Mái trường mến yêu qua góc nhìn của thầy giáo vùng cao
Bằng những lời ca dung dị, giản đơn, thầy giáo Hà Văn Mười đã “phác họa” bức tranh chân thực của những ngôi trường vùng cao đầy hạnh phúc giữa bao la mây trời…
Mái trường mến yêu hiện lên đầy dung dị qua góc nhìn của thầy giáo vùng cao Hà Văn Mười. Ảnh NVCC.
“Trường vùng cao mến yêu”
“Trường vùng cao mến yêu” là tên ca khúc tự sáng tác, song cũng là khát vọng hướng đến của thầy Hà Văn Mười, giáo viên Trường Tiểu học Tà Chải, huyện Bắc Hà ( Lào Cai).
Khi biết tin “đứa con tinh thần” của mình đạt giải, thầy Mười bảo: “Tôi bất ngờ lắm khi bài hát đạt giải tại Cuộc thi Sáng tác ca khúc về thầy cô và mái trường. Vì lời ca tôi viết rất đơn giản, chỉ nghĩ làm sao để gần gũi nhất với học sinh, đặc biệt là học sinh miền núi nơi tôi đang giảng dạy. Nhưng tiếc là sức khỏe không đảm bảo để về Hà Nội nhận giải…!”.
Thầy Mười tâm sự, ca khúc sáng trong một hoàn cảnh không có gì đặc biệt và chỉ mất khoảng 30 phút nghỉ giải lao giữa các tiết dạy để hoàn thành phần lời. Ngay tối hôm đó, ca khúc được thầy phổ nhạc và gửi cho chính con gái là người đầu tiên thể hiện. Song chất liệu để làm nên tác phẩm lại được người thầy vùng cao tích lũy trong suốt 10 năm đi dạy.
“Trường vùng cao mến yêu” cũng là khát vọng hướng đến của thầy Hà Văn Mười. – Ảnh NVCC
Tất cả những hình ảnh đặc trưng nhất, đẹp đẽ nhất của vùng cao thầy Mười tích lũy đã được gửi gắm trong từng lời hát. “Quanh co những con đường dẫn về bản em, qua bao con suối, qua bao đèo cao, em vẫn đến trường. Núi nghiêng mình yêu thương, đón tia nắng hồng ban mai, lấp ló đan xen hòa vào trời mây…”.
Dừng những lời ca đầy dung dị, thầy Mười bộc bạch: “Đặc trưng của vùng cao là đèo dốc quanh co, suối sâu, núi cao… Và đó cũng là con đường đến trường mỗi ngày của học sinh ở đây. Phải nói vất vả lắm, tôi rất khâm phục học trò của mình. Vì thế, tôi muốn mượn nhạc để phác họa lại, làm cho nó thơ mộng hơn, đẹp đẽ hơn, khích lệ tinh thần các em”.
Khâm phục những lứa học trò nghèo khó không chỉ vượt qua trùng điệp núi đồi, mà còn tiếp nối muôn vàn khó khăn, “rào cản” về phong tục tập quán, điều kiện kinh tế… để theo đuổi con chữ. Thầy Mười lại càng khát khao tạo dựng ngôi trường hạnh phúc. Nơi những đứa trẻ không chỉ được đi học cái chữ, mà “Những tiếng cười hồn nhiên, tiếng hát vui vang vọng mái trường”, nơi “Thầy cô em hiền lắm, dạy em bao điều hay. Em mến thầy yêu cô, yêu quê hương, mái trường của em”.
Chắp cánh tình yêu âm nhạc cho học trò
Năm 2010, chàng trai trẻ Hà Văn Mười xách ba lô vượt gần 400km từ quê hương Phú Thọ “ngược núi” lên huyện vùng cao Bắc Hà (Lào Cai) dạy học. Nhận công tác tại Trường PTDTBT Tiểu học Nậm Khánh được 2 năm, thầy Mười được điều chuyển về giảng dạy tại Trường Tiểu học Na Hối. Từ tháng 9/2019 đến nay, thầy nhận nhiệm vụ mới tại Trường Tiểu học Tà Chải.
3 lần chuyển công tác, tại 3 đơn vị trường học đều đóng chân ở địa bàn miền núi, với muôn vàn khó khăn đặc thù. Có lẽ, bởi vậy nên thầy Mười hiểu rõ học sinh của mình cũng như sự đổi thay của giáo dục ở vùng khó.
Video đang HOT
“Còn nhớ ngày đầu lên đây nhận công tác, tôi là giáo viên dạy nhạc đầu tiên của trường nên rất tâm lý và bộn bề lo lắng. Nhìn các em đến manh áo, chiếc dép và miếng ăn còn thiếu; dạy học chữ đã khó thì học nhạc sẽ như thế nào? Rồi các em sẽ đón nhận môn học này ra sao?” – thầy Mười giãi bày.
Hơn 10 năm công tác tại vùng cao, thầy Mười đã qua 3 lần chuyển công tác và giảng dạy nhiều thế hệ học sinh đồng bào dân tộc thiểu số. Ảnh NVCC.
Rồi tiết học đầu tiên diễn ra đầy bất ngờ và thú vị, với những ánh mắt “tròn, dẹt”, hứng khởi của bọn trẻ. Lo lắng của thầy giáo trẻ dần tan biến theo từng câu hát “ngọng líu, ngọng lô” và những cánh tay nối tiếp nhau.
Cô học trò người Mông tên Giàng Thị Hoa mà thầy Mười dạy năm học 2017 – 2018, cho đến giờ vẫn luôn là niềm tự hào. “Khi đó em học lớp 3, tại Trường Tiểu học Na Hối. Ngày đầu tiên nhận lớp, tôi đã phát hiện ra phía sau vẻ rụt rè, nhút nhát đặc trưng của học sinh ở đây thì em có cảm thụ âm nhạc tốt, rất có tố chất. Những giờ học sau, tôi dành thêm thời gian để tâm sự với em thì biết thêm là em rất thích hát” – thầy Mười nhớ lại.
Phát hiện tố chất của trò, thầy Mười đã thường xuyên tạo cơ hội để em được thể hiện sở thích, phát triển năng khiếu bản thân. Đồng thời tâm sự, động viên, khích lệ để “phá vỡ” rào cản tâm lý, giúp em tự tin hơn. Từ cô bé với ánh mắt dè chừng, sợ sệt với người lạ, Hoa đã trở thành “cây” văn nghệ của trường.
Nhiều gương mặt sáng giá trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ ở Bắc Hà là “thành quả” đầy tự hào của thầy Mười.
“Nhưng bất ngờ hơn cả là đúng năm học đó em đã đạt giải A cuộc thi Chúng em hát về thầy cô giáo nhân dịp 20/11 do huyện tổ chức. Giờ em học lớp 6 rồi, nhưng vẫn là cây văn nghệ tại trường theo học” – thầy Mười khoe.
Không chỉ có Hoa, những gương mặt sáng giá về các hoạt động văn hóa, văn nghệ ở nhiều trường học vùng khó tại Bắc Hà, như: Trần Trung Đức, Giàng Thị Vân, Mai Phương Thảo, Hà Thị Thu Hoài… là “thành quả” mà thầy Mười luôn tự hào khi nhắc đến.
“Tôi muốn khơi gợi và chắp cánh tình yêu âm nhạc cho học trò vùng cao. Bởi âm nhạc, không chỉ tạo cảm giác thoải mái, vui vẻ hơn khi đến lớp, đến trường. Mà qua đó còn giúp các em gỡ bỏ mọi khoảng cách và rèn luyện sự tự tin, bản lĩnh, từ đó chủ động lĩnh hội tri thức và vững bước trên những con đường xa hơn” – thầy Mười chia sẻ.
Chủ động sách giáo khoa cho học sinh vùng khó
Trước thềm năm học mới, việc chuẩn bị SGK đã được các địa phương, ngành GD, nhà trường nỗ lực để HS không phải học "chay"; điều này đặc biệt ý nghĩa trong điều kiện dịch Covid-19 diễn biến phức tạp..
Đảm bảo SGK cho HS vùng khó trước thềm năm học mới. Ảnh: Đức Trí
Ban ngành, cá nhân cùng vào cuộc
Ông Bùi Văn Tiến - Trưởng phòng GD&ĐT Bắc Hà (Lào Cai) bày tỏ: Việc đảm bảo SGK cho HS năm học mới đặc biệt với HS khối 1, 2, 6 bước vào thay sách không đáng lo ngại
Bởi số HS thuộc diện khó khăn đã được hưởng chế độ cấp phát SGK miễn phí của Chính phủ. Còn HS thuộc diện "thoát" nghèo nhưng vẫn khó lại được hưởng chế độ hỗ trợ của UBND Tỉnh Lào Cai. Như vậy gần 100% HS đều nhận được hỗ trợ SGK đầu năm học mới.
Với số HS ở thị trấn, gia đình cán bộ công chức, có thu nhập... thì việc mua 1 bộ SGK hơn 200 nghìn đồng hoàn toàn nằm trong khả năng. Và thực tế, nhiều năm nay, HS huyện Bắc Hà không còn tình trạng thiếu SGK.
Tuy nhiên, ông Tiến cho biết vẫn chỉ đạo các nhà trường chuẩn bị sẵn một số lượng SGK cũ bằng cách xã hội hóa từ phụ huynh, thầy cô; sử dụng lại SGK còn tốt từ tủ sách dùng chung trong các nhà trường... để hỗ trợ cho HS khi cần.
"Bằng nhiều cách Bắc Hà sẽ cố gắng cao nhất để tất cả HS khi bước vào năm học mới có đủ SGK, đảm bảo cho quá trình dạy học hiệu quả. Năm nay, ngành tiếp tục quan tâm tới HS khối 1, 2,6 học theo CTGDPT 2018 có đủ SGK cần thiết ..." - ông Bùi Văn Tiến trao đổi.
HS vùng cao Bắc Hà (Lào Cai) không còn tình trạng thieus SGK. Ảnh: Đức Trí
Trường PTDTBT TH xã Mậu Long (Yên Minh - Hà Giang) có gần 40% HS thuộc diện được cấp phát miễn phí SGK song vẫn còn 60% HS thuộc diện khó khăn phải tự mua sách cũng cần được hỗ trợ.
Thầy Phạm Văn Tường, Hiệu trưởng chia sẻ: Nhà trường đã lập danh sách 60% số HS thuộc diện cần hỗ trợ SGK gửi về Phòng GD&ĐT Yên Minh. Song việc hỗ trợ hoàn toàn cho số HS này khó khả thi bởi ngân sách có hạn mà nhiều trường có HS thuộc diện cần hỗ trợ.
Để HS không học "chay" và tình trạng thiếu SGK làm ảnh hưởng tới dạy và học của HS, GV trường đã lên phương án hỗ trợ số HS thuộc diện khó khăn nhưng không nằm trong diện được cấp SGK miễn phí (đặc biệt HS khối 1, 2).
Một mặt, trường sẽ tính toán sát sao những đầu sách, thiết bị học tập cần thiết, bắt buộc để tư vấn cho phụ huynh mua ở mức thấp nhất. Cùng đó, ứng trước kinh phí đặt mua SGK theo đăng ký của phụ huynh rồi thu về dần trong suốt năm học.
Với trường hợp gia đình HS có hoàn cảnh quá khó khăn, không có khả năng chi trả trường dùng khoản kinh phí tiết kiệm từ các hoạt động giáo dục trong năm để hỗ trợ hoàn toàn.
Trường Tiểu học Trung Lý 1 (Mường Lát - Thanh Hóa) cũng nằm ở vùng đặc biệt khó khăn với 100% HS người dân tộc, phụ huynh đa phần làm nương rãy... tuy nhiên nhiều năm nay nhà trường đều có phương án để mọi HS có đủ SGK.
Thầy Lê Quang Tùng - Hiệu trưởng cho biết: Để chuẩn bị SGK cho năm học 2021-2022, trường đã lập danh sách HS khối 2 gửi lên phòng GD&ĐT xin hỗ trợ. HS các khối tiếp tục dùng sách năm học trước còn tốt và đã được bổ sung.
Với 60% HS thuộc diện hộ nghèo được cấp kinh phí học tập thì sẽ trích ra mua sắm. 40% HS không được hỗ trợ, sẽ huy động kinh phí từ nhà trường, xã, các mạnh thường quân.
Để khắc phục việc đổi 1 số đầu SGK lớp 1 năm trước (Toán, Tiếng Việt, Đạo đức), năm nay chọn lại không dạy tiếp, trường đang cố gắng huy động xã hội hóa để mua đủ các đầu sách này. Với các môn có thể dùng chung SGK nhà trường tận dụng 2-3HS/cuốn. Đảm bảo đủ SGK với môn vận động ngoài trời để GV tổ chức dạy học hiệu quả.
SGK và đồ dùng học tập được các trường vùng khó đặc biệt quan tâm tạo điều kiện hỗ trợ HS.
Thực tế ghi nhận từ những trường vùng khó cho thấy, quá trình thay SGK mới, BGH các trường đã chủ động, xác định được giải pháp hỗ trợ HS trong việc mua sắm SGK và đồ dùng học tập theo nhiều cách khác nhau để đảm bảo HS có sách, không HS nào phải học "chay".
Hơn thế, việc xã hội hóa từ các nguồn khác nhau (cơ quan, doanh nghiệp, cá nhân, giáo viên...) để trang cấp SGK cho HS được các nhà trường đẩy mạnh. Không chỉ Ban giám hiệu mà đội ngũ GV trong quá trình nghỉ hè rất tích cực vận động, huy động SGK cũ, kinh phí mua SGK mới cho HS.
Thầy Phạm Văn Mạnh - GV Trường Tiểu học Trung Lý 1 chia sẻ: Bên cạnh sự hỗ trợ của nhà trường, GV về nghỉ hè đều có ý thức xin SGK cũ còn sử dụng được để hỗ trợ HS. HS đủ SGK thì việc dạy và học của thầy và trò mới đạt hiệu quả. Hỗ trợ SGK cho học trò vừa là tình cảm vừa là trách nhiệm của người thầy.
Tiếp bước học sinh tới trường
PGS.TS Nguyễn Văn Tùng - Phó Tổng biên tập Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXBGDVN) cho biết: Để khắc phục khó khăn do đại dịch Covid-19, trên 18.000 bộ SGK đã được trao tặng đến tay HS.
NXBGDVN trao tặng 800 bộ SGK lớp 1, lớp 2, lớp 6 cho HS có hoàn cảnh khó khăn của tỉnh Hưng Yên
Đây là hoạt động từ thiện xã hội nằm trong khuôn khổ của Chương trình 50.000 bộ SGK "Cùng tiếp bước em đến trường" do NXBGDVN tổ chức thực hiện trong năm học 2021 - 2022.
Hơn 50.000 bộ SGK lớp 1, 2, 6 tương đương trị giá trên 10 tỷ đồng sẽ được trao cho HS có hoàn cảnh khó khăn, HS là con em thương binh, liệt sĩ trên cả nước.
Năm nay, do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến hết sức phức tạp, việc vận chuyển sách đến các tỉnh/thành gặp nhiều khó khăn nhưng ngay từ 5/2021, NXBGDVN đã chủ động làm việc với Sở GD&ĐT các địa phương, tổng hợp số lượng HS có hoàn cảnh khó khăn để gửi tặng SGK đến các em.
Tính đến giữa tháng 7/2021, Chương trình "Cùng tiếp bước em đến trường" của NXBGDVN đã trao tặng 18.150 bộ SGK đến 23 tỉnh/thành: Bắc Kạn, Điện Biên, Hà Giang, Hải Phòng, Lạng Sơn, Phú Thọ, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Yên Bái, Hưng Yên, Lào Cai, Lai Châu, Quảng Nam, Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Thuận, Ninh Thuận, Long An, Đak Nông, Lâm Đồng, Vĩnh Long...
Trong thời gian tới, NXBGDVN tiếp tục phối hợp với các địa phương còn lại để trao tặng toàn bộ số sách tới các em HS có hoàn cảnh khó khăn trước khi năm học mới bắt đầu.
Ngành Giáo dục triển khai thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ.
Trẻ mầm non làm quen tiếng Anh: Vẫn "khan" nhân lực Phát triển đa ngôn ngữ từ sớm được chuyên gia giáo dục khẳng định cần thiết và đóng vai trò quan trọng cho quá trình phát triển chung của trẻ. Làm quen tiếng Anh sớm giúp trẻ tăng cường khả năng giao tiếp. Ảnh: NTCC Tại Lào Cai, ngành Giáo dục đã quan tâm và đáp ứng nhu cầu của nhiều bố mẹ...