Mắc phải 3/7 sai lầm dưới đây, các bà vợ đã biến mình thành ô sin không công cho chồng
Theo chuyên gia tâm lý Vera Hà Anh, không ít các bà vợ cứ làm mọi việc một cách vô thức mà không hay biết đã tự biến mình thành ô sin không công trong gia đình.
Họ cứ sống lênh đênh mà không biết mình là ai, mình đang ở vị trí nào và ngày mai sẽ ra sao…
Chuyên gia tâm lý Vera Hà Anh cho rằng, sở dĩ các bà vợ bị rơi vào tình trạng sống lênh đênh như vậy là bởi họ đã mắc những sai lầm sau đây:
1. Không tạo được thiện cảm với mẹ chồng
Không chịu giao tiếp với gia đình chồng, đặc biệt là mẹ chồng. Vì thế nên những bà vợ này nếu làm tốt thì chẳng bao giờ được bố mẹ chồng khen một câu, nhưng khi làm không tốt thì bị chê ngay lập tức.
Đây là sai lầm khá phổ biến của những người vợ thuộc vào hệ ô sin không công cho chồng. Họ có một cái “bệnh” là thường dành thời gian chăm lo rất nhiều cho chồng con mà không đoái hoài gì đến việc chăm sóc bản thân mình. Đi mua đồ thì chỉ mua đồ cho chồng cho con. Mua quần áo cho chồng con thì không bao giờ tiếc, nhưng khi mua cho mình thì lúc nào cũng sợ tốn kém.
3. Không biết cách đề nghị sự giúp đỡ
Đây cũng là một trong những sai lầm mà chị em cần phải lưu ý. Những người vợ này ngày nào cũng đầu tắt mặt tối. Đi làm về là vội vội vàng vàng đón con, phi vào chợ mua thức ăn rồi nhanh chóng về nhà cơm nước, dọn nhà cửa, con cái, giặt giũ.. mà không nhận được sự giúp đỡ chia sẻ từ người chồng. Không nhờ thì thôi, cứ nhờ việc gì là vợ chồng cãi nhau. Thôi thì lặng lẽ làm cho êm ấm nhà cửa nhưng trong lòng rất khó chịu, mệt mỏi.
Ảnh minh họa
4. Không được quản lý tài chính
Video đang HOT
Những người vợ này hàng tháng không biết chồng làm ra bao nhiêu tiền, cũng không được quản lý tài chính gia đình. Họ thường chỉ biết nhận một khoản chi tiêu hàng tháng từ chồng cho việc sinh hoạt gia đình và con cái. Khéo chi thì đủ mà thoái mái một chút là hết. Ngửa tay xin chồng thì nhận được câu nói ” Tiêu gì đã hết tiền, đàn bà gì mà không biết chi tiêu nhặt nhạnh, chi tiêu kiểu này chỉ có nước ra đường mà ở”… nghe mà ứa nước mắt, cứ như thể mình là loại “ăn tàn phá hoại” không bằng.
5. Không biết cách kiểm soát và hâm nóng đời sống quan hệ
Khi mắc phải sai lầm này, các bà vợ thường rơi vào tình trạng: Lúc mình thích thì chồng kêu mệt, không muốn; lúc mình đang ngủ say thì chồng vật ra đòi “yêu” bằng được. Chiều thì oải, mà không chiều thì chồng khó chịu ra mặt. Khi vợ đang thích thì đã chồng đã “hết tiền”, những khi chẳng có chút hứng thú gì, hay lâm vào tình cảnh đau rát thì chồng không chịu kết thúc cho. Vì thế nên nghĩ đến “chuyện ấy” là chán.
6. Không khiến chồng tôn trọng
Một người vợ không biết cách khiến cho chồng phải tôn trọng, họ thường bị ở vào tình thế tiến thoái lưỡng nan. Ví dụ chồng đi họp mặt hội nọ hội kia thì không sao. Nhưng cứ hễ vợ đi chơi đâu hay đi họp mặt bạn cũ là nói bóng gió, ghen tuông ra mặt, thậm chí tuyên bố “nếu cố tình đi thì đừng quay trở lại cái nhà này”. Những lúc như vậy, ở thì ấm ức, mà bước chân đi thì nát nhà. Cảm giác những lúc như vậy khiến cho các bà vợ cảm thấy mình không khác gì người ở.
7. Đẻ nhiều
Chị em nào mà đẻ từ 3 lần trở lên được coi là đẻ nhiều. Lần này gặp vẫn đang cho con ti, lần sau đã thấy mang bầu. Ngoài việc ở nhà, ăn và đẻ ra thì bạn chẳng có thời gian nào đi làm việc. Nếu có đi làm thì thời gian chăm sóc chúng cũng chẳng dễ dàng gì, thời gian cho bản thân và vợ chồng hâm nóng tình yêu sẽ phai nhạt. Chưa kể “máy móc” lúc này sẽ xuống cấp nhiều khiến chồng chán chồng chê mà sinh đi ngoại tình. Bởi thế mà các bà vợ không khác gì cái máy đẻ hay người đẻ thuê cho ông chủ. Nếu vợ chồng mà trục trặc chia tay thì riêng cái việc ôm cả đàn con để nuôi chúng cũng rất khó khăn.
Chuyên gia tâm lý Vera Hà Anh cho rằng, các bà vợ nếu thấy mình mắc phải 3/7 sai lầm trên thì chắc chắn bạn đã biến mình trở thành một o sin không công trong ngôi nhà của mình. Bạn chỉ hơn người giúp việc là được công khai ngủ với ông chủ và làm mọi việc bằng tình yêu và tận tâm hơn người giúp việc rất nhiều. Nhưng bạn không bằng người giúp việc ở chỗ: ông chủ vừa lòng họ thì họ ở, không thì họ bỏ đi. Còn bạn thì có phải ngậm đắng nuốt cay cũng phải cố để giữ gia đình cho con.
Xuân Vi
Theo giadinh.net.vn
Muốn người khác sống theo ý mình, nên chăng?
Thói quen áp đặt suy nghĩ, mong muốn của mình lên người khác là một thói quen cố hữu rất phổ biến của người Việt. Nguyên nhân và hệ lụy của điều này ra sao?
Mới đây, trong ngày 21/2, TAND TP.HCM tiếp tục phiên xét xử sơ thẩm vụ án ly hôn của vợ chồng "Vua cà phê" Trung Nguyên. Chủ tọa phiên tòa đánh giá rằng cả ông Vũ và bà Thảo là những người giỏi trong kinh doanh, có những đóng góp to lớn cho sự phát triển của đất nước.
Từ đó viên thẩm phán chủ tọa khuyên bà Thảo nên suy nghĩ lại, rút đơn ly hôn để quay về lo cho các con, giao toàn bộ việc điều hành Trung Nguyên cho ông Vũ: "Chị sẽ có được cuộc sống như một bà hoàng, sống tốt, lui về hậu trường chăm lo cho gia đình" - chủ tọa nói.
Lời khuyên ấy không khỏi khiến cho nhiều người bất bình, điển hình là bà xã Bình Minh, doanh nhân Anh Thơ. Cô khẳng định ngày nay phụ nữ cũng giỏi giang và ngang hàng với đàn ông trên thương trường. Nếu bắt họ từ bỏ tất cả để lui về chăm sóc con cái thì chẳng khác nào "đi ngược văn minh nhân loại".
Luôn muốn người khác sống theo ý của mình, và bắt người khác phải sống theo ý của mình là thói quen rất phổ biến ở người Việt.
Vì sao vị thẩm phán này khuyên như vậy? Phải chăng ông nghĩ, điều gì mình thấy là tốt, đương nhiên bà Thảo cũng cần phải thấy là tốt, và mình nên chỉ ra cho bà Thảo làm theo? Phải chăng ông cho rằng mình có sứ mạng tìm ra cách sống như thế nào là tốt nhất cho những người dự phiên tòa, bằng cách đưa ra cho họ những lời khuyên nên sống thế nào?
Lời khuyên ấy cho chúng ta thấy một thói quen rất phổ biến ở người Việt: luôn muốn người khác sống theo ý của mình, và bắt người khác phải sống theo ý của mình. Lời khuyên ấy của vị chủ tọa phiên tòa khiến chúng ta sửng sốt: phải chăng chúng ta thường có thói quen áp đặt cách nghĩ, quan điểm, sở thích của mình cho người khác một cách vô tư, không chút đắn đo?
Có một người vợ nào mà không phải nhìn nét mặt chồng khi tự mua cho mình một cái áo mới? Có một đứa con nào chọn ngành nghề mà không chịu sự tác động của cha mẹ? Có học trò nào làm bài mà dám đưa ý kiến trái ngược với những điều mà thầy cô đã khẳng định trong bài giảng? Có nhân viên nào dám cãi lại, hay chỉ ra sai sót của sếp, nếu không phải là anh ta đang có ý định nghỉ việc? Ở trong một môi trường còn nặng tính áp đặt như trong xã hội chúng ta, có thể nói rằng điều ấy hầu như không thể.
Và bạn thử nghĩ xem, khi hai vợ chồng cãi nhau, tại sao mình vẫn phải tươi cười niềm nở trước mặt mọi người, có phải mình muốn mọi người vui, hay là mình sợ sự xét nét của bà hàng xóm hay buôn chuyện? Và chúng ta cũng nhiều lần phải cười khổ, khi một ông hàng xóm khác chê bai màu sơn của căn nhà, cách bài trí phòng khách của nhà chúng ta, và cho rằng phải sơn như nhà ông mới là đẹp, bài trí như nhà ông mới là hiện đại.
Có thể nói không ngoa rằng nhà hàng xóm đang chi phối cách sống của cả gia đình nhà chúng ta. Sống cho vừa ý ông hàng xóm đã là chật vật rồi, chưa kể đến việc phải xoay sở để sống sao cho vừa lòng bạn bè, cha mẹ, sếp, đồng nghiệp... và ngay cả chính người bạn đời của chúng ta. Chi bằng là "vo tròn bóp bẹp" cá tính, để có thể vừa lòng tất cả mọi người mà sống cho yên ổn!
Sự áp đặt cực đoan này có trong tất cả các quan hệ: vợ chồng, con cái, thầy trò, bạn bè.., có trong tất cả các môi trường: gia đình, cơ quan, xã hội.
Sự áp đặt cực đoan này có trong tất cả các quan hệ: vợ chồng, con cái, thầy trò, bạn bè.., có trong tất cả các môi trường: gia đình, cơ quan, xã hội. Có nghĩa là tính phổ biến của nó rất cao.
Tại sao người Việt có thói quen luôn muốn người khác sống theo ý mình, thậm chí áp đặt, bắt người khác phải sống theo ý của mình?
Đó là dấu vết của lối sống trong cộng đồng làng xã ngày xưa, dấu ấn mấy ngàn năm của nền văn minh lúa nước. Để duy trì tôn ti trật tự trong cộng đồng, người ta đặt ra những thứ bậc, những quy tắc phải tuân thủ. Trong đó, người có vai vế cao hơn có quyền nhiều hơn, có quyền áp đặt ý chí của mình cho những người có vai vế thấp hơn. Sự tự do tư tưởng, tự do hành động, sự cưỡng lại là điều không chấp nhận được.
Nước ta lại chịu ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến, những trật tự đã được cố định, dường như bất di bất dịch mấy ngàn năm: cấp dưới phục tùng cấp trên, con cái phục tùng cha mẹ, kiểu như "cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy"... Thói quen áp đặt ý chí cho người khác không phải ngày một ngày hai mà thay đổi được, mặc dù chúng ta đã mở cửa, tiếp xúc với nền văn minh phương Tây coi trọng cá nhân con người đã hơn một thế kỷ nay.
Thói quen bao bọc con thái quá, cùng với sự thiếu niềm tin vào lớp trẻ, vào các tầng lớp nhân dân, hay nói cách khác là dân chủ chưa được coi trọng cũng là một nguyên nhân quan trọng, khiến cho sự áp đặt vẫn còn rất phổ biến.
Mỗi con người là một cá nhân độc lập, tùy vào giới tính, tuổi tác, học vấn, vốn sống, môi trường sống...mà có những cảm xúc, tình cảm, nhận thức, suy nghĩ, quan niệm, cách hành xử...hoàn toàn riêng biệt. Điều người này thấy vui, chưa hẳn đã khiến cho người khác hài lòng. Áp đặt quan điểm, suy nghĩ, cách sống, cách cư xử của mình cho người khác phải chăng là một cách hành xử phản văn minh, phản dân chủ, không coi trọng tự do cá nhân của người khác? Sự áp đặt quan điểm ấy, dù là cha mẹ áp đặt con cái, thầy cô áp đặt cho học trò hay lãnh đạo cơ quan áp đặt nhân viên... thì cũng là điều khó chấp nhận. Bởi vì sao?
Phải thay đổi thói quen áp đặt tư tưởng, hành động, bắt người khác phải sống theo ý của mình
Phải chăng chúng ta muốn tạo ra một "xã hội đồng phục", khi tất cả mọi người đều suy nghĩ, hành xử y như nhau? Phải chăng chúng ta muốn triệt tiêu cá tính, triệt tiêu sự sáng tạo, độc lập, tự do hành động, tự do suy nghĩ?
Muốn xã hội phát triển, muốn "con hơn cha", nhất thiết chúng ta phải khuyến khích sự độc lập, sự tự do sáng tạo; phải thay đổi thói quen áp đặt tư tưởng, hành động, bắt người khác phải sống theo ý của mình, thói quen cố hữu đã ăn sâu vào trong máu người Việt.
Để thay đổi xã hội, hãy bắt đầu từ bản thân mỗi chúng ta.
Theo thegioitiepthi.vn
Phát ngôn của người phụ nữ trước vụ ly hôn nghìn tỷ khiến "phe bênh ai" cũng chỉ biết "gật cái rụp" Có những cuộc chiến mà dù thắng hay thua, người ta cũng đều tổn thương như nhau. Chiến thắng một cuộc chiến nhưng rốt cuộc vẫn thua thê thảm một cuộc tình, thậm chí là một cuộc đời! Một bài viết rất khách quan của tác giả Kim Oanh (hiện đang sinh sống và làm việc tại Thụy Sĩ), đã nhanh chóng nhận...