Ma túy tự chế “cá sấu”: Rẻ, “phê” nhưng cực độc
Krokodil, một loại ma túy tự chế mà nhiều con nghiện ở Nga đang sử dụng mạnh gấp 10 lần heroin.
Trong vòng 1-2 năm, những người này sẽ bị thối rữa cho đến chết.
Nhưng sức tàn phá của nó cũng vô cùng khủng khiếp, da trở nên tím tái, xếp vảy như da cá sấu rồi hoại tử dần đến khi lộ cả xương. Trong vòng 1-2 năm, những người này sẽ bị thối rữa cho đến chết.
Thối thịt chỉ sau 2 tuần
Irina Pavlova, khi mới 20 tuổi đã chôn vùi tuổi xuân bên bàn đèn, sau đó chuyển sang heroin. 7 năm sau, cô biết đến Krokodil. Khi biết đến loại ma túy mới này, Pavlova giam mình trong căn hộ của người em trong suốt 2 tuần. Quanh quẩn, điên rồ, Pavlova liên tục nấu và chích thuốc suốt 24 giờ/ngày. Hậu quả thật khủng khiếp, vùng đùi của Pavlova hoại tử nặng và kéo theo nhiễm trùng máu. Cô được đưa vào bệnh viện cấp cứu.
Việc pha chế Krokodil, tên y học là Desomorphine, không quá phức tạp. Thành phần chính là codeine trộn lẫn một số chất như: sơn pha loãng, xăng, acid hydrochloric, i-ốt, phốt pho đỏ (diêm). Sau khi chưng cất thành công, con nghiện dùng ống tiêm tiêm thẳng vào tĩnh mạch. Mặc dù công “chế biến” mất 30 phút, nhưng bù lại con nghiện lại được “phê” tới 90 phút, thậm chí là 120 phút. Chính vì thế, theo bác sĩ Artyom Yegorov tại Trung tâm Cai nghiện ở thành phố Tver cho hay, Krokodil khó cai nghiện nhất. Đối với trường hợp cai heroin, các triệu chứng chính gây vật vã thường bớt dần từ 5-10 ngày kể từ khi cắt cơn. Nhưng đối với krokodil, hiện tượng đau đớn kéo dài đến 1 tháng và hầu như không thể chịu đựng nổi.
Video đang HOT
Cái tên Krokodil, nghĩa là “cá sấu” trong tiếng Nga, còn nhằm chỉ tình trạng vùng da xung quanh vết chích đổi màu xanh lè và xếp vảy như da cá sấu do mạch máu bị nát và vùng mô bao quanh chết dần. Hoại tử và bị cắt cụt chi là hậu quả thường xảy ra đầu tiên đối với các con nghiện. Với những người chích Krokodil vào động mạch cổ, phần mô xương xốp, đặc biệt là ở hàm dưới, thường bắt đầu tiêu hủy dần vì chất a-xít có trong hỗn hợp. Hậu quả là răng rụng hết trước khi lợi thối rữa.
Nhiều chuyên gia phòng chống ma túy so sánh tác hại của Krokodil với những hậu quả kinh hoàng mà levamisole, một loại thuốc trị giun cho gia súc, gây ra cho các con nghiện ở Mỹ. Khi con nghiện hít hoặc hút chất gây nghiện có trộn levamisole, mũi, tai và cổ, hoặc ở một số trường hợp nghiêm trọng, toàn cơ thể bị thối rữa. Theo Bộ Tư pháp Mỹ, đến 70% cocaine tại nước này được pha với levamisole.
Nếu gan và phổi của người nghiện đã có vấn đề từ trước đó thì nay krokodil sẽ làm cho những vấn đề này trầm trọng lên rất nhiều. Ngoài ra nếu so với heroin, loại ma túy này cũng khiến người nghiện chết nhanh hơn rất nhiều. Trong khi người nghiện heroin có thể kéo dài tuổi thọ từ 4 – 7 năm, nhưng nghiện Krokodil chỉ sống được từ 1 đến tối đa 2 năm.
Dù biết kết cục như vậy, nhưng phần lớn các con nghiện Nga vẫn chuyển từ heroin sang dùng Krokodil vì thành phần chính là codeine (một loại thuốc giảm đau đầu được bán rộng rãi mà không cần có đơn thuốc) rẻ hơn nhiều so với ma túy tinh chất, cũng như có thể mua ở bất cứ nơi đâu mà chẳng bị cảnh sát sờ gáy. Một lần “phê” heroin có thể khiến con nghiện “bay” mất 100 USD, trong khi đó với Krokodil, con nghiện chỉ mất 10 USD. Một con nghiện Krokodil ở thành phố Tver kể: Mỗi lần đến một hiệu thuốc tây để mua codeine, tôi bảo muốn mua 4 gói liền một lúc. Nhưng nhân viên ở đó nói, tôi chỉ được phép mua 2 gói. 5 phút sau quay lại, tôi dễ dàng mua thêm 2 gói codeine nữa.
Zhenya sinh sống ở một thị trấn ngoại ô Tver, đã nghiện heroin hơn 10 năm. Nhưng chỉ sau khi chuyển sang dùng Krokodil được một năm, ông xuất hiện các triệu chứng khủng khiếp như: co giật kèm theo sốt cao 40 độ và nôn mửa liên tục. Hậu quả, ông đã rụng mất 14 chiếc răng vì nướu răng bị mục ruỗng, và bị nhiễm viêm gan C. Hy vọng cuối cùng có một lối thoát kỳ diệu, ông đã quyết định tới trung tâm cai nghiện. Zhenya cho biết, trong số 10 người bạn của ông chuyển từ heroin sang Krokodil, nay 7 người đã chết. Zhenya ở Tver thừa nhận: “Bạn cảm thấy kinh tởm khi pha chế và chích Krokodil như một thứ thuốc kịch độc, nhưng bạn sẽ vẫn tiếp tục dính với nó. Cho đến khi bạn chết”.
Đại dịch quốc gia
Theo Reuters, tính tới thời điểm này, con số nghiện Krokodil khoảng gần 2 triệu người. Đây cũng là quốc gia đầu tiên trên thế giới chứng kiến cơn nghiện Krokodil bùng nổ thành đại dịch. Mỗi năm, 30.000 người nghiện ma túy chết, trong đó gần 1/2 số ca tử vong do nghiện Krokodil.
Con nghiện Krokodil xuất hiện đầu tiên tại Siberia và vùng Cận Đông của Nga vào năm 2002. Trong 3 năm trở lại đây, nó lan rộng khắp nước với tốc độ chóng mặt. Kể từ năm 2009, lượng Krokodil bị tịch thu ở Nga tăng gấp 23 lần. Khu vực có số con nghiện tăng nhanh nhất là những nơi nghèo và xa xôi như Vorkuta gần cực Bắc.
Mặc dù, chính phủ rất nỗ lực để ngăn chặn đại dịch quốc gia này, nhưng trên thực tế con nghiện Krokodil vẫn gia tăng, và còn dẫn tới nhiều hệ lụy ám ảnh khác.
Nguy hiểm hơn, đại dịch này không chỉ dừng lại ở Nga, mà bắt đầu lan ra châu Âu. Nhiều trường hợp con nghiện tử vong ở Đức thời gian gần đây có biểu hiện liên quan đến việc sử dụng Krokodil. Cơ quan Chống ma túy quốc gia của Cộng hòa Séc đặc biệt cảnh báo về sự nguy hiểm khủng khiếp của loại ma túy chế Krokodil.
Theo Xahoi
Đòi bồi thường hơn 200 triệu vì bị... cắt chân
Ông Hạnh bị tai nạn giao thông, cấp cứu ở Bệnh viện đa khoa huyện Cái Bè, Tiền Giang.
Ông Hạnh buộc phải phẫu thuật cắt chân vì bị hoại tử. (Ảnh minh họa)
Bó bột xong, chân vẫn sưng to đau nhức, vào bệnh viện tỉnh sau đó chuyển đến Chợ Rẫy, TP HCM, chân ông Hạnh đã bị hoại tử buộc phải cắt bỏ.
Ngày 17/7, ông Nguyễn Văn Hạnh (52 tuổi, ngụ huyện Cai Lậy, Tiền Giang) cho biết đã gửi đơn đến Sở Y tế tỉnh Tiền Giang và Bệnh viện đa khoa huyện Cái Bè để yêu cầu bồi thường 204 triệu đồng. Ông cho rằng Bệnh viện Cái Bè có lỗi trong việc bó bột chân trái gây hoại tử khiến ông bị cưa chân, mất thu nhập vì không đi làm được.
3 tuần trước ông Hạnh bị tai nạn giao thông, được Bệnh viện Cái Bè chẩn đoán gãy mâm chày, chỉ định nẹp máng bột từ đùi xuống cổ chân, điều trị ngoại trú. Ngày 1/7 chân sưng to, đau nhức dữ dội, người thân đưa ông vào Bệnh viện đa khoa tỉnh Tiền Giang kiểm tra. Nơi đây xác định bệnh nhân không chỉ gãy mâm chày mà còn chấn thương gót chân trái, chỉ định nhâp viện. Một ngày sau, bệnh viện tỉnh chuyển ông lên Bệnh viện Chợ Rẫy và nơi đây chỉ định phải cắt bỏ chân vì hoại tử.
"Vợ chồng tôi đi làm thuê, không đất sản xuất. Con gái sắp vào đại học mà tôi bị cưa chân không đi làm được để lấy tiền nuôi con. Bệnh viện Cái Bè phải có trách nhiệm bồi thường cho tôi gồm chi phí điều trị và thiệt hại do mất thu nhập", ông Hạnh yêu cầu.
Trao đổi với PV, bác sĩ Bùi Văn Nghiêu, Giám đốc Bệnh viện Cái Bè cho biết chưa nhận được đơn của ông Hạnh. Theo bác sĩ Nghiêu, sau khi về nhà ông Hạnh tháo bỏ máng bột và không quay lại tái khám theo yêu cầu của bác sĩ.
"Bệnh nhân tháo bỏ máng bột nên khi vào bệnh viện tỉnh thì nơi đây tiếp tục đặt lại máng bột như ở bệnh viện huyện và cho nhập viện. Bệnh viện tỉnh điều trị thêm một ngày mới chuyển bệnh nhân lên TP HCM. Theo tôi trách nhiệm trong vụ này chưa hẳn thuộc về Bệnh viện Cái Bè", bác sĩ Nghiêu nói.
Theo Xahoi
Vết thương nhỏ, hậu quả lớn Nhiều người thường nghĩ vết thương lớn mới nguy hiểm, thực tế, không ít những vết thương nhỏ do cá đâm, xóc dằm gỗ, đạp đinh, đứt tay... lại có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, có thể dẫn đến tử vong. Tử vong vì heo cắn T.M.P. (18 tuổi, ngụ Bình Thuận) bị gai cá đâm vào đầu ngón tay...