Mách dân công sở 9 mẹo để có giấc ngủ chất lượng bất chấp áp lực “chơi bời” mùa lễ Tết
Nhiều người phải gật đầu rằng, áp lực mùa lễ Tết còn ghê gớm hơn cả công việc. Vậy cần làm thế nào để bảo vệ sức khỏe cũng như giấc ngủ của bản thân?
Dưới đây là 9 phương pháp khoa học giúp bạn giải quyết những vấn đề phổ biến với giấc ngủ, đặc biệt là dịp lễ Tết.
Chỉ đơn giản là thời gian thích hợp để uống cà phê hoặc vị trí đặt gối, nhiệt độ phòng… Tất cả những yếu tố trên đều có ảnh hưởng nhất định đến giấc ngủ.
#1 Không thể chìm vào giấc ngủ
- Tránh đồ uống có caffeine vài tiếng trước khi đi ngủ
- Tập thể dục buổi sáng hoặc chiều
- Tránh xa điện thoại ít nhất 1 tiếng trước khi ngủ
#2 Đau vai
- Nếu đang đau vai, không nên nằm nghiêng. Nếu bạn thường xuyên ngủ nghiêng người và chỉ bị đau một bên vai, hãy nằm nghiêng sang bên vai không đau. Ôm thêm gối khi ngủ sẽ giúp cố định vai, giảm cơn đau.
Video đang HOT
#3 Thường xuyên dậy muộn
- Hãy cố gắng thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày (kể cả cuối tuần), như vậy sẽ tạo thành thói quen cho cơ thể. Thức dậy sẽ không còn quá khó khăn nữa.
#4 Ngủ không sâu
- Tránh đồ uống có cồn trước khi đi ngủ, nó có thể làm giảm thời lượng của giấc ngủ sâu. Giữ nhiệt độ trong phòng trong khoảng 20 – 21 độ.
#5 Đau lưng
- Hãy kê thêm gối dưới đùi nếu bạn nằm sấp hoặc dưới chân nếu bạn nằm ngửa. Việc này sẽ giúp lưng bớt đau.
#6 Đau chân/chuột rút hoặc co thắt cơ bắp
- Hãy cố gắng massage quanh vùng bị đau, làm ấm và kéo căng cơ bắp.
#7 Đau cổ
- Thay gối ít nhất 2 lần mỗi năm. Theo nghiên cứu thì loại gối cứng làm từ latex sẽ thoải mái nhất cho giấc ngủ.
#8 Ợ nóng/trào ngược dạ dày
- Nên trao đổi với bác sĩ để được tư vấn tốt nhất.
- Nằm nghiêng về bên trái trên một chiếc gối kê cao.
#9 Ngáy
- Ngủ nghiêng với 2 tay để dưới đầu.
- Xịt vệ sinh mũi trước khi đi ngủ, tốt nhất nên dùng dung dịch muối sinh lý.
- Những người thường xuyên ngáy ngủ không nên uống rượu bia.
Theo Tech Insider/Helino
Cần làm gì khi bị rối loạn giấc ngủ
Trong dịp Tết Nguyên đán, chúng ta đối mặt với rất nhiều áp lực từ công việc, tài chính, sắm sửa chu toàn gia đình 2 bên nội ngoại... Khiến cơ thể mệt mỏi, từ đó dễ kéo theo tâm lý sợ hãi, hoang mang, thậm chí suy kiệt, trầm cảm.
Không nên ngủ trưa quá lâu, chỉ nên ngủ 15 - 20 phút để tránh mất ngủ vào ban đêm.
Giấc ngủ có vai trò quan trọng trong việc hồi phục thể chất, tái tạo năng lượng, loại bỏ và bài tiết các chất có hại, giúp các cơ quan trong cơ thể được nghỉ ngơi sau khoảng thời gian dài hoạt động. Trong dịp Tết Nguyên đán, chúng ta đối mặt với rất nhiều áp lực từ công việc, tài chính, sắm sửa chu toàn gia đình 2 bên nội ngoại... Những áp lực này có thể gián tiếp gây ra những ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, đặc biệt là ở người trưởng thành.
Bên cạnh đó, những bữa tiệc, trò chơi xuyên đêm trong dịp tết cũng là nguyên nhân khiến chúng ta ngủ không đủ giấc. Việc mất ngủ liên tục sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, từ đó dễ kéo theo tâm lý sợ hãi, hoang mang, thậm chí suy kiệt, trầm cảm.
ThS BS. Hoàng Đình Hữu Hạnh thăm khám cho người bệnh
Trong dịp tết, chúng ta thường khó duy trì được chế độ ăn uống, ngủ nghỉ bình thường vì những bữa tiệc tất niên hay những chuyến du xuân, thăm họ hàng, bạn bè. Tuy nhiên, để có sức khỏe tốt và tinh thần minh mẫn trong những ngày tết bận rộn, bạn cần đảm bảo chất lượng giấc ngủ mỗi ngày. Một giấc ngủ có chất lượng phải đảm bảo về mặt thời gian và cấu trúc của giấc ngủ.
Dưới các áp lực của dịp Tết Nguyên đán và nhịp sống sinh hoạt bị đảo lộn, chúng ta thường dễ lo lắng khiến giấc ngủ không sâu, dẫn đến cơ thể mệt mỏi, dễ cáu gắt. Do vậy, để đảm bảo giấc ngủ trong dịp tết, nên cố gắng duy trì ăn uống và sinh hoạt đều đặn. Về dinh dưỡng, nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả có nhiều vitamin, khoáng chất, uống sữa nóng trước khi đi ngủ và hạn chế các chất kích thích như bia rượu, cà phê. Về luyện tập, nên cố gắng duy trì tập thể dục mỗi ngày 10 - 15 phút, không nên tập luyện trong vòng 2 giờ trước khi đi ngủ.
ThS BS. Hoàng Đình Hữu Hạnh, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM chia sẻ: Thời gian ngủ tùy thuộc vào từng lứa tuổi, người trưởng thành (độ tuổi từ 18-60) cần ngủ 8 giờ một ngày. Về cấu trúc, giấc ngủ được chia làm 2 giai đoạn là ngủ lơ mơ và ngủ sâu. Thời gian của giai đoạn ngủ sâu càng kéo dài thì chất lượng giấc ngủ càng tốt.
Nên thu xếp giấc ngủ tốt bằng cách bố trí phòng ngủ yên tĩnh, ánh sáng vừa phải và tạo thói quen đi ngủ, thức dậy vào một giờ cố định. Trước khi ngủ nên ngâm chân bằng nước ấm, không nên sử dụng điện thoại di động trong vòng 1 giờ trước khi ngủ, không nên xem các chương trình truyền hình hoặc bộ phim gây cảm giác sợ hãi. Không nên ngủ trưa quá lâu, chỉ nên ngủ 15 - 20 phút để tránh mất ngủ vào ban đêm.
Nếu gặp phải tình trạng mất ngủ kéo dài, ngay cả khi đã qua các ngày tết, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời để nhanh chóng lấy lại giấc ngủ ngon, đảm bảo sức khỏe cho công việc, sinh hoạt hàng ngày.
Theo baodansinh
Tư thế ngủ giúp giảm đau lưng Đau lưng dưới, bạn nên nằm nghiêng để giảm căng cứng cơ lưng; đau vai thì nên nằm ngửa giữ cho cột sống thẳng. Ảnh minh họa Lê Cầm Theo Natural Cures/VNE