Mái ấm của ba chị em người Mông ở Đồn biên phòng Lũng Cú
Cha mất sớm, mẹ bỏ nhà đi mất tích, ba chị em ruột người dân tộc Mông tại xã Ma Lé (Đồng Văn, Hà Giang) rơi vào cảnh mồ côi cha mẹ.
Kèm 3 chị em Thò Thị Dính học tập buổi tối tại đồn Biên phòng Lũng Cú.
Cha nuôi miền biên viễn
Chứng kiến hoàn cảnh đáng thương đó cán bộ, chiến sĩ đồn Biên phòng Lũng Cú (BĐBP Hà Giang) đã đón về nuôi dưỡng, cho đi học. Những đứa trẻ bơ vơ, không nơi nương tựa lại có một gia đình mới với những người cha áo lính.
Thiếu tá Nguyễn Hữu Dậu, nhân viên Đội Kiểm soát hành chính, Đồn Biên phòng Lũng Cú là người gắn bó dạy bảo trực tiếp hàng ngày 3 đứa trẻ chia sẻ: 15 ngày sau khi bố đẻ của 3 đứa trẻ mất vì bệnh thì mẹ cũng bỏ đi dắt theo con bò giống – tài sản lớn nhất trong nhà. Hơn 4 năm trôi qua, chưa một lần người mẹ ấy về tìm các con hoặc ai biết thông tin.
Mồ côi cha mẹ khi đứa lớn nhất mới 11 tuổi, tiếp theo 8 tuổi, út 4 tuổi. Ông bà nội ngoài 70, “kéo cầy trên đá” để nuôi cháu ăn học cũng không đủ. Cuộc sống khó khăn khiến chị cả Thò Thị Dính và em trai Thò Mí Và sớm phải tham gia lao động phụ giúp gia đình. Việc học của các em đứng trước nguy cơ đứt đoạn.
Trong quá trình phụ trách địa bàn, chứng kiến hoàn cảnh bất hạnh của 3 đứa trẻ, cán bộ chiến sĩ Đồn Lũng Cú đã đề xuất với Bộ chỉ huy BĐBP Hà Giang đưa về đồn nuôi dạy, chăm sóc và được chấp nhận.
Tuy nhiên để đón được 3 đứa trẻ về đồn không dễ bởi trong suy nghĩ của bà con dân tộc: “Thiếu thốn đến mấy cũng không “cho” cháu, giao cho bộ đội nuôi làm sao còn nhớ đường về gia đình. Để ở nhà, chỉ có ngô khoai ăn cũng lớn. Học ít không quan trọng…”, thiếu tá Nguyễn Hữu Dậu chia sẻ.
Cán bộ chiến sĩ đồn phải bàn bạc, phối hợp với chính quyền địa phương, bí thư chi bộ xã, trưởng thôn nhiều lần xuống nhà gặp gia đình vận động, giải thích. Khi hiểu tình cảm của bộ đội dành cho 3 đứa trẻ, mong muốn các cháu có tương lai tốt hơn thì ông bà nội mới đồng ý để cán bộ đồn đưa 3 cháu về nuôi.
Video đang HOT
Ban chỉ huy đồn Lũng Cú đã thành lập tổ chăm sóc 5 người đảm trách nuôi dạy 3 cháu. Trong đó thiếu tá Nguyễn Hữu Dậu trực tiếp dạy bảo hàng ngày. Những người lính Biên phòng quanh năm quen với sương gió biên thùy… bỗng trở thành những người cha nuôi, tỉ mỉ cẩn trọng với nhiệm vụ nuôi dạy trẻ.
Thiếu tá Nguyễn Hữu Dậu vượt hơn 150km đưa cháu Thò Mí Và xuống Hà Giang chữa bệnh.
Đồng hành với bà con dân tộc nơi biên giới
Nhớ lại ngày đầu 3 đứa trẻ được đón về đồn bắt đầu cuộc sống mới, thiếu tá Nguyễn Hữu Dậu cho biết: Dù chuẩn bị trước tâm lý các con chưa quen môi trường mới song không thể ngờ chúng khóc nhiều vì nhớ nhà và nhất mực đòi về. “Lúc đó, anh em chiến sĩ chỉ biết kiên nhẫn dùng tình cảm yêu thương để dỗ dành, động viên như chính con mình. Ngày nào trôi qua bình yên thì cán bộ, chiến sĩ yên tâm ngày ấy bởi nỗi lo chúng sẽ tìm cách trốn, băng rừng về nhà và gặp nguy hiểm luôn thường trực…”.
Và cũng để 3 đứa trẻ bớt nhớ nhà, yên tâm ở đồn, những ngày cuối tuần cán bộ chiến sĩ dù bận công việc đến mấy cũng cắt cử nhau dành thời gian đưa về thăm ông bà. Vì thế các cháu thêm yên tâm và nhanh chóng hòa nhập ở môi trường sống mới…
Thiếu tá Nguyễn Hữu Dậu cho biết thêm khi mới đón về đồn, chiều cao cân nặng của 3 đứa trẻ đều nhỏ thó so với các bạn cùng tuổi. Kĩ năng sống thiếu và yếu, không biết tự chăm sóc, vệ sinh cá nhân. Đặc biệt rụt rè và sợ người lạ mỗi khi ai đến gần. Sức học của 2/3 đứa trẻ đều ở mức trung bình.
Tuy vậy, sau thời gian ngắn dưới sự chăm sóc của cán bộ, chiến sĩ đồn Lũng Cú từ bữa cơm, giấc ngủ… đến hướng dẫn tập thể dục đều đặn mà thể trạng 3 chị em đều tăng nhanh, khỏe mạnh. Và nhờ sự kèm cặp sát sao của cán bộ chiến sĩ đồn, cùng sự quan tâm, chỉ bảo hết lòng của các cô giáo tại trường mà học lực Thò Thị Dính và Thò Mí Và đều đạt học lực loại khá, giỏi tại lớp.
Không có sự dạy bảo của bố mẹ, trẻ em dân tộc lại ít tiếp xúc với xã hội, tiếng Kinh không sõi… nên 3 chị em bị hạn chế nhiều mặt. Do đó sự hỗ trợ kiến thức văn hóa chỉ là một phần, quan trọng hơn phải giáo dục, bồi đắp kĩ năng sống khi các em chuẩn bị bước vào tuổi lớn. Và chỉ có như vậy mới giúp các em nhanh chóng hòa nhập cùng môi trường mới. Đó là vấn đề tổ chăm sóc và thiếu tá Nguyễn Hữu Dậu đặt ra để thực hiện.
Thật may mắn, thiếu tá Nguyễn Hữu Dậu có quá trình dài bám sát địa bàn, người dân, nên hiểu rõ văn hóa, thói quen phong tục tập quán người Mông. Anh còn thành thạo tiếng Mông nên dễ dàng hơn trong việc hướng dẫn 3 đứa trẻ từ việc nhỏ nhất như vệ sinh cá nhân, rửa mặt đánh răng, giặt quần áo, gấp chăn màn, dọn dẹp phòng ở, chăm sóc vườn rau…
Với Thò Thị Dính bước vào tuổi dậy thì, thiếu tá Nguyễn Hữu Dậu bàn bạc, phối hợp với giáo viên chủ nhiệm để dạy bảo, hỗ trợ kiến thức sức khỏe sinh sản, chia sẻ những điều thầm kín thay vai trò người mẹ…
“Dạy bảo, chăm sóc 1 đứa trẻ đã khó, 3 đứa trẻ đủ lứa tuổi một lúc là việc không dễ dàng. Tuy nhiên được đơn vị phân công, bản thân những người lính cũng yêu thương 3 đứa trẻ như con nên tất cả coi đây như nhiệm vụ và trách nhiệm hết mình, dành tình yêu thương cho các cháu. Chúng tôi làm thật tốt nhiệm vụ này lớn hơn cả vì các cháu, nhưng cũng là uy tín, danh dự của những người lính Biên phòng với đất nước, nhân dân…”,thiếu tá Nguyễn Hữu Dậu bày tỏ.
Thiếu tá Hà Văn Đô, Phó chủ nhiệm chính trị BĐBP Hà Giang cho biết: Trong những năm qua, cán bộ chiến sĩ Đồn Biên phòng Lũng Cú không chỉ thực hiện tốt chương trình “Nâng bước em tới trường” mà còn triển khai hiệu quả mô hình “Con nuôi Đồn Biên phòng”. Có thể làm tốt song hành 2 công việc này bởi tất cả luôn nâng cao ý thức trách nhiệm, đồng hành với khó khăn của bà con dân tộc nơi biên giới.
Nữ sinh dân tộc Mông vượt khó học giỏi
Nữ sinh Giàng Thị Si, người dân tộc Mông đã và đang nỗ lực trên hành trình chinh phục tri thức để làm giàu đẹp cho quê hương.
Nữ sinh dân tộc Mông vượt khó học giỏi.
Tự lập từ sớm
Sinh ra và lớn lên ở Sơn La một tỉnh miền núi phía Tây Bắc, là chị cả trong một gia đình có 4 anh chị em, có em gái mắc bệnh Down nên Giàng Thị Si thấu hiểu được những nhọc nhằn, vất vả của cha mẹ. Bởi vậy, em luôn nhắc nhở bản thân phải cố gắng, nỗ lực học tập tốt để có thể giúp đỡ gia đình, vươn lên thoát khỏi cảnh đói nghèo.
Từ nhỏ, Si đã bộc lộ tinh thần hiếu học, trường tiểu học cách nhà hơn 15km do đi lại vô cùng khó khăn, nhiều bạn cùng trang lứa bỏ học giữa chừng để ở nhà làm nương rẫy, nhưng với Giàng Thị Si, cô gái nghị lực luôn khao khát được đến trường, em đã vượt qua nhiều khó khăn, tạm xa gia đình để tới trường nội trú học tập.
Lên cấp 3, em may mắn thi thi đỗ vào trường PT DTNT của tỉnh Sơn La, sau khi tốt nghiệp Si xét tuyển vào ngành Kinh doanh Quốc Tế - Khoa Quốc Tế (Đại học Thái Nguyên), cô gái người Mông ấy lại tiếp tục vượt quãng đường gần 400km để về TP. Thái Nguyên sinh sống và học tập.
Nữ sinh người dân tộc Mông Giàng Thị Si (ngoài cùng bên phải) luôn cố gắng nỗ lực mỗi ngày để thay đổi cuộc sống.
"Nhớ lại thời điểm mới xa nhà để lên trường nội trú học, em cảm thấy mọi thứ đều bỡ ngỡ, xa gia đình từ khi còn quá nhỏ ở độ tuổi vẫn cần được bố mẹ bao bọc, đã có lúc em bật khóc vì nhớ bố mẹ, nhưng không vì thế mà em bỏ cuộc. Được sự quan tâm của thầy cô, bạn bè, em đã lấy đó làm động lực để cố gắng nhiều hơn. Dần dần em cũng nhanh chóng hòa nhập được với môi trường và cố gắng, nỗ lực rèn luyện để trở thành người có ích cho xã hội." Si xúc động chia sẻ
Với cố gắng nỗ lực không ngừng, nhiều năm liền em được nhận nhận khen của nhà trường vì đã có thành tích xuất sắc trong học tập. Với tính cách giản dị, hòa đồng em luôn được thầy cô, bạn bè quý mến. Tuy là người dân tộc thiểu số nhưng Si luôn tích cực tham gia các hoạt động của trường lớp, khiêm tốn, giúp đỡ bạn bè, Si là tấm gương sáng để nhiều học sinh người dân tộc thiểu số noi theo.
Hành trình vươn tới ước mơ
Từ một học sinh nói tiếng phổ thông chưa sõi, nay Si đã trở thành sinh viên năm cuối Khoa Quốc tế (ĐH Thái Nguyên), được học tập trong một môi trường năng động, sáng tạo, đa ngôn ngữ, có cơ hội gặp gỡ và học hỏi bạn bè từ khắp các nước trên thế giới, cô gái người dân tộc Mông Giàng Thị Si đã không ngừng cố gắng, chăm chỉ và nhờ thông thạo tiếng Anh Si đã từng bước gặt hái được những trái ngọt đầu tiên.
Giàng Thị Si vinh dự là một trong những sinh viên của Khoa Quốc tế báo cáo tại hội thảo quốc tế về hợp tác đa ngành lần thứ 18 do Đại học Thái Nguyên phối hợp cùng Trường Đại học Philipine Christian tổ chức; Chứng nhận tham gia hội trại anh ngữ Clever camp; Bên cạnh đó, nhờ tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa, hoạt động phong trào như gây quỹ từ thiện, tổ chức chương trình ngoại khóa, hiến máu tình nguyện... nhờ đó Si đã nhận được nhiều giấy khen, chứng nhận của tổ chức Đoàn Hội.
Giàng Thị Si tích cực tham gia hoạt động đoàn và các phong trào thanh niên.
Chia sẻ về ước mơ của mình, Si cho biết: Quê hương em hiện nay vẫn còn nhiều khó khăn, đời sống nhân dân còn khổ cực chủ yếu dựa vào lao động chân tay, chưa biết phát triển kinh tế. Chính vì vậy, em sẽ học tập thật tốt, để sau này trở về cống hiến cho địa phương, góp sức xây dựng quê hương trở nên văn minh giàu đẹp hơn. Đồng thời, góp phần thay đổi nhận thức của người dân tộc Mông...
ThS. Đặng Mai Hương giáo viên chủ nhiệm lớp IBK9B khoa Quốc tế (ĐH Thái Nguyên) cho biết: Giàng Thị Si là học sinh người dân tộc thiểu số, tuy nhiên với tính cách năng động, hoạt bát, cầu thị luôn tích cực và không ngừng học hỏi, Si đã có được kết quả học tập tốt, trau dồi và rèn luyện được nhiều kỹ năng như giao tiếp, thuyết trình, đặc biệt nhờ trang bị tốt ngoại ngữ, cụ thể là Tiếng Anh Si đã có thể tự kiếm thêm thu nhập thông qua các công việc làm thêm và phát triển bản thân ở môi trường quốc tế.
Người giảng viên đam mê nghiên cứu khoa học Không chỉ có nhiều đóng góp trong hoạt động chuyên môn của Trường Sĩ quan Không quân, Thiếu tá Nguyễn Chí Vĩ - Chủ nhiệm bộ môn Cơ sở kỹ thuật điện thuộc Khoa Kỹ thuật cơ sở còn có nhiều đề tài, sáng kiến khoa học, góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng giảng dạy ở trường.Thiếu tá Nguyễn Chí Vĩ...