Make in Viet Nam – xu hướng thúc đẩy doanh nghiệp Việt sáng tạo và phát triển
“Make in Viet Nam” là slogan được Bộ TT&TT tạo ra với mục đích thúc đẩy ngành công nghiệp ICT trong nước, nhấn mạnh vào sự chủ động sáng tạo, thiết kế các sản phẩm công nghệ cao của người Việt.
Các sản phẩm “Made in Vietnam” là khái niệm nói về xuất xứ hàng hoá được được gia công, chế tác giai đoạn cuối cùng là tại Việt Nam, mà có thể các thành phần, nguyên liệu được xuất xứ từ các quốc gia khác. Khái niệm “Made in Vietnam” không quan tâm tới công nghệ được nhập khẩu từ đâu, đơn thuần là lắp ráp hay là nghiên cứu chế tạo, miễn là giá trị đó được sản sinh tại Việt Nam.
“Make in Viet Nam” là slogan được Bộ TT&TT tạo ra nhằm hiệu triệu các doanh nghiệp Việt với khả năng làm chủ công nghệ, sáng tạo, thiết kế chủ động, nâng cao giá trị gia tăng và góp phần đưa đất nước nhanh chóng trở thành quốc gia công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại.
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đã chia sẻ tại buổi khai mạc diễn đàn quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam năm 2018: “Make in Viet Nam” sẽ là tuyên bố của chúng ta. Sáng tạo tại Việt Nam, làm ra tại Việt Nam, thiết kế tại Việt Nam, sản xuất tại Việt Nam”. Các chuyên gia nhận định rằng Việt Nam hoàn toàn có đủ điều kiện và năng lực để làm được như các nước phát triển công nghệ trên thế giới.
Mặc dù là một khái niệm mới mẻ với người tiêu dùng Việt, tuy nhiên đã có rất nhiều sản phẩm “Make in Viet Nam” có chất lượng tốt được khách hàng đón nhận.
Rạng Đông “ghi điểm” với giải pháp chiếu sáng thông minh
Thực tế là có nhiều doanh nghiệp mong muốn làm chủ công nghệ và năng lực sản xuất để tạo ra các sản phẩm “Make in Viet Nam”. Ông Nguyễn Đoàn Kết – Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông, chia sẻ rằng đây là khát vọng mà doanh nghiệp này đã đeo đuổi trong suốt 60 năm hình thành, xây dựng và phát triển công ty.
Tháng 4/2011, Rạng Đông thành lập Trung tâm R&D với tổng mức đầu tư ban đầu lên đến 20 tỷ đồng và hàng năm dành 2% doanh thu đầu tư cho các dây chuyền công nghệ tiên tiến và 20% lợi nhuận sau thuế đầu tư cho nghiên cứu và phát triển. Điều này đánh dấu bước đi đầu tiên của doanh nghiệp này để hiện thực hoá khát vọng sản xuất các sản phẩm “Make in Viet Nam”. Khi hầu hết các doanh nghiệp chiếu sáng trong nước vẫn sản xuất đèn LED bằng phương thức OEM và ODM, hiện Rạng Đông khẳng định đã làm chủ hoàn toàn công nghệ sản xuất.
Xác định rằng Smart lighting chính là công nghệ tương lai của ngành chiếu sáng, năm 2020, Rạng Đông tiếp tục thành lập Trung tâm R&D Công nghệ số tạo nền tảng tiếp tục phát triển Hệ sinh thái LED – 4.0 và triển khai Chiến lược Chuyển đổi số toàn Công ty giai đoạn 2020 – 2025, tầm nhìn 2030.
Video đang HOT
Các sản phẩm “Make in Viet Nam” thuộc giải pháp RalliSmart của Rạng Đông
Theo đại diện Rạng Đông, RalliSmart – Giải pháp chiếu sáng thông minh 4.0 của Rạng Đông ứng dụng G-S-HCL (Green – Smart – Human Centric Lighting) là sản phẩm “Make in Viet Nam” của người Việt và vì người Việt.
Tháng 11/2020, Rạng Đông được nhận Giải thưởng Thành phố Thông minh Việt Nam – Vietnam Smart City Award 2020 do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức. Giải pháp chiếu sáng G-S-HCL trong tòa nhà, căn hộ thông minh của Rạng Đông được đánh giá xếp hạng 5 sao trong nhóm Các giải pháp Công nghệ số cho Thành phố thông minh tại Hạng mục “Giải pháp cho tòa nhà/căn hộ thông minh”.
Trước đó, Hệ sinh thái LED 4.0 của Rạng Đông cũng vinh dự nhận danh hiệu “Top 1 Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích nhất năm 2020″ trong Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tại Hà Nội.
RalliSmart đã khẳng định được năng lực sản xuất của Rạng Đông, nhưng đồng thời cũng thể hiện sức sáng tạo với trí tuệ của người Việt, góp phần nâng cao vị thế của sản phẩm “Make in Viet Nam” trên trường quốc tế.
Thông tin chi tiết về Rạng Đông và giải pháp chiếu sáng thông minh 4.0 RalliSmart, truy cập: www.RangDong.com.vn
Giải bài toán năng lượng bằng thiết bị thông minh Make in Vietnam
Bộ giám sát tiêu thụ điện thông minh do Vconnex sản xuất đang góp phần giải bài toán quốc gia về khủng hoảng năng lượng mà Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đề cập tại Diễn đàn phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam.
Làm chủ công nghệ để giải bài toán năng lượng Việt Nam
Bất chấp những tác động của đại dịch Covid-19, các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam vẫn có sự tăng trưởng vượt bậc trong năm qua, cả về số lượng và doanh thu.
Không chỉ vậy, nhiều doanh nghiệp công nghệ số trong nước còn đang từng bước làm chủ các công nghệ lõi, từ đó giúp nâng cao giá trị các sản phẩm công nghệ Việt để từng bước chinh phục thị trường trong nước và bước ra toàn cầu.
Tuy vậy, tại Diễn đàn phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam được tổ chức mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh, việc làm chủ công nghệ chỉ thực sự có ý nghĩa khi giải được bài toán Việt.
Theo đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định: "Chuyển đổi số phải giải quyết những nỗi đau quốc gia mà nhiệm vụ đầu tiên là phòng chống Covid-19, sau đó là các bài toán nhức nhối về khủng hoảng năng lượng, cạn kiệt tài nguyên, biến đổi khí hậu, già hóa dân số...".
Bộ giám sát tiêu thụ điện thông minh Vconnex do Việt Nam nghiên cứu, sản xuất. Ảnh: Trọng Đạt
Trong các bài toán kể trên, tiết kiệm năng lượng và phát triển năng lượng xanh là hai chiến lược tiên quyết cần thực hiện để giải quyết vấn đề năng lượng quốc gia. Nếu như mỗi một cá nhân, gia đình, doanh nghiệp, tổ chức đều có ý thức tiết kiệm điện và sử dụng năng lượng xanh thì bài toán về cạn kiệt năng lượng sẽ sớm có lời giải thỏa đáng.
Thực tế thời gian qua đã xuất hiện không ít những giải pháp, sản phẩm công nghệ trong nước hướng tới mục tiêu góp phần giải quyết bài toán năng lượng Việt Nam. Đơn cử như sự xuất hiện của của Bộ giám sát tiêu thụ điện thông minh Vconnex - sản phẩm vừa lọt top 10 hạng mục Sản phẩm số tiềm năng của Giải thưởng Sản phẩm công nghệ số Make in Vietnam năm 2021.
Được nghiên cứu, phát triển hoàn toàn bởi đội ngũ kỹ sư trong nước, Bộ giám sát tiêu thụ điện thông minh Vconnex là sản phẩm đo điện thông minh Made in Vietnam duy nhất trên thị trường được trang bị tính năng theo dõi điện hai chiều. Với thiết bị này, người dùng có thể cùng lúc giám sát lượng điện tiêu thụ và điện mặt trời hòa lưới theo thời gian thực.
Ngoài việc giám sát mức độ tiêu thụ điện, Bộ giám sát tiêu thụ điện thông minh Vconnex còn có khả năng theo dõi lượng điện mặt trời hòa lưới. Ảnh: Trọng Đạt
Đặc biệt, nhờ ứng dụng công nghệ IoT (Vạn vật kết nối), người dùng có thể cài đặt ngưỡng tiêu thụ theo định mức và nhận được cảnh báo qua smartphone khi tiêu thụ vượt ngưỡng, từ đó điều chỉnh hành vi tiêu dùng theo hướng tiết kiệm hơn. Việc thống kê, báo cáo theo giờ, ngày, tháng, năm cũng giúp người dùng lên kế hoạch sử dụng điện hợp lý.
Chia sẻ với VietNamNet, đại diện Vconnex cho biết, thiết bị giám sát tiêu thụ điện năng thông minh này được sản xuất với sứ mệnh hỗ trợ đắc lực cho người dùng trong việc tiết kiệm điện và sử dụng năng lượng điện mặt trời.
Trong trường hợp người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm ngoại, thông tin về dữ liệu tiêu thụ điện của quốc gia sẽ bị lộ lọt ra nước ngoài. Do đó, sự xuất hiện của những bộ giám sát tiêu thụ điện năng nội như Vconnex còn góp phần giúp giải quyết bài toán người Việt làm chủ nguồn tài nguyên dữ liệu Việt.
Cơ hội của doanh nghiệp Việt trên thị trường thiết bị điện thông minh
Một trong những tiêu chí quan trọng của giải thưởng Make in Vietnam là tính ứng dụng và giá trị thực tế mang lại cho người sử dụng và doanh nghiệp. Điều này có nghĩa, sản phẩm công nghệ được ghi nhận phải có tính thương mại cao và có sức lan tỏa trên thị trường.
Ra mắt tháng 7/2021, đến nay Vconnex đã bán ra hơn 1.000 thiết bị thông qua cả hai hình thức bán hàng truyền thống và thương mại điện tử. Đặc biệt, thiết bị này là cầu nối để đội ngũ thợ điện truyền thống có thể mở lòng và dễ dàng tiếp cận với lĩnh vực điện thông minh. Đây là nhân tố được kỳ vọng sẽ trở thành lực lượng chủ lực lan tỏa sản phẩm công nghệ Việt đến tay người tiêu dùng.
Bộ giám sát tiêu thụ điện thông minh Vconnex có cách lắp đặt khá đơn giản, có thể thực hiện dễ dàng bởi giới thợ điện truyền thống. Ảnh: Trọng Đạt
Theo ông Nguyễn Đức Quý - CEO Vconnex: "Giải thưởng Make in Vietnam là một động lực to lớn để chúng tôi hoàn thiện sản phẩm, vượt ra khỏi giới hạn phòng nghiên cứu, mang lại giá trị thực cho người sử dụng, người bán hàng và cả doanh nghiệp.".
"Không chỉ là thiết bị đo điện thông thường, Bộ giám sát tiêu thụ điện năng thông minh Vconnex là sản phẩm ứng dụng nhiều công nghệ IoT như cloud computing, edge computing, fog computing, over the air và trong tương lai sẽ là big data, AI khi mà lượng người dùng đủ lớn.", ông Quý nói.
Theo thống kê của Statista, doanh thu thị trường thiết bị quản lý năng lượng trong mảng smarthome tại Việt Nam hiện khoảng 9 triệu USD. Với tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm giai đoạn 2021-2026 đạt khoảng 18%, doanh thu thị trường này sẽ đạt 20 triệu USD vào năm 2026.
Dự kiến sẽ có khoảng 2,7 triệu hộ gia đình Việt Nam sử dụng thiết bị quản lý năng lượng thông minh trong 5 năm tới đây. Tỷ lệ thâm nhập của loại thiết bị này vào các hộ gia đình Việt Nam hiện đạt mức 3,9% trong năm nay và được dự báo sẽ tăng lên 11,2% năm 2026. Đây chính là cơ hội để Bộ thiết bị giám sát điện năng Vconnex có thể mở rộng tầm ảnh hưởng.
Bộ giám sát tiêu thụ điện thông minh Vconnex có kích cỡ chỉ tương đương một cụm aptomat đôi. Ảnh: Trọng Đạt
Theo nhà sản xuất bộ thiết bị này, phần lớn các sản phẩm trong phân khúc thị trường nhà thông minh hiện nay vận hành khá phức tạp, đòi hỏi một hệ thống đồng bộ, cùng với đó là chi phí không hề nhỏ.
Các sản phẩm nhà thông minh của Vconnex, trong đó có Bộ giám sát tiêu thụ điện năng sẽ đi theo hướng bán thiết bị đơn lẻ thay vì bán giải pháp. Việc cấu hình những thiết bị thông minh này rất đơn giản, chỉ cần người thợ điện truyền thống thay vì sự hỗ trợ của nhân viên kỹ thuật. Người dùng cũng có thể chọn lắp đặt những thiết bị thông minh cụ thể tuỳ thuộc theo nhu cầu.
Với việc nắm trong tay 100% công nghệ lõi và tỷ lệ nội địa hóa linh kiện lên đến 90%, Vconnex đang hướng tới việc tăng quy mô sản xuất, bán hàng để hạ giá thành sản phẩm. Đó là cách mà doanh nghiệp công nghệ Việt Nam này dự định thực hiện để người tiêu dùng Việt có thể tiếp cận nhiều hơn nữa các sản phẩm của mình.
Trung Quốc phạt Alibaba, Tencent cùng hàng loạt doanh nghiệp công nghệ Trung Quốc đã phạt Alibaba, Tencent cũng như hàng loạt doanh nghiệp khác vì không chấp hành quy định chống độc quyền về tiết lộ các giao dịch. Ủy ban quản lý nhà nước về Điều tiết thị trường (SAMR) vừa công bố danh sách 28 thương vụ vi phạm các quy định chống độc quyền. 5 vụ liên quan đến các đơn...