Machimosaurus rex: Loài cá sấu nước mặn to lớn nhất từng được con người phát hiện
Machimosaurus là một chi thuộc họ Teleosauridae sống vào thời kỳ Jura muộn. Hóa thạch của chúng được tìm thấy ở Morocco, Thụy Sĩ. Các hóa thạch khác được tìm thấy ở Anh, Pháp, Đức, và Bồ Đào Nha.
Machimosaurus là một chi thuộc họ Teleosauridae sống vào thời kỳ Jura muộn (Kimmeridgia và Tithonia). Các hóa thạch của chúng được tìm thấy ở Morocco, Thụy Sĩ. Các hóa thạch khác được tìm thấy ở Anh, Pháp, Đức, và Bồ Đào Nha và mới đây ở Tunisia.
Các nhà cổ sinh vật học đang đào những hóa thạch của Machimosaurus rex.
Hình dáng hóa thạch hộp sọ của loài cá sấu khổng lồ Machimosaurus rex.
Bắc Phi trong kỷ nguyên Mesozoi được xem là lãnh địa của những loài vật khổng lồ và trong đó có những loài vật với cái tên khá quen thuộc như Thằn lằn gai (Spinosaurus), cá mập trắng Carcharhinus, Carcharodontosaurus, Paralititan, Sarcosuchus…
Trong những năm gần đây, một loài cá sấu mới đã được phát hiện và đặt tên là King Machimosaurus (Machimosaurus rex). Hóa thạch của loài này được tìm thấy ở sa mạc Morocco, mẫu hóa thạch này là một hộp sọ dài 1,6 mét và toàn bộ cuộc khai quật được tài trợ bởi National Geographic.
Nhóm khai quật hóa thạch cá sấu Machimosaurus rex.
Đầu năm 2016, nhóm nghiên cứu đã xuất bản một bài nghiên cứu có tiêu đề “The largest thalattosuchian (Crocodylomorpha) supports teleosaurid survival across the Jurassic-Cretaceous boundary” và chính thức đặt tên cho loài cá sấu khổng lồ này là Machimosaurus rex.
Đánh giá từ hóa thạch của Machimosaurus rex, các nhà cổ sinh vật học suy đoán rằng loài này có thể dài tới 9,6 mét và nặng tới gần 3 tấn. Từ đó có thể thấy rằng Machimosaurus rex là loài cá sấu nước mặn lớn nhất từng được con người phát hiện. Trong khi đó, các loài cá sấu nước mặn khác sống trong thời đại Trung Sinh có kích thước nhỏ hơn, chẳng hạn như loài Dakosaurus và Metriorhynchus. Nhưng trên thực tế, nếu gộp cả 2 loài cá sấu nước mặn và cá sấu nước ngọt vào với nhau thì kích thước của loài Machimosaurus rex vẫn còn nhỏ bé hơn so với các loài như Purussaurus, Sarcosuchus hay loài Deinosuchus.
Machimosaurus rex sở hữu một cái đầu dài, nhưng mõm của chúng khá mỏng đồng thời chúng sở hữu những hàng răng tròn, ngắn và sắc nhọn trong miệng. Mũi của chúng được mọc ở trên đỉnh đầu, đây là đặc điểm ưu việt để có thể thở trong môi trường biển. Ngoài ra, chúng sở hữu cặp mắt mọc trên đỉnh đầu khá giống với các loài cá sấu ngày nay.
Thông qua phân tích và mô phỏng hóa thạch, các nhà cổ sinh vật học cho rằng Machimosaurus rex có một thân hình khá mảnh khảnh nhưng cái đuôi của chúng lại khá dài và rộng để có thể hỗ trợ quá trình di chuyển dưới biển và duy trì sự cân bằng của cơ thể. Từ đó có thể thấy rằng loài Machimosaurus rex đã tiến hóa để thích nghi với cuộc sống dưới đại dương và có thể bơi với vân tốc rất nhanh.
Federico, một nhà cổ sinh vật học tại Đại học Bologna ở Ý, người đã tham gia nghiên cứu cho biết, hộp sọ của Machimosaurus rất lớn, nhưng răng của chúng lại ngắn, dày và tròn, điều đó cho thấy chúng sở hữu lực cắn cực kì lớn và hoàn toàn có thể nghiên nát mai rùa chỉ trong một cú đớp. Giới nghiên cứu suy đoán rằng thức ăn chính của chúng là các loài cá và các loài khủng long, động vật gần bờ, trong khi các loài động vật biển khác như rùa thì chỉ được coi là “món tráng miệng” mà thôi.
Phương thức săn mồi của loài cá sấu khổng lồ này khá tương đồng với những loài cá sấu hiện đại, chúng sẽ nằm phục kích con con mồi hoặc chờ đợi những con khủng long bất cẩn tiến đến và sau đó thực hiện một cuộc tấn công bất ngờ với tốc độ cao và kéo con vật đen đủi chìm dần xuống mặt biển.
Các vết cắn của loài cá sấu khổng lồ này cũng từng được tìm thấy trên một số mẫu hóa thạch của loài khủng long Cetiosaurus được tìm thấy ở Anh. Điều này đồng nghĩa với việc môi trường sống của chúng không chỉ thu hẹp ở Bắc Phi như các loài cá sấu khác như , Spinosaurus, Carcharodon.
Tên đầu đủ của loài cá sấu khổng lồ này là Machimosaurus rex, bao gồm tên chi và tên loài, bởi vì Machimosaurus rex không phải là loài duy nhất được tìm thấy trong chi Machimosaurus.
Machimosaurus rex (ngoài cùng bên phải) là loài có kích thước lớn nhất trong chi Machimosaurus.
Hóa thạch của chi cá sấu Machimosaurus được tìm thấy đầu tiên tại Thụy Sĩ vào đầu thế kỷ 19 và nó được đặt tên theo nhà cổ sinh vật học người Đức von Schone và nó được xem là loài cá sấu lớn nhất được biết đến trong thời kỳ kỷ Jura.
Hiện tại có 5 loài trong chi Machimosaurus và Machimosaurus rex là loài mới nhất và lớn nhất từng được phát hiện. Đánh giá từ hóa thạch của cá sấu Machimosaurus, chúng từng tồn tại ở Thụy Sĩ, Pháp, Anh, Bồ Đào Nha, Đức, Áo, Morocco, và dường như chúng có mặt trên khắp Châu Âu thời tiền sử. Sự phân bố của cá sấu Machimosaurus có liên quan đến sự phân bố đất và biển từ kỷ Jura muộn đến kỷ Phấn trắng sớm. Bởi trong khoảng thời gian đó, đại dương đã tràn vào Châu Âu và Bắc Phi, và hiển nhiên đây là môi trường sống của cá sấu Machimosaurus.
Việc phát hiện ra Machimosaurus rex không chỉ làm mới giới hạn kích thước của cá sấu biển thời kỳ Mesozoi mà còn mở rộng giới hạn sinh tồn của các loài Machimosaurus đến kỷ Phấn trắng, từ 130 triệu đến 120 triệu năm trước.
Trước đây, có quan điểm cho rằng có một sự kiện tuyệt chủng ở cuối kỷ Jura và khiến cho nhóm động vật giống cá sấu tên teleosaurid bị tuyệt diệt trong sự tuyệt chủng này. Nhưng việc phát hiện ra Machimosaurus rex hé lộ nếu cuộc tuyệt chủng hàng loạt từng diễn ra, nó không giết chết sự sống trên khắp hành tinh. “Phát hiện mới cung cấp thêm bằng chứng cho thấy nhiều loài bò sát ở biển đã vượt qua biên giới và sống sót qua cuộc tuyệt chủng”, Brusatte – nhà cổ sinh vật học tại Đại học Edinburgh, Anh kết luận.
Phát hiện hóa thạch khoảng 200 triệu năm tuổi tại Gia Lai
Sáng 2/7, ông Nguyễn Quang Tuệ, Trưởng Phòng Quản lý di sản Văn hóa, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai cho biết: Nhận được tin báo từ cơ sở, trong lần đi thực địa mới đây, ông đã phát hiện khoảng 30 dấu tích của những vật thể lạ chưa xác định.
Khu vực phát hiện các hóa thạch Cúc đá tại bờ sông buôn Tơnia , xã Chư Gu, huyện Krông Pa (Gia Lai). Ảnh: Quang Tuệ (Sở VHTTDL tỉnh Gia Lai)
Mẫu ảnh và thông tin được gửi đến các nhà địa chất và khảo cổ học nhờ thẩm định. Đây chính là những hóa thạch Cúc đá - tên một nhóm các loài sinh vật biển thân mềm đã bị tuyệt diệt. Tuổi của những hóa thạch này có thể dao động ở mức 200 - 150 triệu năm cách ngày nay.
Theo đó, khu đất bên sông buôn Tơnia, xã Chư Gu, huyện Krông Pa có khoảng 30 dấu tích của những vật thể chưa xác định. Một số hiện vật đã bị nước cuốn trôi, trơ lại trên nền đất những hố lõm tròn. Một số khác bị mưa gió, sóng nước bào mòn, chỉ còn phần đáy, cong vòm như đáy chảo nhỏ trồi hẳn lên mặt đất. Tuy nhiên, đa số các vật thể loại này vẫn còn chìm trong đất, chỉ lộ thiên phần vật chất cứng nhất, bề mặt đo được có đường kính 20 - 30cm.
Mật độ hiện vật khá dày, có nơi chúng nằm cạnh nhau, nhưng không theo một trật tự nhất định. Nhiều khả năng các hiện vật này xuất lộ là do những năm qua, bờ sông Ba phía xã Chư Gu bị lở, khiến chúng bị nước cuốn trôi hoặc bào mòn.
Các hóa thạch Cúc đá được tìm thấy tại Gia Lai. Ảnh: Quang Tuệ (Sở VHTTDL tỉnh Gia Lai)
Ông Nguyễn Quang Tuệ đã chụp ảnh, đào thám sát một hiện vật sát mép nước và gửi những thông tin này đến các chuyên gia về địa chất, khảo cổ học trong nước.
Tiến sĩ La Thế Phúc, nguyên Giám đốc Bảo tàng Địa chất Việt Nam, người đang theo đuổi nhiều đề tài nghiên cứu về địa chất ở khu vực này cho biết: Đây chính là những hóa thạch Cúc đá - tên một nhóm các loài sinh vật biển thân mềm đã bị tuyệt diệt. Tuổi của những hóa thạch này có thể dao động ở mức 200 - 150 triệu năm cách ngày nay.
Theo Tiến sĩ Phúc, việc phát hiện các hóa thạch Cúc đá ở phía nam tỉnh Gia Lai, tiếp tục củng cố thêm nhận định đã có từ trước: Tây Nguyên từng là biển.
Các hóa thạch Cúc đá được tìm thấy tại Gia Lai. Ảnh: Quang Tuệ (Sở VHTTDL tỉnh Gia Lai)
Trước đó, hóa thạch Cúc đá đã được tìm thấy ở một số tỉnh như Cao Bằng, Đắk Nông... nhưng đây là lần đầu tiên, loại hiện vật có niên đại xa xưa này được phát hiện tại Gia Lai.
Cùng với những thông tin mới về khảo cổ học đá cũ và gỗ hóa thạch ở huyện Phú Thiện, thị xã Ayun Pa (Gia Lai) được công bố gần đây, hóa thạch Cúc đá ở huyện Krông Pa sẽ bổ sung, làm phong phú thêm bản đồ di sản địa chất và khảo cổ học tỉnh Gia Lai ở khu vực này.
Các Cúc đá nói trên không có giá trị về kinh tế mà chỉ có giá trị về mặt di sản địa chất, phục vụ quá trình nghiên cứu khảo cổ học. Chính quyền địa phương khuyến cáo người dân không nên nghe các thông tin thất thiệt, đào bới, phá vỡ nguyên trạng cấu trúc hóa thạch trên.
Theo kế hoạch của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai, sắp tới, đơn vị sẽ phối hợp với chính quyền địa phương có biện pháp quây vùng bảo tồn những Cúc đá hóa thạch này để phục vụ nghiên cứu khoa học, giáo dục và du lịch địa phương.
Phát hiện phân loài mới của loại vẹt nổi tiếng nhất nước Úc Vẹt mào đen đuôi đỏ (Calyptorhynchus banksii) là một loài chim trong họ Cacatuidae. Đây là một loài chim biểu tượng của nước Úc. Nhóm các chuyên gia nghiên cứu đến từ Viện bảo tàng Úc, Đại học Sydney, Đại học Edinburgh và Tổ chức Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp Australia (CSIRO) mới đây đã phát hiện ra phân loại vẹt...