Mạch máu người dài hơn 160.000 km
Sự thật về lượng máu, nước tiểu, nước bọt mà con người tạo ra trong suốt cuộc đời sẽ khiến chúng ta bất ngờ.
Thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy tuổi thọ trung bình của con người trên thế giới là 72 tuổi, tương đương 2,27 tỷ giây. Mỗi phút, có 30.000-40.000 tế bào da người được tái tạo, đồng nghĩa một lớp da mới sẽ hình thành mỗi 2-4 tuần, tương đương khoảng 1.000 lớp da trong suốt cuộc đời.
Bên dưới lớp da là hệ thống mạch máu gồm tĩnh mạch, động mạch và mao mạch. Tổng chiều dài của chúng là hơn 160.000 km, đủ để cuốn 4 vòng quanh xích đạo Trái Đất.
Chiều dài mạch máu người đủ cuốn 4 vòng xích đạo Trái Đất.
Thông qua mạch máu, trái tim của chúng ta bơm khoảng 7.500 lít máu mỗi ngày, tương đương khoảng 197 triệu lít máu trong suốt cuộc đời, có thể lấp đầy hơn 78 bể bơi Olympic.
Màu đỏ của máu đến từ protein huyết sắc tố (hemoglobin) và sắt. Cơ thể người trưởng thành có khoảng 3-4 g sắt, nhưng sẽ có 1,5 mg sắt được thay thế mỗi ngày. Do đó trong suốt cuộc đời, một người có thể hấp thụ ít nhất 39,4 g sắt.
Móng tay người dài ra trung bình 3,5 mm mỗi tháng, do đó nếu không cắt móng tay cả đời, bộ móng của bạn có thể dài tới hơn 3 m.
Video đang HOT
Shridhar Chilla, người giữ kỷ lục có bộ móng tay dài nhất thế giới đã nuôi móng khi 14 tuổi. Trước khi cắt bộ móng vào năm 82 tuổi, tổng độ dài móng tay của ông là khoảng 9 m, gần bằng chiều dài một chiếc xe buýt.
Tuy nhiên móng tay vẫn phát triển khá chậm so với tóc. Mỗi tháng, một sợi tóc dài thêm khoảng 12,5 mm, tương đương 10,8 m trong suốt cuộc đời.
Một thứ cũng được sản sinh từ cơ thể là nước bọt. Trung bình một người tiết ra 1 lít nước bọt mỗi ngày, tương đương hơn 26.000 lít trong suốt cuộc đời, đủ lấp đầy 36 bồn tắm cỡ 4 người.
Thế nhưng con số trên chẳng là gì so với chất nhầy (đờm và nước mũi), tiết khoảng 1,4 lít mỗi ngày và có thể lấp đầy khoảng 51 bồn tắm cỡ 4 người nếu thu thập trong cả đời.
Móng tay người có thể dài đến 3 m nếu không cắt trong hơn 70 năm.
Tiếp theo, chúng ta thải ra trung bình 400-2.000 ml nước tiểu mỗi ngày, tức là cả đời sẽ thải ra trung bình hơn 31.500 lít nước tiểu.
Một cơ quan thú vị khác là gan với khả năng tự tái tạo các mô bị mất. Một người có thể mất đến 65% khối lượng gan, nhưng chúng có thể tái tạo hoàn toàn chức năng sau vài tháng.
Nhìn chung, cơ thể chúng ta giống một cỗ máy thu nhỏ với khả năng tạo ra vô số tế bào, chất lỏng mỗi ngày. Tuy nhiên, hãy nhớ lông tai của bạn không thể mọc lại nếu mất đi.
Một bộ phận khác là não cũng không sản sinh nhiều tế bào trong suốt cuộc đời. Một người sinh ra với khoảng 90 tỷ tế bào thần kinh não, sẽ mất đi khoảng 60 tế bào mỗi phút. Nếu gặp chấn thương, não sẽ mất đến hàng triệu tế bào. Dù vậy, tính dẻo dai của não sẽ giúp các tế bào thần kinh còn lại đảm nhận vai trò của các tế bào bị mất và hình thành các kết nối mới.
Không có khối u để cắt bỏ, bác sĩ điều trị ung thư máu như thế nào?
Điều trị bệnh ung thư máu là sự kết hợp phác đồ đa mô thức. Các bác sĩ sẽ căn cứ vào sức khỏe, dạng bệnh và tuổi của bệnh nhân để có cách điều trị phù hợp.
Bệnh ung thư máu hay bệnh bạch cầu, thuộc loại ung thư ác tính. Ung thư máu được xác định khi bạch cầu trong cơ thể người bệnh tăng đột biến. Nguyên nhân của ung thư máu chưa được làm rõ nhưng có thể là do các tác động của môi trường như: ô nhiễm hóa học hay nhiễm chất phóng xạ.
Khác với nhiều loại ung thư thường gặp, ung thư máu không hình thành các khối u thể rắn. Thay vào đó, các tế bào ác tính sẽ phát tán khắp các mạch máu, hạch bạch huyết hay tủy xương.
Phương pháp được áp dụng để điều trị ung thư máu phụ thuộc vào loại ung thư máu mà bệnh nhân mắc phải. Cùng với đó còn có yếu tố tuổi của bệnh nhân, tốc độ diễn tiến của ung thư và các yếu tố liên quan đến căn nguyên bệnh. Có thể kể ra một vài phương pháp điều trị ung thư máu phổ biến như:
Hóa trị
Cũng giống như nhiều loại ung thư khác, hóa trị là phương pháp phổ biến hàng đầu để điều trị bệnh nhân mắc ung thư máu. Mục tiêu của phương pháp này là tiêu diệt các tế bào ung thư, bằng cách sử dụng thuốc chuyên nhắm vào các tế bào có tốc độ nhân đôi nhanh hiện diện trong cơ thể. Với bệnh ung thư máu, một liệu trình hóa trị thường có sự kết hợp của nhiều loại thuốc chống ung thư khác nhau.
Mặt trái của hóa trị là thuốc điều trị cũng sẽ tấn công cả những tế bào nhân nhanh khỏe mạnh, điển hình như tế bào tủy xương, tế bào nang lông, từ đó gây tác dụng phụ không mong muốn.
Xạ trị
Xạ trị ung thư máu là dùng tia phóng xạ liều cao để tiêu diệt các tế bào ung thư bên trong cơ thể. Các vị trí mà tia phóng xạ thường được tập trung vào là não bộ, lá lách hay bất kì bộ phận nào tập trung nhiều hồng cầu. Trung bình, mỗi liệu trình xạ trị sẽ được thực hiện liên tiếp 5 ngày/tuần và kéo dài nhiều tuần liền.
Cấy ghép tế bào gốc
Sau khi điều trị bằng hóa, xạ trị, các tế bào tạo máu của bệnh nhân thường bị tổn thương nghiêm trọng do tác dụng phụ. Do đó, các bác sĩ sẽ phải cấy ghép tế bào gốc tạo máu vào cơ thể bệnh nhân, để bù đắp lại số đã bị phá hủy trước đó. Các tế bào gốc sẽ được truyền vào mạch máu thông qua tĩnh mạch. Qua thời gian, tế bào gốc cấy ghép sẽ dần ổn định trong tủy xương của bệnh nhân và bắt đầu thực hiện chức năng sản sinh các tế bào máu khỏe mạnh.
Theo các chuyên gia, bệnh ung thư máu nếu được phát hiện sớm, điều trị kịp thời, tỷ lệ sống trên 5 năm của người bệnh có thể lên tới 80%. Tại Việt Nam, rất nhiều bệnh nhân ung thư máu đã được điều trị ổn định, quay trở về cuộc sống, học tập và làm việc bình thường. Vì thế, các gia đình cần giữ tâm lý lạc quan, tin tưởng điều trị, không mù quáng nghe theo các phương pháp chưa được kiểm chứng, mà bỏ lỡ thời gian điều trị cho bệnh nhân, khiến bệnh nhân mất cơ hội điều trị.
Mũ trùm đầu - công cụ đối phó nghi phạm chống đối Khi nghi phạm phản kháng bằng những cú khạc nhổ hoặc cắn xe, cảnh sát Mỹ sẽ dùng tới loại mũ trùm đầu chuyên dụng. Một số dạng mũ trùm đầu chỉ là chiếc túi lưới với phần miệng có vòng co giãn. Một số loại mũ khác có thêm lớp vật liệu (ví dụ: vải khẩu trang y tế) để che miệng...