Malaysia Airlines tuyên bố phá sản, cắt giảm 6.000 nhân viên
Hãng hàng không Malaysia Airlines ngày 1.6 tuyên bố “đã phá sản trên lý thuyết” và khẳng định việc cắt giảm 6.000 nhân viên trong số 20.000 người của hãng.
Malaysia Airlines, hãng bay gánh chịu nhiều thiệt hại sau 2 vụ tai nạn máy bay năm 2014, đã phải tuyên bố phá sản kỹ thuật và cắt giảm 6.000 nhân công – Ảnh chụp màn hình BBC
Tuyên bố trên do ông Christoph Mueller, tổng giám đốc mới của Malaysia Airlines, đưa ra trong một cuộc họp báo chính thức ngày 1.6. Ông nói: “Chúng tôi đã phá sản trên lý thuyết. Sự sa sút đã bắt đầu từ lâu trước những sự cố bi thảm hồi năm 2014″.
Đây là lần đầu tiên, ông Mueller xuất hiện trước công chúng trong vai trò giám đốc của Malaysia Airlines kể từ khi ông được bổ nhiệm vào chức vụ này hồi tháng trước.
Theo kế hoạch tái cấu trúc công ty của ông Mueller, Malaysia Airlines sẽ thay đổi thương hiệu vào ngày 1.9 tới và ưu tiên trước mắt của hãng sẽ là “chấm dứt mất máu” trong năm 2015. Hãng sẽ bán bớt một số máy bay dư thừa, xem xét lại các đường bay dài thường lỗ lã, và điều chuyển số nhân công còn lại sang công ty mới thay thế Malaysia Airlines. Dự kiến 2 chiếc siêu máy bay Airbus A380 sẽ được bán.
Trước đó, Malaysia Airlines đã công bố kế hoạch cắt giảm đến 6.000 nhân công trong đội ngũ 20.000 nhân viên của hãng. Ông Mueller cũng tái khẳng định việc cắt giảm này trong cuộc họp báo ngày 1.6.
Mục tiêu của Malaysia Airlines là ổn định trong năm tới và bắt đầu tăng trưởng vào năm 2017. Tuy nhiên việc cắt giảm có thể còn tiếp tục sau năm 2018.
Video đang HOT
Uy tín của Malaysia Airlines đã bị suy giảm nghiêm trọng theo sau vụ mất tích bí ẩn của máy bay MH370, chở theo 239 người hồi tháng 3.2014. Đến nay, tung tích chiếc máy bay cùng số phận hành khách vẫn là điều bí ẩn. Chỉ 4 tháng sau đó, một máy bay khác của hãng này đã bị rơi, nghi là trúng tên lửa đất đối không trên bầu trời Ukraine, làm 298 người thiệt mạng.
Hai thảm họa hồi năm 2014 chính là giọt nước làm tràn ly, khiến Malaysia Airlines càng rơi vào tình cảnh khốn đốn sau nhiều năm kinh doanh chật vật trước sự cạnh tranh gay gắt trong khu vực.
Kiều Oanh
Theo Thanhnien
Chủ tịch tự sát, hàng loạt dự án của Keangnam có nguy cơ chết yểu
Một loạt dự án xây dựng của Keangnam tại Việt Nam, Sri Lanka, Ethiopia và Algeria có thể đổ vỡ, do tập đoàn này bị hủy niêm yết khỏi sàn giao dịch chứng khoán, sau khi các khoản thua lỗ đã lớn hơn cả vốn chủ sở hữu.
Keangnam đang đối mặt nguy cơ phá sản (Ảnh: Yonhap)
Công ty xây dựng tầm trung của Hàn Quốc hiện đang nằm trong tâm điểm của một vụ bê bối hối lộ liên quan tới Thủ tướng Lee Wan-koo và các cộng sự thân cận của Tổng thống Park Geun-hye. Theo nhiều nguồn tin, Keangnam đã triển khai một loạt dự án xây dựng tại 4 quốc gia trên trong những năm gần đây.
Cụ thể, Keangnam đang tham gia dự án xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải TP Việt Trì, trị giá 41 triệu USD và dự án phát triển "thành phố Keells" tại Colombo, Sri Lanka trị giá 134,8 tỷ won (122,94 triệu USD), theo website công ty này.
Dự án phát triển thành phố Keells bao gồm việc xây dựng một khách sạn 5 sao, hai tòa chung cư và một tòa tháp văn phòng cùng một trung tâm hội nghị.
Phát biểu trên tờ Korea Times, một người phát ngôn của tập đoàn này cho biết nhiều dự án của họ đang được triển khai ở 4 quốc gia trên nhưng không cung cấp chi tiết.
"Chúng tôi đã tham gia kinh doanh tại những nước này trong nhiều năm qua", người phát ngôn Kim Jin-baek nói. "Chỉ một số thông tin hạn chế được đăng tải trên website. Còn nhiều dự án khác ở nước ngoài chúng tôi đang thực hiện".
Lãnh đạo của các đơn vị chủ nợ chính của Keangnam, gồm ngân hàng Korea Eximbank, Korea Trade Insurance Corp. và ngân hàng Shinhan, cho biết vẫn không chắc sẽ xử lý ra sao đối với các dự án của Kaengnam ở nước ngoài.
Công ty này đang xin tòa cho quyền thụ lý tài sản.
"Nếu đề nghị được chấp thuận, tòa án sẽ đưa ra các hướng dẫn về vấn đề này", lãnh đạo một ngân hàng chủ nợ cho biết. "Nếu đề xuất bị bác bỏ, Keangnam sẽ buộc phải thanh lý tài sản".
Hôm thứ 4, công ty này đã phải hủy niêm yết trên sàn chứng khoán Hàn Quốc do số lỗ đã ăn thâm hết vốn. Điều này có nghĩa là công ty cần phải được bơm thêm vốn bởi các bên cho vay hoặc các cổ đông mới để có thể tiếp tục triển khai dự án ở nước ngoài. Tại Hàn Quốc, Keangnam cũng quản lý hàng chục dự án xây dựng.
"Không có gì là chắc chắn vào thời điểm này, chúng tôi đang theo dõi diễn biến vụ việc", một quan chắc ngân hàng Shinhan cho biết.
Trong khi đó, Keangnam hiện cũng dính vào một vụ kiện tại Madagascar. Theo Cơ quan giám sát tài chính Hàn Quốc (FSS), công ty này có nguy cơ phải bồi thường 110 tỷ won (hơn 100 triệu USD) do bị công ty xây dựng Dynatec Madagascar của châu Phi khởi kiện.
Theo FSS, công ty xây dựng của châu Phi kiện Keangnam với lập luận công ty này phải chịu trách nhiệm về sự chậm tiến độ trong một dự án xây dựng nhà máy điện. Phòng thương mại và công nghiệp sẽ có phán quyết về vụ việc trong tương lai gần, một quan chức của FSS cho biết.
Được thành lập năm 1951, Keangnam Enterprises là công ty xây dựng đầu tiên của Hàn Quốc vươn ra thị trường quốc tế, khi thắng thầu dự án của một hãng truyền hình Thái Lan năm 1956. Sau đó công ty mở rộng hoạt động ra Trung Đông, Sri Lanka, Cameron và Malaysia trong những năm 1970.
Tháng 2/1973, họ chính thức niêm yết, trở thành công ty xây dựng đầu tiên lên sàn giao dịch chứng khoán.
Thanh Tùng
Theo Dantri/Korea Times
Các dự án của Keangnam có nguy cơ phá sản Nhiều dự án xây dựng do tập đoàn Keangnam (Han Quôc) đang triển khai tại Viêt Nam, Sri Lanka, Ethiopia và Algeria có thể sẽ bị sụp đổ sau khi tập đoàn này phải rút khỏi thị trường chứng khoán vì thua lỗ. Văn phòng tập đoàn Keangnam tại Seoul - Ảnh: Yonhap Tờ Korea Times (Han Quôc) hôm 15.4 cho biết Keangnam...