MacBook Pro gặp lỗi hắt sáng, tốn gần 14 triệu đồng để sửa chữa
Trang chuyên “mổ xẻ” thiết bị điện tử iFixit vừa đưa ra cảnh báo, thế hệ MacBook Pro 2016 trở đi có thể gặp lỗi hắt sáng sau một thời gian sử dụng.
Và người dùng phải bỏ ra đến 600 USD, tương đương 14 triệu đồng để sửa chữa.
Sợi cáp màn hình trên Macbook Pro 2016 trở đi được cho là có phần mỏng hơn so với thế hệ trước.
Lỗi trên được iFixit dự đoán là do Apple sử dụng một sợi dây cáp truyền tín hiệu tới màn hình quá mỏng và dễ gãy. Và điều làm người dùng hoang mang hơn là sợi cáp này được gắn chết với màn hình, tức là nếu muốn sửa chữa thì phải thay nguyên cụm màn hình với giá rất đắt, hơn 600 USD.
Video đang HOT
Các thế hệ Macbook Pro cũ hơn sử dụng cáp rời với chất lượng gia công tốt hơn, dày hơn. Vì nếu hư hỏng thì việc sửa chữa khá đơn giản, chỉ tốn khoảng 6 USD để thay dây cáp, thay vì thay cả cụm màn hình.
Tất nhiên đây chỉ là sự phỏng đoán của iFixit, Apple vẫn chưa đưa ra bất kỳ thông báo chính thức nào về vấn đề trên. Nếu có mình sẽ cập nhật ngay cho anh em cùng tham khảo.
Nguồn: ifixit
MacBook Pro sẽ thành "chặn giấy cao cấp" nếu bị sửa chữa bởi bên thứ ba
Một số nguồn tin cho biết MacBook Pro 2018 và iMac Pro mới có thể sẽ thành cục gạch nếu chúng không được sửa chữa bởi chính tay Apple hay một nhà cung cấp dịch vụ ủy quyền của Apple trong trường hợp hư hỏng
Theo đó, trong các tài liệu được phân phối bởi Apple đến các nhà cung cấp dịch vụ ủy quyền có nêu chi tiết việc phải sử dụng phần mềm chẩn đoán - được biết đến với tên gọi bộ dụng cụ AST 2 System Configuration - sau khi sửa chữa bất kỳ sản phẩm nào có con chip tùy biến T2 của hãng. Nếu phần mềm này không chạy được, thiết bị đã được sửa chữa kia cũng sẽ chịu chung số phận!
Về mặt kỹ thuật, không phải mọi quá trình sửa chữa đều đòi hỏi bộ phần mềm nói tên (bạn vẫn có thể thay thế một số thành phần bên ngoài của thiết bị, như phần vỏ dưới của MacBook Pro hay nắp lưng của iMac Pro), nhưng đại đa số, đặc biệt là bất kỳ hành động nào liên quan việc nâng cấp đều yêu cầu bộ phần mềm AST 2. Đối với MacBook Pro 2018, thay thế hay sửa chữa tổ hợp màn hình, bảng mạch logic, bảng mạch Touch ID, hay phần vỏ trên bao gồm bàn phím và touchpad, đồng nghĩa với việc bạn phải chạy bộ phần mềm AST 2. Bởi RAM và SSD - hai bộ phận thường được người dùng nâng cấp sau khi mua máy - đã bị hàn chặt vào bảng mạch logic, đòi hỏi này của Apple sẽ khiến việc nâng cấp máy sau khi mua đã khó nay càng phức tạp hơn.
Đối với iMac Pro, thay thế bảng mạch logic hay bộ nhớ flash cũng đòi hỏi phải chạy phần mềm chẩn đoán. Thay thế RAM hay bộ nhớ lưu trữ trên iMac Pro cũng yêu cầu phải tháo bảng mạch logic khỏi thiết bị, khiến việc nâng cấp phức tạp càng phức tạp gấp nhiều lần.
Việc đòi hỏi phần mềm chỉ có nhân viên Apple hay những người đã trả phí mua giấy phép sử dụng của Apple mới sở hữu để sửa chữa MacBook Pro 2018 và iMac Pro là hành vi phản người tiêu dùng. Dù Apple đảm bảo rằng hãng và các nhà cung cấp dịch vụ bảo hành thu một khoản phí như nhau trong quá trình sửa chữa, nhưng trong khá nhiều trường hợp, các sản phẩm cũ trước đây có thể được mang đến các cửa hàng sửa chữa chưa có giấy phép để sửa với giá khá rẻ. Đối với những người dùng không có thói quen nâng cấp máy thường xuyên thì điều này rất quan trọng. Apple có thể là hãng cực kỳ xuất sắc trong việc hỗ trợ khách hàng, nhưng một khi một dòng sản phẩm đã hết vòng đời, hãng cũng không cung cấp linh kiện cho chúng nữa.
Động thái này đồng nghĩa với việc bạn không thể nhờ anh bạn chuyên gia sửa chữa, vốn đang có hàng tá linh kiện iMac Pro cũ, sửa chiếc iMac Pro của mình trong vòng 10 năm tới nữa. Thay vào đó, bạn sẽ phải hi vọng rằng hoặc Apple, hoặc các nhà cung cấp dịch vụ bảo hành của họ vẫn còn linh kiện mà bạn đang cần.
Nhưng cho dù Apple khiến mọi người phát cáu với chính sách kỳ quặc này, người ta vẫn không hề ngạc nhiên. Apple đã thiết kế 2 sản phẩm MacBook Pro và iMac Pro sao cho việc sửa chữa và nâng cấp là cực kỳ khó khăn (cứ nghĩ đến việc muốn nâng RAM, bạn phải dí mỏ hàn vào bảng mạch đắt đỏ của máy, bạn sẽ hiểu ngay vấn đề thôi). Và những con chip bảo mật của Apple cũng từng khiến việc sửa chữa trở nên vô cùng phức tạp trước đây. Ví dụ, khi sửa iPhone với Touch ID, mô-đun Touch ID này phải được xử lý thật cẩn thận trong cả quá trình, nếu không iPhone sẽ thành cục gạch. Rất nhiều công ty sửa chữa điện thoại nhỏ kiếm cơm bằng cách thay thế màn hình iPhone đã phải khóc ròng khi biết điều này.
Nói đi cũng phải nói lại, hành động này của Apple cũng xuất phát từ nhu cầu của người tiêu dùng mà thôi. Chúng ta muốn những thiết bị mỏng hơn, được chế tác hoàn hảo hơn, nhưng làm sao để làm một chiếc laptop siêu mỏng nếu mọi linh kiện bên trong không được thiết kế một cách rất tinh vi? Chính điều này đã khiến chúng rất khó sửa chữa. Chúng ta còn muốn thiết bị phải bảo mật hơn, nhưng bảo mật đồng nghĩa với việc máy phải có cơ chế tự động ngưng kích hoạt máy khi phát hiện có can thiệp từ bên ngoài.
Có thể trong tương lai, chúng ta sẽ có một thiết bị mỏng, được thiết kế tốt, có thể nâng cấp mà không cần những kiến thức chuyên sâu về khoa học máy tính, bảo mật, có thể sửa mà không cần hiểu biết nhiều về an ninh mạng. Còn ở thời điểm hiện tại, đó là điều bất khả thi!
Theo: Trithuctre
Theo: Trithuctre
iFixit: Sửa chữa MacBook Air Retina 2018 dễ hơn nhiều so với Microsoft Surface Pro 6 Màn "mổ bụng" mới đây của các chuyên gia iFixit đã chỉ ra rằng, MacBook Air Retina 2018 còn dễ sửa chữa hơn rất nhiều so với Microsoft Surface Pro 6 ra mắt mới đây. Lý do rất đơn giản. MacBook Air Retina mới dễ mở, dễ tháo và linh kiện đa số được gắn lên bo mạch chủ. Máy cũng có nhiều...