trung đông nhất. Nhiều cơ quan nhà nước và văn phòng tư nhân phải ngừng hoạt động do có nhiều nhân viên xét nghiệm dương tính.
Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, Chính phủ Philippines đã chỉ đạo các bệnh viện tại vùng thủ đô Manila và khu vực lân cận tăng số giường bệnh và đảm bảo có sẵn các cơ sở điều trị tạm thời trong trường hợp bệnh nhân COVID-19 nhập viện điều trị tăng đột biến.
Từ đầu dịch đến nay, Philippines đã tiến hành xét nghiệm hơn 24 triệu người trong tổng dân số 110 triệu người của nước này.
Số ca mắc mới COVID-19 tại Lào giảm xuống mức 3 con số
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại nhà ga tàu hỏa ở Viêng Chăn, Lào. Ảnh: THX/TTXVN
Bộ Y tế Lào ngày 9/1 cho biết trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận 924 ca mắc mới COVID-19 và 7 ca tử vong do COVID-19; trong đó chỉ có 1 ca là người nhập cảnh.
Sau vài ngày trở lại mức tăng 4 con số, số ca mắc mới tại Lào đã trở lại mức tăng 3 con số và giảm 142 ca so với ngày 8/1. Thủ đô Viêng Chăn tiếp tục là tâm dịch với 354 ca mắc mới. Như vậy, đến nay tổng số ca nhiễm COVID-19 tại Lào đã lên tới 118.880 ca, trong đó có 487 người tử vong.
Trước tình hình trên, Chính phủ Lào yêu cầu các địa phương tiếp tục tăng cường công tác tiêm chủng; yêu cầu người dân tự giác đi tiêm phòng để bảo vệ cho bản thân và cho cộng đồng, giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm và biến chứng nặng.
Đến nay, Lào đã tiêm mũi 1 cho trên 4.614.000 người, tương đương 62,89% dân số và tiêm mũi 2 cho trên 3.696.000 người, tương đương tỷ lệ 50,17% dân số.
Thái Lan chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc chiến mới chống COVID-19
Phát ngôn viên của Chính phủ Thái Lan Thanakorn Wangboonkongchana cho biết với tư cách là chủ tịch ủy ban về bệnh truyền nhiễm cấp tỉnh, các tỉnh trưởng phải sẵn sàng thực thi những biện pháp kiểm soát COVID-19 trongcuộc chiến mới để ngăn chặn virus.
Tiêm vaccine COVID-19 tại Bangkok, Thái Lan. Ảnh: THX/TTXVN
Ông Thanakorn thông báo Thủ tướng Prayut cũng đã ra lệnh cho tất cả các cơ sở y tế của nhà nước chuẩn bị nhân viên để đáp ứng sự gia tăng số lượng bệnh nhân mới có thể cần điều trị nội trú. Những bệnh nhân có các triệu chứng nhẹ sẽ được cách ly tại nhà hoặc trong cộng đồng với sự hỗ trợ của Cơ quan Bảo hiểm Y tế Quốc gia (NHSO) thông qua chương trình cách ly tại nhà và tại cộng đồng dành cho các bệnh nhân nhiễm COVID-19.
Trong khi đó, Thứ trưởng Quốc phòng Chaichan Changmongkol đã công bố một lệnh tương tự tới các lực lượng vũ trang và Cảnh sát Hoàng gia Thái Lan tại cuộc họp hôm 8/1. Đại tướng Chaichan nói rằng trong trường hợp dịch bệnh bùng phát nghiêm trọng, quân đội có thể phải giúp chuyển bệnh nhân COVID-19 từ cộng đồng đến các cơ sở chăm sóc sức khỏe thích hợp. Quân đội cũng sẽ giúp thiết lập các trung tâm hoạt động khẩn cấp COVID-19 ở Bangkok và các tỉnh khác trong trường hợp dịch bệnh bùng phát trên diện rộng. Các lực lượng quân sự sẽ làm việc để hỗ trợ việc thực thi pháp luật đối với những doanh nghiệp không tuân thủ các biện pháp kiểm soát dịch COVID-19.
Một số tỉnh ở Thái Lan đã bắt đầu tăng cường các biện pháp ngăn chặn COVID-19. Tại thủ đô Bangkok, chính quyền thành phố ngày 9/1 mở 41 trung tâm cách ly với tổng công suất có thể đáp ứng 5.158 bệnh nhân. Bangkok còn thiết lập 4 bệnh viện dã chiến cấp thành phố cùng 7 bệnh viện dã chiến cấp quận với tổng số 4.974 giường bệnh. Trong trường hợp xấu nhất khi các ca mắc mới gia tăng nhanh chóng, sẽ có các đội y tế lưu động cho lo cho bệnh nhân cách ly tại nhà.
Tỉnh Khon Kaen đã thành lập thêm 3 bệnh viện dã chiến và cấm bán đồ uống có cồn tại tất các huyện. Tại Ubon Ratchathani, tỉnh trưởng Phongrat Phiromrat đã đề nghị người dân hợp tác tránh ra khỏi nhà từ 11h đêm đến 4h sáng hôm sau và ra lệnh phong tỏa tại 5 ngôi làng ở các huyện Nam Khun và Na Yia trong 14 ngày sau khi các ca nhiễm COVID-19 gia tăng mạnh ở đó. Cảnh sát và các quan chức đô thị ở thành phố Pattaya tại tỉnh Chon Buri đã bắt đầu tuần tra buổi tối để đảm bảo các quán ăn đêm và nhà hàng tuân theo các biện pháp kiểm soát COVID-19. Ngoài ra, lực lượng không quân Thái Lan đã mở một bệnh viện dã chiến ở khu vực sân bay Don Muang với 150 giường bệnh.
Campuchia chuẩn bị tiêm mũi thứ 4 sau ca nhiễm Omicron cộng đồng đầu tiên
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 của Sinovac cho trẻ em tại Phnom Penh, Campuchia ngày 17/9/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Bộ Y tế Campuchia thông báo phát hiện trường hợp lây nhiễm biến thể Omicron đầu tiên trong cộng đồng tại nước này.
Đồng thời với việc thông báo ca lây nhiễm biến thể mới trong trong cộng đồng, Bộ Y tế Campuchia công bố chương trình tiêm chủng mũi thứ 4 tại thủ đô Phnom Penh cho toàn bộ cán bộ, nhân viên các cơ quan, ban ngành trung ương tại thủ đô, cán bộ, nhân viên ngoại giao, các tổ chức quốc tế, nhà báo hoạt động tại Phnom Penh.
Theo kế hoạch của Bộ Y tế, chương trình tiêm chủng mũi thứ 4 tại thủ đô Phnom Penh sẽ bắt đầu từ ngày 14/1/2022. Đối với 24 tỉnh còn lại, Bộ Y tế Campuchia đề nghị người dân chờ đợi đến tháng 2/2022 do hiện nay thiếu tủ lạnh bảo quản vaccine phân chia đi các tỉnh.
Theo kết quả xét nghiệm của Viện Pasteur Campuchia, ca dương tính với biến thể Omicron trong cộng đồng là bệnh nhân nam, 23 tuổi, sinh sống tại phường Tuol Sangke, quận Russey Keo thuộc thủ đô Phnom Penh. Bệnh nhân có lịch trình di chuyển phức tạp tại thủ đô và nhiều tỉnh như Siem Reap, Kompong Thom và Kampot trong thời gian từ ngày 29/12/2021 đến 5/1/2022. Bệnh nhân này đang được điều trị tại Trung tâm Y tế Olympic ở Phnom Penh. Bộ Y tế Campuchia kêu gọi người dân duy trì thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 "Ba bảo vệ-Ba không" theo quy định.
COVID-19 tại ASEAN hết 1/1: Cả khối có 26.880 ca mắc mới; Malaysia phát hiện thêm ca nhiễm Omicron Theo trang thống kê worldometers.info, trong ngày 1/1, các quốc gia thành viên ASEAN ghi nhận 26.880 ca mắc COVID-19 và 302 ca tử vong. Tổng số người mắc bệnh tại ASEAN từ đầu dịch là 14.899.403 ca, trong đó 305.026 người tử vong. Nhìn chung, tình hình dịch bệnh tại Đông Nam Á tiếp tục xu thế đi xuống mạnh ở các...