Mắc ung thư gan nhưng suốt 20 năm vẫn sống khỏe, cụ bà 96 tuổi chia sẻ bí quyết đánh bại ung thư, kéo dài tuổi thọ chỉ gói gọn trong 3 chữ
Phát hiện ung thư gan giai đoạn cuối từ hơn 20 năm trước nhưng đến nay cụ bà này vẫn sống rất khỏe mạnh mà không hề tái phát bệnh, tất cả đều nhờ chính thói quen ăn uống sinh hoạt của cụ.
Cụ bà Tôn Tiểu Cầm sống tại thị trấn Hoàng Loan, Hải Ninh, Chiết Giang, Trung Quốc năm nay 96 tuổi. Ở địa phương, cụ Tôn cùng là một người cao tuổi được rất nhiều người biết đến. Tuy đã 96 tuổi nhưng cụ Tôn trông chỉ như một người mới hơn 70 tuổi, rất khỏe mạnh nhanh nhẹn.
Một điều vô cùng đặc biệt, đó là có rất nhiều người không biết cụ Tôn là một bệnh nhân ung thư. Khoảng hơn 20 năm trước đây, cụ Tôn được bệnh viện địa phương chẩn đoán mắc căn bệnh ung thư gan. Do lúc phát hiện bệnh đã đi vào giai đoạn cuối và di căn sang các bộ phận khác nên mặc dù trải qua nhiều đợt xạ trị nhưng hiệu quả không được lý tưởng, cụ đã lựa chọn về nhà sống nốt quãng đời còn lại.
Tuy đã 96 tuổi nhưng cụ Tôn trông chỉ như một người mới hơn 70 tuổi, rất khỏe mạnh nhanh nhẹn.
Nhưng chẳng ngờ, tính đến thời điểm hiện tại, đã hơn 20 năm trôi qua, cụ Tôn không chỉ thành công chống chọi với bệnh tật mà còn trở thành một “ngôi sao” trong làng chống ung thư ở địa phương. Cụ Tôn đã chia sẻ kinh nghiệm chống chọi với căn bệnh này suốt nhiều năm của mình chỉ tóm gọi trong 3 chữ dưới đây:
1. Ăn
Chúng ta đều biết rằng, phần lớn các căn bệnh ung thư đều bắt nguồn từ thói quen ăn uống hằng ngày. Vì thế nên trong cuộc sống thường ngày, cụ Tôn cực kỳ chú ý đến chế độ ăn uống, cụ luôn tuân thủ theo quy luật ngày 3 bữa như sau:
Bữa sáng: Cụ thường ăn các món lỏng hoặc thức ăn nửa lỏng để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể đồng thời có lợi cho tiêu hóa. Chẳng hạn như một cốc sữa với yến mạch, thêm một quả trứng gà. Theo cụ, sữa và yến mạch là nguồn cung cấp canxi tốt nhất cho cơ thể, còn trứng là thực phẩm duy nhất có giá trị dinh dưỡng tương đương với sữa mẹ.
Cụ Tôn thường chọn các món lỏng dễ tiêu hóa cho bữa sáng.
Bữa trưa: Cụ bổ sung cá, thịt gà, rau xanh trong bữa trưa. Nguồn tinh bột được cụ lựa chọn linh hoạt giữa cơm, bánh bao, màn thầu, mỳ… Đặc biệt cụ Tôn luôn nói không với thức ăn cay và đồ ăn nhiều dầu mỡ.
Bữa tối: Cụ Tôn chia sẻ rằng, bệnh nhân ung thư không nên ăn những thức ăn nhiều dầu mỡ khó tiêu hóa trong bữa tối. Thay vào đó, nên ăn các thức ăn nhẹ nhàng dễ tiêu hóa và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Bên cạnh đó, cụ Tôn thường có thói quen uống một ly sữa ấm trước khi ngủ để dễ vào giấc và ngủ ngon hơn.
2. Uống
Có thể uống một số loại thức uống thảo mộc có lợi cho việc tăng cường hệ miễn dịch. Cụ Tôn có thói quen uống trà mỗi ngày, cụ rất thích loại trà nhân sâm Tây Tạng kết hợp với hoàng kỳ bởi đây là loại trà cực kỳ tốt cho gan.
Video đang HOT
Cụ Tôn chia sẻ rằng, uống nhiều trà có thể giúp giữ ấm gan, tăng cường chức năng gan. Nhân sâm Tây Tạng có tác dụng chủ yếu trong việc khôi phục các mô gan nhằm bảo vệ gan, thúc đẩy sản sinh tế bào gan, phục hồi chức năng gan. Loại trà này cũng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, kích hoạt sự hoạt động của các tế bào bạch cầu và tế bào T (hay lympho T), kiểm soát sự phát triển của các virut trong gan và giúp làm lành những tế bào gan bị tổn thương.
Hoàng kỳ rất giàu polysaccharid, saponin và flavonoid có thể giúp sản sinh các tế bào miễn dịch của cơ thể, có lợi cho việc bảo vệ và khôi phục các tế bào gan.
Hoàng kỳ rất giàu polysaccharid, saponin và flavonoid có thể giúp sản sinh các tế bào miễn dịch của cơ thể.
Thường xuyên uống hai loại này có thể cải thiện chức năng gan, giảm nguy cơ xơ gan, ung thư gan. Cụ Tôn luôn duy trì thói quen uống loại trà này suốt hơn 20 năm qua, theo cụ như thế vừa giúp bảo vệ gan vừa có lợi cho sức khỏe.
3. Lạc
“Lạc” ở đây chính là trạng thái tinh thần lạc quan trong tất cả mọi chuyện. Cụ Tôn kể rằng: “Sau khi biết mình bị ung thư, tôi đã khóc lóc, than thở, hoảng loạn và suy nghĩa rất nhiều. Nhưng cuối cùng tôi hiểu rằng, thay vì cả ngày ngồi chán nản, chi bằng vui vẻ bước nốt quãng đời còn lại. Những ngày sau đó, tôi coi mỗi ngày đều giống như ngày cuối cùng trong cuộc đời mình để sống thật vui vẻ, thật trọn vẹn. Bây giờ nhiều người bảo tôi mập hơn, khí sắc cũng tốt hơn, trông không giống một bệnh nhân ung thư chút nào.
Cụ Tôn luôn lạc quan với tất cả mọi chuyện.
Nói thật thì tôi không cảm thấy cuộc sống của mình đã trải qua những thay đổi đáng sợ như thế nào. Mặc dù tôi luôn cần ngăn chặn các tế bào ung thư tái phát, nhưng tôi vẫn giữ thói quen đến công viên tập thái cực quyền như trước đây vào mỗi buổi sáng, tối đến lại tới công viên khiêu vũ. Thường ngày tôi ở nhà xem ti vi, đọc báo, tôi cảm thấy cuộc đời mình cũng không có gì đáng phải hối tiếc nữa.”
Có thể thấy ung thư tuy là căn bệnh khủng khiếp, nhưng điều đó không có nghĩa là nó “vô phương cứu chữa”. Cụ Tôn cho rằng, chỉ cần giữ một tâm lý tích cực, một chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh thì nhất định sẽ có cơ hội đánh gục bệnh tật.
Chàng trai 27 tuổi bị ung thư gan và không thể phẫu thuật, bác sĩ nói rằng một thói quen trước khi đi ngủ đã làm hại anh
Kết quả kiểm tra khiến chàng trai 27 tuổi khóc hết nước mắt. Anh được chẩn đoán mắc bệnh ung thư gan giai đoạn cuối, bác sĩ bảo bệnh đã ở giai đoạn nặng và phẫu thuật cũng không có tác dụng.
Theo thông tin đưa trên trang Sohu, Tiểu Hoàng là một chàng trai năm nay 27 tuổi. Anh là chủ một quán cà phê Internet rộng 100m2 và công việc kinh doanh cũng không tệ. Thời gian gần đây, Tiểu Hoàng thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, thỉnh thoảng đau vùng bụng bên phải, cơ thể gầy đi, da ngày càng vàng.
Gặp lại Tiểu Hoàng sau một thời gian dài, một người bạn đã hỏi anh gần đây có bị sốc gì không vì trông anh rất tệ. Nghe xong Tiểu Hoàng cảm thấy rất sợ hãi và liền đến bệnh viện để kiểm tra. Kết quả kiểm tra khiến chàng trai 27 tuổi khóc hết nước mắt. Anh được chẩn đoán mắc bệnh ung thư gan giai đoạn cuối, bác sĩ bảo bệnh đã ở giai đoạn nặng và phẫu thuật cũng không có tác dụng. Tiểu Hoàng không thể hiểu tại sao mình lại bị ung thư gan trong khi tuổi đời còn quá trẻ như vậy.
Hóa ra, cách đây 2 năm, bạn gái của Tiểu Hoàng đã chuyển sang yêu bạn thân của anh, vì thế 2 người chia tay. Điều này như một "đòn chí mạng" giáng xuống Tiểu Hoàng. Anh suy sụp đến nỗi hiện tại vẫn chưa lập gia đình. Và cũng từ đó anh có thói quen tai hại là uống nhiều rượu trước khi ngủ.
Bác sĩ thở dài: Chính thói quen này trước khi đi ngủ đã hại anh ấy!
Hầu hết tất cả các thành phần của rượu đều là ethanol, và nơi chuyển hóa chính của ethanol là gan. Ethanol vào cơ thể sẽ được các enzym trong gan phân hủy và chuyển hóa, cuối cùng tạo thành acetaldehyde.
Acetaldehyde có thể nói là "chất gây hại chết người" đối với gan, bởi acetaldehyde có thể làm tổn thương tế bào gan, đồng thời có thể làm cho mô gan bị xơ hóa và cứng lại, trong trường hợp nặng còn có thể gây thoái hóa và hoại tử tế bào gan, làm tăng khả năng ung thư gan.
Một khi cơ thể có 4 biểu hiện bất thường, cần kiểm tra chức năng gan sớm:
1. Da vàng
Đối với người khỏe mạnh, màu da phải hơi ngả vàng, hoặc trắng hồng. Còn những người có gan kém thường có làn da vàng bất thường.
Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này là do gan bị tổn thương, giảm khả năng chuyển hóa bilirubin dẫn đến hàm lượng bilirubin trong máu tăng cao và khiến da bị vàng.
Bilirubin là thành phần quan trọng của mật tổng hợp, thuộc nhóm chất độc thần kinh, có màu da cam.
2. Đau vùng bụng bên phải
Nói chung, đau bụng bên phải phần lớn là do bệnh ung thư gan gây ra. Nếu cơn đau nghiêm trọng thì rất có thể bệnh đã đến giai đoạn giữa và cuối.
Do gan nằm ở phía bên phải của ổ bụng nên trong gan xuất hiện các khối u dễ làm nang gan chèn ép hoặc chèn ép các cơ quan xung quanh, lúc này sẽ có cảm giác đau tức vùng bụng bên phải.
Trong một số trường hợp nặng, nang gan thậm chí có thể bị vỡ, gây ra những cơn đau dữ dội.
3. Giảm cân không kiểm soát
Bệnh nhân ung thư thường bị sụt cân nghiêm trọng ở giai đoạn giữa và cuối, đặc biệt là bệnh nhân ung thư gan, họ gần như có thể được mô tả là "gầy gò" ở giai đoạn cuối.
Nếu có khối u trong gan thì trong cơ thể sẽ có một số tế bào ung thư, tế bào ung thư sẽ tiêu hao chất dinh dưỡng nhanh hơn, nếu thiếu chất dinh dưỡng trong cơ thể người thì cơ thể sẽ bị sụt cân dần dần.
4. Thường xuyên mệt mỏi
Thường xuyên mệt mỏi, nghỉ ngơi không thể thuyên giảm, có hiện tượng này thì đi kiểm tra chức năng gan sớm.
Gan có thể tổng hợp cholinesterase, có thể nói vai trò chính của men cholinesterase trong cơ thể là "cầu nối" giữa cơ bắp và dây thần kinh, nếu gan bị tổn thương thì lượng cholinesterase do nó tổng hợp cũng sẽ giảm, ảnh hưởng đến cơ bắp và dây thần kinh khiến cơ thể con người mệt mỏi nghiêm trọng.
Làm tốt 3 việc để không để bệnh gan "quấy rầy"
1. Chế độ ăn uống hợp lý
Ngày càng có nhiều bệnh nhân mắc bệnh gan, nguyên nhân có mối quan hệ rất lớn đến thói quen ăn uống hàng ngày của chúng ta.
Xã hội không ngừng tiến lên, điều kiện ăn uống ngày càng cao, thịt cá tràn ngập khắp nơi... khiến cho số người mắc các bệnh mãn tính như mỡ máu, gan nhiễm mỡ cũng tăng lên.
Đồ chiên rán, đồ ngọt, mỡ động vật... đều là những đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, cơ thể con người dù phải tiêu thụ đường và mỡ nhưng nếu vượt quá lượng cần thiết thì chỉ làm tăng gánh nặng cho gan và tăng nguy cơ mắc bệnh gan.
Để giữ cho gan khỏe mạnh, mọi người nên "thay chất béo bằng rau quả", ăn nhiều rau và trái cây, duy trì chế độ ăn uống cân bằng, có chế độ dinh dưỡng tốt.
2. Uống nhiều nước
Uống nước thường xuyên có thể bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể và thúc đẩy quá trình chuyển hóa "rác" trong gan.
Nước giúp quá trình chuyển hóa các tế bào mỡ diễn ra tốt hơn, ngược lại lượng nước trong cơ thể thấp sẽ làm tăng quá trình tích tụ mỡ. Nếu không có đủ nước, các chức năng của thận sẽ hoạt động không đầy đủ và đẩy bớt phần việc qua cho gan. Trong khi đó chức năng chính của gan là chuyển hóa các chất béo, khi phải đảm nhận thêm vai trò của thận, hiệu suất của chức năng chính của gan bị giảm xuống.
3. Tránh thức khuya
"Thức khuya hại gan" - điều này đúng bởi ban đêm gan có thể bài tiết một lượng lớn chất độc, nếu thức khuya thường xuyên sẽ khiến các tế bào gan bị tổn thương mất thời gian sửa chữa, đồng thời không có lợi cho việc thải độc.
Đi ngủ sớm và dậy sớm là hình thức dưỡng gan đúng cách mà ai cũng cần nhớ và làm theo.
Mũi tiêm giúp bệnh nhân ung thư thoát đau đớn Bệnh nhân 45 tuổi bị ung thư gan giai đoạn cuối, thể trạng suy kiệt, đau đớn liên tục, khối u phát triển lớn, đè tạng xung quanh. Hai tháng gần đây, bệnh nhân sốt cao, mất ngủ về đêm, ăn uống kém, suy sụp toàn diện về thể chất, tinh thần. Người nhà đưa đến nhập viện Đa khoa Bãi Cháy điều...