Mách mẹ bí quyết rèn sự tập trung cho trẻ
Mẹ có thể tìm hiểu một số bí quyết sau để rèn luyện sự tập trung cho trẻ, chúng rất hiệu quả và thú vị đấy.
Những trò chơi và hoạt động đòi hỏi sự tập trung
Ghi nhớ với những lá bài
Hãy bắt đầu bằng 4,5 lá bài sau đó tăng dần lên để kích thích trẻ.
Ghép đường ray tàu hoả
Nhờ vào trò chơi này, trẻ sẽ phát triển được khả năng tập trung khi cố gắng ghép các đường ray một cách chính xác qua đó cũng giúp bé nâng cao kỹ năng toán học.
Chơi ghép hình
Cũng giống như với các lá bài, ban đầu hãy bắt đầu từ những hình dễ và đơn giản để bé ghép. Dần dần hãy tăng số lượng cũng như độ khó của trò chơi.
Xâu chuỗi hạt
Hãy băt đầu bằng những hạt có màu sắc khác nhau sau đó tạo ra quy luật, ví dụ như xâu các hạt màu xanh, đỏ, tím, vàng theo thứ tự rồi yêu cầu bé lặp lại 4, 5 lần.
Nghe đài hoặc nghe sách nói
Video đang HOT
Những hoạt động này sẽ đòi hỏi sự tập trung cao độ hơn rất nhiều so với việc xem ti vi. Với những quyển sách nói thì bé cần phải ngồi thật yên lặng và tập trung thì mới nghe được.
Những trò chơi phân loại
Để đơn giản bạn có thể sử dụng những chiếc cúc áo với những loại khác nhau để bé phân loại và sắp xếp những chiếc cúc giống nhau vào cùng một nhóm. Có thể là phân loại theo màu sắc, kích thước của cúc.
Học các bài hát hoặc thơ thiếu nhi cùng với con
Bạn có thể đọc từng dòng và bé sẽ nhắc lại. Làm lần lượt cho đến khi bé học thuộc cả bài. Bạn có thể mua những tập thơ có bao gồm cả hình ảnh để giúp bé nhớ nhanh hơn.
Đọc to cho bé nghe
Được nghe bố mẹ đọc với thời lượng tăng dần sẽ là cách rất tuyệt để giúp bé phát triển khả năng tập trung.
Tận dụng tối đa tính hiếu kì của trẻ
Thực tế đã chứng minh rằng, những đồ vật mới lạ, chuyển động, biến đổi thu hút sự chú ý của trẻ nhiều nhất. Một chiếc xe ô tô chuyển động, một chú ếch đồ chơi biết kêu, một con búp bê biết đi những đồ chơi đó sẽ phát huy tính hiếu kì của trẻ, làm cho trẻ tập trung chú ý quan sát và khám phá. Bạn có thể mua cho trẻ những đồ chơi tương tự như vậy, từ đó rèn luyện khả năng tập trung chú ý của trẻ. Đặc biệt là đối với những trẻ từ 0-3 tuổi thì áp dụng cách này sẽ có hiệu quả nhất để rèn luyện khả năng tập trung của trẻ.
Kết hợp với sự hứng thú để rèn luyện khả năng tập trung
Khi trẻ hứng thú với một sự vật, sự việc gì thì trẻ sẽ rất quan tâm, chú ý đến sự vật, sự việc đó. Trong cuộc sống, bạn thường gặp một hiện tượng là khi bố mẹ sai trẻ làm việc gì đó mà trẻ không thích lắm thì chúng thường làm một cách ứng phó hoặc không tập trung, nhưng nếu đó là việc trẻ có hứng thú thì trẻ sẽ rất tập trung và làm cẩn thận. Đối với các bé, hứng thú và tâm trạng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tập trung. Vì vậy bạn hãy chú ý kết hợp giữa hứng thú của trẻ với việc rèn luyện khả năng tập trung của chúng.
Ví dụ như bạn muốn rèn luyện hứng thú học chữ của trẻ, bạn hãy tận dụng đặc điểm trẻ thích nghe kể truyện, mua cho trẻ những quyển truyện tranh có chữ đi kèm. Trẻ vừa nghe bạn đọc truyện vừa nhìn vào trong sách, sau đó bạn dạy cho trẻ những chữ đơn giản trước, khiến cho trẻ vừa tập trung lại vừa có hứng thú học chữ.
Hiện nay có rất nhiều sản phẩm giúp trẻ vừa học vừa chơi, bạn có thể mua và cùng chơi với con mình. Ví dụ như bộ xếp chữ, bộ xếp hình, xếp màu. Khi bạn cùng chơi những trò đó vừa có thể khiến trẻ hứng thú, vui vẻ và lại vừa có thể rèn luyện khả năng tập trung của trẻ.
Trẻ cần xác định sự vật, sự việc để nâng cao khả năng tập trung
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta có thể rèn luyện cho trẻ khả năng tự giác tập trung thông qua việc xác định sự vật, sự việc hay mục đích. Ví dụ như “Quần áo của mẹ để ở đâu rồi?”, “Đồ chơi trên bàn thiếu cái gì rồi?”, hoặc yêu cầu trẻ vẽ một bức tranh thật đẹp làm quà sinh nhật tặng mẹ. Những điều ấy rất có lợi trong việc rèn luyện khả năng tập trung của trẻ. Đương nhiên, có rất nhiều cách để rèn luyện khả năng tập trung cho trẻ. Bạn có thể tùy theo đặc điểm tính cách của con mình để áp dụng những phương pháp rèn luyện có hiệu quả nhất.
Những điều cần nhớ để giúp phát triển sự tập trung cho trẻ
Hiểu con bạn
Nếu con bạn là một đứa trẻ hiếu động bẩm sinh, đừng ép buộc bé phải ngồi học thuộc thơ để rèn luyện sự tập trung. Thay vào đó, có thể đăng ký cho bé một khóa học phát triển kỹ năng thể thao. Nếu bé có hứng thú với nghệ thuật, hãy thử cho bé học vẽ tranh.
Khuyến khích bé hoàn thành mọi công việc
Hãy động viên bé tô màu xong bức tranh hoặc ghép xong bức hình còn dang dở trước khi làm việc khác. Thực hiện một nhiệm vụ cho đến cuối cùng là điều rất quan trọng để phát triển sức tập trung của bé.
Hạn chế làm nhiều việc cùng một lúc
Trẻ thường thích nói chuyện điện thoại, chơi điện tử hoặc xem tivi cùng một lúc. Hãy lên kế hoạch mỗi ngày để bé thực hiện những hoạt động cần sự tập trung, đồng thời hạn chế thói quen làm nhiều việc cùng một lúc của bé.
Tránh để bé bị làm phiền
Nếu bạn thấy bé đang tập trung ghép hình hoặc chơi logo, đừng ngắt quãng bé chỉ để hỏi xem bé muốn ăn gì hôm nay. Hãy đề nghị tương tự với các thành viên trong gia đình.
Theo Phununews
Bất ngờ: chơi game ít hơn 1h/ ngày rất tốt cho trẻ em
Trẻ em chơi game có lợi hơn chúng ta tưởng, tuy nhiên lợi ích chỉ thực sự có khi chúng chỉ chơi ít hơn 1h/ ngày.
Trẻ em chơi trò chơi video ít hơn 1h/ngày có được sự điều chỉnh tốt hơn hoạt trong các hành vi so với những đứa trẻ chưa bao giờ chơi game hoặc chơi quá nhiều.
Nghiên cứu của Đại học Oxford (Anh) được công bố trên tạp chí Pediatrics cho thấy, những đứa trẻ được chơi game nhưng không quá nhiều rất dễ gần và có nhiều khả năng hài lòng với cuộc sống hơn so với những đứa trẻ chơi game nhiều hơn, từ 1-3 tiếng mỗi ngày, những hiệu quả tích cực bắt đầu giảm dần.
Theo một nghiên cứu trên 5.000 trẻ nam và nữ ở độ tuổi từ 10-15, những đứa trẻ chơi game nhiều hơn khoảng thời gian này có những vấn đề như hiếu động thái quá; mất tập trung, không để tâm vào những việc mình làm; thể hiện sự thiếu rộng lượng với người khác hoặc cảm thấy không hài lòng về cuộc sống.
"Tôi hy vọng rằng kết quả của nghiên cứu này sẽ làm an tâm các bậc phụ huynh nghĩ rằng chơi game có hại cho những đứa con của họ. Và tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu về nhiều khía cạnh khác của việc chơi game như: các động lực thúc đẩy trẻ em chơi game hay sự ảnh hưởng của những thể loại game khác nhau đến trẻ em... ", TS. Andrew Przybylsk- tác giả nghiên cứu cho biết.
Theo Phununews.vn/DailyMail
Vì sao sĩ tử "học không vào"? Thấy con "trốn tránh" việc học khi kỳ thi đã rất gần, nhiều cha mẹ tưởng con ham chơi, chán học... Kỳ thực trẻ đang gặp vấn đề về tâm lý và dinh dưỡng. Con vô tư "chán học" Trong khi hầu hết bạn bè tạm "đoạn tuyệt" lướt facebook, dừng các hoạt động giải trí, thậm chí là cố "nhịn" môn thể...