Mái tóc bóng mượt như mây
Người xưa đã có nhiều phương thuốc bí truyền có thể “đổi trắng thay đen” cho mái tóc.
Người xưa còn để lại những ghi chép ngoạn mục, mà trong đó họ đã tìm ra rất nhiều cách giúp cho tóc đẹp.
Truyền thuyết kể lại, thời Xuân Thu, cả gia đình Ngũ Tử Tư nước Sở bị Sở Bình Vương giết hại. Tử Tư chạy trốn sang nước Ngô, trong lòng đầy buồn lo, bi phẫn. Hôm sau, đến gần con suối, Tử Tư soi mình xuống suối hốt trùng hoạn nạn, tiền đồ khốn khó có thể khiến con người sớm bạc tóc.
Từ đó mà biết trạng thái tinh thần với tóc bạc có quan hệ với nhau. Ai mà không muốn mình có một vẻ ngoài hoàn hảo? Người xưa còn để lại những ghi chép ngoạn mục, mà trong đó họ đã tìm ra cả cách “đổi trắng thay đen” cho mái tóc con người. Thực tế không rõ đến đâu, nhưng trên ghi chép là có thật.
Cái tóc – góc người
Trong y văn xưa, người ta coi phần râu, lông, tóc là phần tồn tại nhờ vào lượng dư thừa của khí huyết sau khi cung cấp phần cần thiết cho các cơ quan nội tạng. Bởi thế, nếu khí huyết không đầy đủ (khí hư và thiếu máu), lông, tóc không được nuôi dưỡng, đương nhiên sẽ không óng mượt.
Khí huyết suy nhược, các khí quan cũng giảm sức lực theo, sắc mặt trở nên xanh xao không sức sống, da dẻ cũng không còn nhẵn mịn, tóc cũng sẽ khô xác. Thận được cho là bộ phận ảnh hưởng tới tóc. Trong “Nội kinh” nói: Tóc là tinh hoa của thận, ý là như vậy.
Tinh thần thoải mái giúp tóc khỏe đẹp hơn (Ảnh minh họa).
Dưới lớp kính hiển vi, có thể quan sát rõ 3 lớp của một sợi tóc. Bộ phận trung tâm nhất là chất lông tủy, lớp thứ yếu gồm phần nước, đồng thời có tính đàn hồi được gọi là chất da lông, lớp ngoài được gọi là da trên lông.
Video đang HOT
Tóc mọc ra từ mao nang của chân bì trên da dẻ, xung quanh mao nang có tuyến bã nhờn phân tiết chất nhờn để làm tóc và da đầu tươi nhuận, bóng mượt.
“ Cái răng cái tóc là góc con người “. Mái tóc khỏe đẹp khiến ta thêm tự tin và duyên dáng. Nó không chỉ gia tăng vẻ nữ tính mà còn có tác dụng bảo vệ cho đầu.
Vào mùa hè, mái tóc có thể ngăn ngừa bức xạ của tia tử ngoại, mùa đông, mái tóc giữ ấm cho da đầu. Mồ hôi trên đầu cũng qua tóc mà bốc hơi ra. Cho nên bảo vệ tóc không chỉ là làm đẹp mà còn để giữ gìn sức khỏe.
Dùng mỹ phẩm với chất tẩy rửa sạch trung tính kèm với hương liệu trong thời gian dài sẽ khiến tóc khô đi và không ngừng bị tổn hại, dễ gãy, rụng tóc, bạc tóc. Chưa kể những nguy hại khác dưới tác dụng của thuốc uốn, nhuộm, duỗi, ép, sấy… Máy sấy để gần quá sẽ làm khô vàng tóc và bỏng nhẹ da đầu.
Những “y án” dễ bắt chước hơn cả
Trung y cho rằng kinh Thái Dương và kinh mạch Đốc của cơ thể con người, một chạy từ lưng đến đầu, một chạy từ xương sống đến đầu, hai kinh này đều thuộc về thận, khí huyết họ giao tiếp ở đầu. Nếu thận suy nhược thì da đầu khô, tóc rụng.
Những ai mắc chứng này có thể kiên trì vỗ nhẹ da đầu mỗi ngày, sau một thời gian, hiện tượng rụng tóc sẽ giảm dần. Bên cạnh đó, có thể kết hợp với thuốc Bắc để khí huyết lưu thông tốt hơn, tránh nhuộm uốn tóc để tóc có thể dần hồi phục, trở lại trạng thái óng mượt tự nhiên.
Trong cung đình đời Thanh, có rất nhiều phương bí truyền làm đẹp tóc ít người biết. Dựa theo những ghi chép trong y án Thanh cung, Từ Hy Thái Hậu và hoàng đế Quang Tự đề sử dụng nước chưng của rễ cây Đông hành Táo thoa lên trên tóc vài lần mỗi ngày để dưỡng tóc.
Có thể làm dài tóc bằng lá dâu tằm (Ảnh minh họa).
Táo có mùi vị ngọt, bình, không độc, rễ cây táo có công hiệu hoạt huyết, thanh nhiệt, khu phong, trợ giúp tóc sinh trưởng. Phương thuốc này có rất sớm trong “Như Y phương”, “Thánh Huệ phương” – một cổ phương lưu truyền trước đời Tống. Trong “Quả bộ” quyển 29 của “Bản thảo cương mục” có ghi: “lấy 3 thốn rễ cây Đông hành Táo đặt ngang trên chõ mà chưng, khi hai đầu ra nước thì lấy nước đó đắp lên tóc, tóc sẽ dễ sinh trưởng”.
Vậy rễ cây Đông hành Táo là gì? Có người cho rằng không có chứng minh đầy đủ trong sách vở. Có người lại cho rằng đó là phần rễ cây táo bò về hướng Đông.
Trong quan niệm ngũ hành của người xưa thì phương Đông thuộc mộc, rễ cây mọc theo hướng Đông là tốt nhất. Tuy nhiên, trong thực tế ngày nay, chỉ cần rễ cây táo là được, không nhất định là hướng Đông hay hướng Tây.
“Từ Hy Quang Tự Y Phương Tuyển Nghị” cũng ghi lại phương thuốc khiến tóc dễ sinh trưởng, đơn giản nhờ hai loại lá: lá dâu và lá tầm ma. Thêm nước vào hai loại lá này rồi sắc cô lên, lấy nước thuốc gội đầu.
Số trước, chúng ta đã có dịp nói về tác dụng làm sáng mắt của lá dâu, nhưng không chỉ dừng lại ở đó, lá dâu tằm còn có tác dụng làm dài tóc. Chính vì tác dụng đó mà “Bản thảo đồ kinh” gọi lá dâu là lá thần tiên (Thần tiên diệp). Theo ghi chép, lá này có thể dùng để uống thay cho trà, khiến con người thông minh.
Trong khi đó, lá tầm ma được Chân Quyền đời Đường khẳng định trong “Dược tính luận” như sau: Lá tầm ma ngâm nước, dùng nước ngâm gội đầu nhuận tóc và khiến tóc dễ dài, không mọc tóc bạc. Hai loại lá này dùng chung với nhau có công hiệu khử phong thanh nhiệt, mượt tóc, đẩy mạnh quá trình sinh trưởng của tóc.
Ngoài ra, gừng và nhân sâm cũng là một kết hợp đáng kể và đơn giản trong các bài thuốc chữa rụng tóc và giúp cho râu tóc nhanh mọc trở lại. Vỏ gừng tươi sấy khô rồi đem nghiền tán bột nhuyễn với nhân sâm. Mỗi lần dùng lấy gừng tươi thái lát chấm bột thuốc xát chà lê chỗ da bị rụng tóc. Cách một ngày dùng một lần.
Trong phương này, vỏ gừng tươi vị cay, tính mát, có thể làm tóc đen. Nhân sâm có công hiệu bổ nguyên khí, tỳ, phế. Nhân sâm có thể cải thiện hệ tiêu hóa, tăng sức ăn, kích thích khí quản tạo máu, vì thế mà thúc đẩy lông tóc sinh trưởng.
Trong dân gian còn có nhiều thuật làm óng mượt tóc khác, như mỗi lần sau khi gội đầu lấy một thau nước sạch pha vào vài giọt giấm gạo, dùng tay khuấy đều rồi gội và xả lại một lần. Nước đậu nành cũng rất tốt cho tóc.
Những bí phương dưỡng tóc độc đáo nhất
Đặc biệt nhất, trong “Phổ Tế Phương” còn ghi lại cách gội đầu bằng mật lợn để giúp tóc tự nhiên óng mượt. Nguyên liệu cực kỳ đơn giản: 1 túi mật lợn. Cách thực hiện: Lấy mật đổ vào trong chậu nước, để dùng riêng.
Tiếp đó, pha chế dầu nhũ hương. Cách pha chế cụ thể là lấy nhũ hương tinh khiết đập nát lớn cỡ như hạt gạo, sau đó đem ngâm trong dầu vừng (mè) đen (tỉ lệ 1:16), 7 ngày sau là dùng được. (Nguyên gốc của nhũ hương là từ nhựa cây, sau đó được tinh chế thành một loại bột màu trắng hay trắng đục).
Về cách dùng, lấy nước mật lợn gội đầu trước, đợi khi tóc khô ráo lại dùng dầu nhũ hương bôi lên tóc.
Có rất nhiều phương thuốc bí truyền của người xưa để làm đẹp tóc (Ảnh minh họa).
Trong cuốn “Bản thảo cương mục”, Lý Thời Trân đời Minh viết rằng: “Mật lợn tính hàn có thể thắng nhiệt, trơn có thể nhuận táo”, “cho mật vào nước dùng gội đầu, loại bụi bẩn, làm óng mượt tóc, đồng thời không làm mất đi chất nhờn trên tóc”.
Nhũ hương vừa làm thơm tóc lại vừa giảm ngứa, hoạt huyết tán ứ, xúc tiến sự tuần hoàn máu của mao huyết quản vùng đầu, từ đó khiến tóc được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng. Huyết sung túc thì tóc đen tự nhiên và óng mượt.
Dầu vừng đen vị ngọt, hơi hàn, có thể khiến tóc bóng mềm, mọc tóc, đồng thời khiến tóc đen. Vì dầu nhũ hương chế thành từ nhũ hương và dầu mè đen nên có công hiệu nhuận tóc, đen tóc, mọc tóc, là vật quý báu bảo vệ tóc của thiên nhiên.
Hạt thầu dầu (đại ma tử) là thứ hạt giúp cho tóc chắc khỏe, mượt mà. Muốn thế, hãy giã nát hạt thầu dầu, đem hấp chín, vắt lấy nước rồi lấy nước này bôi lên tóc. Hạt thầu dầu có chứa nhiều dầu giúp dưỡng ẩm cho mái tóc thêm phần óng ả (theo “Như Y phương”).
Không chỉ có vậy, hạt thầu dầu tán bột mịn ngâm trong nước vo gạo một đêm, hôm sau vớt bỏ bã thuốc, mỗi ngày sáng sớm dùng nước ngâm hạt thầu dầu gội đầu còn giúp chữa chứng hói đầu. Phương này liên tục sử dụng một tháng thì sẽ có hiệu quả.
Độc đáo hơn cả có lẽ là phương thuốc biến tóc vàng hoe cháy nắng thành tóc đen nhánh từ cây ngô đồng và sữa mẹ. Đem cây ngô đồng vỏ trắng đốt thành tro trộn với sữa mẹ và bôi lên tóc. Danh y Lý Thời Trân còn cho rằng quả ngô đồng giã lấy nước, nhổ đi tóc bạc rồi dùng nước đó bôi lên sẽ mọc lên tóc đen.
Xem ra, những màn “đổi trắng thay đen” ngoạn mục và đảm bảo không có tác dụng phụ đã được nghiên cứu và áp dụng từ khi còn chưa ra đời các hóa chất nhuộm tóc muôn hồng ngàn tía như ngày nay.
Theo Đông Nhan (Đang yêu)