Malaysia bứt phá tiêm chủng
Sau 150 ngày hoạt động và tiêm 1,2 triệu liều vaccine, một trong những điểm tiêm chủng lớn nhất của Malaysia, đặt tại Trung tâm Thương mại Thế giới Kuala Lumpur, đóng cửa.
Thời kỳ cao điểm, các nhân viên y tế tại đây đã tiêm khoảng 18.000 liều vaccine mỗi ngày. Trên trang Twitter cá nhân, Bộ trưởng Y tế Khairy Jamaluddin gọi nơi này là “con ngựa chiến” của chương trình tiêm phòng.
Sau khởi đầu chậm chạp, Malaysia thành công tăng tốc tiêm chủng bằng sự lãnh đạo nhất quán và chương trình phân phối vaccine cho người yếu thế.
Ngày 7/10, các tình nguyện viên tại điểm tiêm chủng Trung tâm Hội nghị Setia SPICE cũng gạt nước mắt trong ngày cuối cùng làm việc. Cơ sở này đã hoạt động trong 66 ngày, có khả năng tiêm 5.000 liều vaccine Covid-19 mỗi ngày. Tất cả nhân viên y tế, hậu cần đều bịn rịn trong cảm xúc lẫn lộn.
“Tôi thấy buồn khi kết thúc trải nghiệm này vì nó dạy tôi rất nhiều điều. Song tôi cũng hạnh phúc và mãn nguyện vì có thể giúp đỡ mọi người”, Nor Amirah, một tình nguyện viên 20 tuổi, cho biết.
Việc đóng cửa lần lượt các điểm tiêm là dấu hiệu cho thấy chương trình chủng ngừa của Malaysia đã thành công, sau các chậm trễ hồi đầu năm do hạn chế nguồn cung.
Với hơn 2,2 triệu ca nhiễm và gần 27.000 trường hợp tử vong, Malaysia là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất châu Á vì Covid-19. Song các chuyên gia y tế cho biết tiêm chủng hiệu quả là cách để quốc gia xoay chuyển tình thế, thoát khỏi dịch bệnh.
8 tháng sau khi bắt đầu triển khai vaccine, 64% trong tổng 32 triệu dân Malaysia đã nhận hai liều vaccine. Tính riêng người trưởng thành, 88,8% đã tiêm đủ hai liều.
Video đang HOT
Trong nhiều tuần, ca nhiễm hàng ngày duy trì ở mức cao kỷ lục là hơn 20.000. Song hôm 5/10, con số giảm xuống còn hơn 8.000, lần đầu tiên kể từ tháng 7. Khi đã thấy ánh sáng cuối đường hầm, thủ tướng Ismail Sabri Yaakob chuyển hướng “xử lý virus như mầm bệnh đặc hữu”. Nước này có khả năng mở cửa biên giới vào tháng 12.
Phụ huynh và học sinh Malaysia xếp hàng tiêm vaccine Covid-19 tại Kuala Lumpur. Ảnh: Reuters
Thành công tiêm chủng của Malaysia đến từ nhiều yếu tố. Đầu tiên là việc tổ chức, lãnh đạo hiệu quả. Sau thời gian nhận chỉ trích về phản ứng chậm chạp với cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng, chính phủ đã chuyển hướng ứng phó.
Chuyên gia chính sách y tế Lim Chee Han của nhóm nghiên cứu Mạng lưới Thế giới Thứ ba cho biết sự lãnh đạo nhất quán của Bộ trưởng Y tế Khairy Jamaluddin kể từ tháng 2 là yếu tố then chốt. “Ông Khairy là ví dụ điển hình cho thấy sự khác biệt và tầm ảnh hưởng của một nhà lãnh đạo có năng lực”, Lim nói.
Song không phải lúc nào chiến dịch tiêm chủng do ông Khairy đứng đầu cũng thuận buồm xuôi gió.
Tháng 4, ông chỉ trích các nước giàu có vì đã tích trữ vaccine trong khi nguồn cung toàn cầu còn khan hiếm. “Các nước nghèo, nước kém phát triển bị bỏ rơi, trong khi nền kinh tế lớn đã mua gấp ba, bốn, năm lần lượng vaccine mà công dân họ cần. Nếu đây không phải bất công thì nó là gì?”, ông phát biểu.
Ý kiến của ông nhận được sự đồng thuận từ các quốc gia đang phát triển, cũng chịu ảnh hưởng của tình trạng bất bình đẳng phân phối vaccine.
Khi nguồn cung ổn định kể từ tháng 6, ông Khairy cho lực lượng đặc nhiệm vaccine triển khai Chiến dịch tăng cường ở Thung lũng Klang – khu vực đông dân nhất Malaysia, nơi có Kuala Lumpur, thủ đô hành chính Putrajaya và các đô thị giàu có.
Amar Singh, một bác sĩ nhi khoa, nhận định đây là bước ngoặt của chương trình tiêm chủng.
“Chúng tôi khởi đầu chậm chạp vào tháng 3 do vấn đề nguồn cung, song điều này sớm thay đổi. Tháng 7, chúng tôi tăng tốc. Cứ mỗi 3 đến 4 ngày lại có thêm một triệu người được tiêm vaccine”, ông nói.
Sau các thành công bước đầu, cơ quan chức năng vẫn không hề tự mãn, theo các chuyên gia y tế. Chính phủ theo dõi chặt chẽ tình hình tại cộng đồng người lao động nhập cư không có giấy tờ. Bộ Y tế làm việc với Tổ chức Trăng lưỡi liềm đỏ Malaysia để tiêm chủng cho họ theo chế độ riêng, thay vì chương trình quốc gia. Người phát ngôn của tổ chức cho biết chương trình bắt đầu vào ngày 4/9, đã tiêm vaccine cho khoảng 6.000 người nhập cư vào cuối tháng.
Song các chuyên gia cho rằng Malaysia vẫn cần cải thiện một số yếu tố. Bác sĩ Khoo Yoong Khean, quản lý Cổng thông tin Y tế nước này nhận định giới chức nên chú ý các khuyết điểm về cấu trúc y tế đã lộ rõ trong đại dịch.
“Hệ thống chăm sóc sức khỏe của chúng tôi còn căng thẳng. Chúng tôi vẫn thiếu thiết bị và nhân lực ở nhiều bệnh viện, các y bác sĩ đang làm việc quá sức”, ông nói.
Malaysia kéo dài lệnh phong tỏa toàn diện
Theo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, Malaysia đã quyết định kéo dài thêm 2 tuần lệnh phong tỏa toàn diện tại nước này nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh COVID-19.
Người dân chờ xét nghiệm COVID-19 tại Kuala Lumpur, Malaysia. Ảnh: THX/TTXVN
Trong phiên họp đặc biệt của Hội đồng An ninh quốc gia, do Thủ tướng Muhyiddin Yassin chủ trì, ngày 11/6, đại diện Bộ Y tế nước này đã đề xuất kéo dài lệnh phong tỏa toàn diện hiện nay thêm hai tuần, từ ngày 15 - 28/6 và đề xuất trên đã được thông qua tại phiên họp. Nguyên nhân chủ yếu là do số ca mắc mới COVID-19 hằng ngày vẫn cao hơn 5.000 ca và tới ngày 10/6, bình quân số ca mắc mới theo ngày là 6.871 ca.
Quyết định của Chính phủ Malaysia được cho là phù hợp với khuyến nghị của các chuyên gia y tế nước này. Trả lời phỏng vấn tờ Tinh Châu nhật báo, Phó Hiệu trưởng phụ trách nghiên cứu Đại học Y khoa quốc tế (IMU) Lokman đã đưa ra 5 lý do cần kéo dài lệnh phong tỏa toàn diện thêm ít nhất hai tuần, trong đó có số ca mắc mới COVID-19 hằng ngày vẫn ở mức rất cao (4 con số), do đó, trong vài ngày còn lại của lệnh phong tỏa toàn diện không thể đưa con số này trở về mức 3 con số, cũng như số ca tử vong vì COVID-19, số bệnh nhân phải điều trị tích cực và cần trợ giúp của máy thở vẫn rất cao.
* Trong khi đó, cùng ngày, giới chức Nhật Bản cho biết chính phủ nước này đang cân nhắc sẽ áp đặt tình trạng bán khẩn cấp, với các hạn chế phòng, chống COVID-19 bớt nghiêm ngặt hơn tại một số khu vực trong đó có thủ đô Tokyo và Osaka từ ngày 21/6 tới - thời điểm tình trạng khẩn cấp hiện nay được dỡ bỏ.
Một quan chức chính phủ nêu rõ trong khi tình trạng khẩn cấp đang được áp dụng tại 10 tỉnh, thành hiện nay sẽ được dỡ bỏ theo kế hoạch vào ngày 20/6 tới, có thể thủ đô Tokyo và Osaka vẫn được đặt trong tình trạng bán khẩn cấp, với các biện pháp ít nghiêm ngặt hơn.
Tại những khu vực được đặt trong tình trạng bán khẩn cấp, chính phủ dự định tiếp tục yêu cầu các hàng ăn giảm giờ hoạt động, song sẽ cân nhắc dỡ bỏ lệnh cấm bán đồ uống có cồn.
Nếu theo tình trạng khẩn cấp, một số cơ sở nhất định phải đóng cửa hoàn toàn, thì với tình trạng bán khẩn cấp, các cơ sở này chỉ phải rút ngắn thời gian hoạt động.
Quyết định chính thức về việc này sẽ được đưa ra tại cuộc họp chính phủ, dự kiến diễn ra ngày 17/6 tới, sau khi Thủ tướng Suga Yoshihide gặp một số bộ trưởng và các chuyên gia để thảo luận các hạn chế đối với những sự kiện lớn diễn ra vào tháng 7 và tháng 8. Các hạn chế mới này dự kiến được áp đặt đối với Olympic và Paralympic Tokyo. Các hạn chế hiện nay bao gồm việc giới hạn lượng khán giả tham dự các sự kiện còn 5.000 người hoặc phục vụ 50% công suất.
* Giới chức Israel cho biết từ ngày 1/7 tới, nước này sẽ nới lỏng thêm các hạn chế đối với du khách nước ngoài nhập cảnh. Theo quyết định mới, được Bộ trưởng Nội vụ Israel Aryeh Deri ký, những người không phải công dân Israel đến từ các nước có tỷ lệ tiêm vaccine ngừa COVID-19 cao sẽ được phép nhập cảnh nước này với thủ tục nhanh gọn.
* Cũng trong ngày 11/6, Đức đã dỡ bỏ một số nước và vùng lãnh thổ, trong đó có Đức, Canada, Thụy Sĩ, Áo và một số khu vực ở Hy Lạp khỏi danh sách các khu vực có nguy cơ về đi lại. Trong thông báo ra ngày 11/6, Viện Robert Koch cho biết quyết định trên sẽ có hiệu lực vào ngày 13/6 tới.
Toàn thế giới đã ghi nhận trên 175,7 triệu ca mắc COVID-19 Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h00 ngày 11/6 (giờ Việt Nam), toàn thế giới ghi nhận 175.716.699 ca mắc COVID-19, trong đó có 3.790.839 ca tử vong. Số bệnh nhân được điều trị khỏi là 159.273.986 người. Người dân di chuyển trên một tuyến phố mua sắm ở New York, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN Mỹ hiện vẫn là quốc gia chịu ảnh...