‘Ma trận’ tổ hợp môn học lớp 10: Tại sao lại có tới 108 cách lựa chọn? (Bài 1)

Theo dõi VGT trên

Trong khi các trường học THPT chỉ còn 5 tháng nữa để hoàn thiện các công tác chuẩn bị cho việc triển khai chương trình mới ở lớp 10 thì việc có tới hơn 100 cách chọn tổ hợp môn học đang thu hút nhiều tranh cãi.

Từ năm học 2022 – 2023, Chương trình giáo dục phổ thông 2018 sẽ được triển khai đối học sinh lớp 10 và áp dụng cuốn chiếu cho những năm học tiếp theo của lớp 11 và lớp 12. Chương trình mới đưa ra 108 nhóm tổ hợp môn khiến cho việc triển khai môn học tự chọn quá rắc rối, phức tạp.

Băn khoăn tính khả thi của chương trình

Theo chương trình mới, thay vì 13 môn như chương trình hiện hành, học sinh chỉ học 7 môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc và có 5 môn lựa chọn.

Cụ thể, 7 môn học và hoạt động bắt buộc là: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng an ninh, hoạt động trải nghiệm – hướng nghiệp, nội dung giáo dục địa phương.

Các môn học tự chọn là: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2. 5 môn học lựa chọn sẽ được chọn từ 3 nhóm (mỗi nhóm có ít nhất 1 môn): Nhóm môn Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật); Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học); Công nghệ và nghệ thuật (Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật).

Ma trận tổ hợp môn học lớp 10: Tại sao lại có tới 108 cách lựa chọn? (Bài 1) - Hình 1

Theo chương trình mới, thay vì 13 môn như chương trình hiện hành, học sinh chỉ học 7 môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc và có 5 môn lựa chọn. Ảnh minh họa.

Riêng môn Nghệ thuật sẽ bao gồm 2 phân môn là Âm nhạc, Mỹ thuật thì học sinh chỉ cần chọn học 1 trong 2 phân môn này (sẽ được tính là 1 môn).

Trừ ngoại ngữ thì tất cả các môn học đều xây dựng các cụm chuyên đề. Mỗi học sinh sẽ phải chọn để học 3 cụm chuyên đề, cùng với các môn học bắt buộc và môn học lựa chọn.

Như vậy, với việc tổ chức, phân phối các môn học như chương trình mới đưa ra thì học sinh sẽ có đến 108 cách lựa chọn tổ hợp môn. Điều này đang khiến nhiều phụ huynh, giáo viên băn khoăn về tính khả thi của chương trình lớp 10 mới ở khâu lựa chọn môn học.

Khi được hỏi về những thay đổi trong chương trình mới, chị Nguyễn Hoài Phương, phụ huynh có con học lớp 9, Trường THCS Đông Thái (quận Tây Hồ, Hà Nội) cho hay, chị chưa nắm được những thay đổi này.

Theo chị Phương, hiện tại, con gái chị đang tập trung ôn tập cho kỳ thi chuyển cấp. Còn về chương trình mới, chị cũng đã đọc qua báo đài. Tuy nhiên, đến thời điểm này, giáo viên chủ nhiệm cũng chưa có thông báo, hướng dẫn về chương trình mới, cách lựa chọn môn học ra sao

Video đang HOT

“Nếu tới đây phải lựa chọn giữa cả trăm nhóm tổ hợp môn học thì tôi và con không biết sẽ quyết định thế nào. Trong khi, chỉ còn hơn 5 tháng nữa, các con sẽ bắt đầu học chương trình mới nhưng học sinh, phụ huynh vẫn chưa hiểu rõ những thay đổi của chương trình. Với cách thức triển khai như hiện nay, liệu chương trình mới có làm khó phụ huynh, học sinh”, chị Phương băn khoăn.

Việc đưa ra nhiều tổ hợp chọn môn khiến nhiều giáo viên lo ngại về vấn đề bảo đảm nguồn nhân lực. Một giáo viên tại một trường THPT của Hà Nội phân tích, theo chương trình mới, bên cạnh các môn bắt buộc, học sinh sẽ lựa chọn 5 môn trong 3 nhóm môn, gồm 9-10 môn. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng học sinh chọn nhiều môn khác nhau tạo ra sự chênh lệch số lượng học sinh giữa các môn.

Song song với đó là việc bố trí giáo viên dạy học sẽ có nhiều xáo trộn. “Với những môn học ít học sinh lựa chọn, giáo viên sẽ ít việc. Và ngược lại, với môn học quá đông học sinh lựa chọn thì đội ngũ giáo viên nhà trường khó có thể đáp ứng được. Điều này dẫn tới tình trạng người không có việc, người lại quá nhiều việc”, giáo viên này cho biết.

Triển khai không quá phức tạp?

Về lý thuyết, khi triển khai chương trình mới ở lớp 10 có đến hàng trăm tổ hợp môn lựa chọn không bất ngờ là quan điểm của GS.TS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông mới. Bởi khi thiết kế các môn học, các chuyên gia toán học đã dự báo về điều này.

Theo GS.TS Thuyết, trong tính toán đã xác định 2 dữ kiện quan trọng là đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất của nhà trường. Trên cơ sở quy định của chương trình, nguyện vọng của học sinh, đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất của mình, các trường sẽ xác định những tổ hợp phù hợp với thực tế.

Ma trận tổ hợp môn học lớp 10: Tại sao lại có tới 108 cách lựa chọn? (Bài 1) - Hình 2

GS.TS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông mới.

Lý giải về sự cần thiết của thiết kế các môn học từ lớp 10 THPT theo hướng học sinh được quyền lựa chọn các môn học theo sở thích, GS.TS Nguyễn Minh Thuyết cho biết điều này nhằm phục vụ định hướng nghề nghiệp của học sinh.

Trước băn khoăn của phụ huynh, học sinh, GS.TS Thuyết gợi ý, học sinh nên chọn học các chuyên đề của 3 môn học phù hợp nhất với định hướng nghề nghiệp của mình.

Về phía nhà trường, GS.TS Thuyết cho hay, cách đơn giản nhất là tổ chức các lớp học cố định để học các môn học bắt buộc như trước nay. Tổ chức các lớp học chuyên đề và xác định sĩ số mỗi lớp theo đúng quy định. Nếu sĩ số đăng ký vượt với sĩ số lớp học theo quy định thì học sinh chuyển sang nguyện vọng 2. Các trường sẽ xác định những tổ hợp phù hợp với thực tế.

Để khắc phục khó khăn trước mắt về biên chế giáo viên, GS.TS Thuyết cũng cho rằng, cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có thể điều động hoặc ký hợp đồng giảng dạy với giáo viên có đủ điều kiện giảng dạy những môn học này từ các cấp học khác, các trường chuyên nghiệp.

Theo lý giải của Tổng chủ biên chương trình mới thì việc triển khai chương trình không quá phức tạp. Song với những người trực tiếp thực hiện chương trình là các nhà trường, giáo viên, việc tổ chức dạy học môn tự chọn như thế nào đang là câu hỏi rối bời trong khi thời gian đang rất gấp ở phía trước.

(Còn nữa)

Uyển chuyển lựa chọn tổ hợp môn học

Bắt đầu từ năm học 2022 - 2023, với lớp 10, ngoài các môn học bắt buộc chung, có môn học, chuyên đề học tập dành cho học sinh tự chọn.

GD&TĐ - Bắt đầu từ năm học 2022 - 2023, với lớp 10, ngoài các môn học bắt buộc chung, có môn học, chuyên đề học tập dành cho học sinh tự chọn.

Uyển chuyển lựa chọn tổ hợp môn học - Hình 1

Ảnh minh họa/INT

Có ý kiến lo lắng việc này dẫn đến xuất hiện nhiều tổ hợp và khó khăn cho nhà trường triển khai.

Chia sẻ về lý do cho phép học sinh được lựa chọn môn học ở THPT, GS.TS Nguyễn Minh Thuyết - Tổng Chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông 2018 - cho biết: Theo Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội và Quyết định số 404/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, giáo dục phổ thông được phân thành hai giai đoạn - giai đoạn giáo dục cơ bản (tiểu học và THCS) và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (THPT).

Xác định tổ hợp phù hợp thực tế đội ngũ và cơ sở vật chất

- Việc cho phép học sinh được lựa chọn môn học dẫn đến có thể xuất hiện số lượng lớn các tổ hợp môn học lựa chọn và các trường sẽ khó khăn trong triển khai?

- Trong Chương trình giáo dục phổ thông 2006, học sinh THPT phải học 17 môn học, hoạt động giáo dục và học theo phân ban cứng. Nhiệm vụ mà chúng tôi đặt ra là giảm bớt số môn học bắt buộc để học sinh không quá tải và cho phép học sinh tự lựa chọn môn học theo định hướng nghề nghiệp và sở thích.

Trong Ban soạn thảo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 có các chuyên gia toán học, cho nên không phải bây giờ mới tính được về mặt lý thuyết sẽ có bao nhiêu tổ hợp.

Thực ra, câu chuyện dạy học phân hóa ở cấp THPT không phức tạp đến thế. Học sinh lựa chọn môn học có nghĩa là: Chọn học các chuyên đề của 3 môn học phù hợp nhất với định hướng nghề nghiệp của mình, ví dụ: Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục kinh tế và pháp luật; chọn thêm 2 môn học ở nhóm khác, ví dụ: Sinh học, Tin học (hoặc Công nghệ, Âm nhạc) nhưng không phải học chuyên đề của các môn học này.

Còn về nhà trường thì cách làm đơn giản nhất là: Tổ chức lớp học cố định để học các môn học bắt buộc như từ trước tới nay. Tổ chức lớp học chuyên đề, xác định sĩ số mỗi lớp theo đúng quy định. Sắp xếp học sinh vào các lớp chuyên đề theo nguyện vọng; nếu số học sinh đăng ký vào một lớp vượt quá sĩ số quy định thì chuyển học sinh vào lớp chuyên đề khác theo nguyện vọng 2. Căn cứ để chọn nguyện vọng 1 là "độ dốc" của điểm thi đầu vào hoặc điểm tổng kết môn học đó ở THCS.

Phải nói thêm, trong tính toán, chúng ta không thể quên 2 dữ kiện quan trọng là đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất của nhà trường. Làm tính mà không đủ dữ kiện thì kết quả sẽ không chính xác. Chương trình giáo dục phổ thông là chương trình xây dựng cho hàng chục năm, mở ra cho học sinh và các trường cơ hội lựa chọn các môn học phù hợp, nhưng không buộc các trường phải thực hiện ngay, vượt quá khả năng của mình và địa phương. Trên cơ sở quy định của chương trình, nguyện vọng của học sinh, đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất của mình, các trường sẽ xác định những tổ hợp phù hợp với thực tế.

Về phía Bộ GD&ĐT, để chuẩn bị cho công việc này, cuối năm 2020, Bộ GD&ĐT ban hành Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH về xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường. Bộ GD&ĐT cũng tổ chức 1 mô-đun để tập huấn giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục về xây dựng kế hoạch giáo dục. Một số sở GD&ĐT có công văn hướng dẫn rất cụ thể, rõ ràng. Cho nên, nếu các trường đã nghiên cứu kỹ công văn của Bộ/sở GD&ĐT và chuẩn bị sẵn sàng từ trước thì sẽ không lúng túng.

Về phía học sinh và phụ huynh, việc cần làm là cân nhắc để có sự lựa chọn phù hợp. Chuyển đổi từ chỗ học theo kế hoạch cố định sang tự do lựa chọn môn học dĩ nhiên ban đầu sẽ có chút bối rối, nhưng đây là cơ hội để học sinh được tự mình quyết định việc học của mình. Tôi tin rằng những bối rối này, nếu có, sẽ nhanh chóng qua đi với sự tư vấn và tổ chức phù hợp của nhà trường.

Uyển chuyển lựa chọn tổ hợp môn học - Hình 2

GS Nguyễn Minh Thuyết.

Giải pháp trước mắt về giáo viên

- Khi cho học sinh quyền lựa chọn sẽ xuất hiện môn được lựa chọn nhiều, môn được lựa chọn ít; từ đó việc bố trí đội ngũ sẽ khó khăn. Chưa kể hầu hết các trường hiện nay chưa có giáo viên Mĩ thuật, Âm nhạc. Cần giải quyết bài toán này thế nào, thưa Giáo sư?

- Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được thiết kế nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển đa dạng của học sinh, cả trong thời điểm hiện tại lẫn tương lai, khi điều kiện dạy và học sẽ thay đổi. Để khắc phục khó khăn trước mắt về biên chế giáo viên, cơ quan quản lý Nhà nước ở địa phương có thể điều động hoặc ký hợp đồng giảng dạy với giáo viên có đủ điều kiện giảng dạy những môn học này từ các cấp học khác, trường chuyên nghiệp.

Ngành Giáo dục cũng có thể cho phép học sinh học những môn này ở các trường chuyên nghiệp trên địa bàn, công nhận kết quả học tập của các em như môn học ở trường THPT. Dĩ nhiên, nếu không nhiều học sinh địa phương có nguyện vọng học các môn này thì không cần áp dụng các giải pháp nói trên.

- Vậy, trường hợp học sinh ở lớp 10 chọn một tổ hợp môn học, đến lớp 11 lại có nguyện vọng thay đổi thì giải quyết như thế nào trong đánh giá kết quả học tập của học sinh, theo Giáo sư?

- Tình huống này, Ban soạn thảo chương trình đã lường trước. Trong trường hợp này, nhà trường bảo lưu kết quả học tập của học sinh ở lớp 10 để học sinh đó được lên lớp, nếu đủ điều kiện. Nhưng để có đủ kiến thức, kỹ năng theo học các môn học ở tổ hợp mới, dĩ nhiên, học sinh đó phải học lại chuyên đề của môn học mới ở lớp 10.

- Xin cảm ơn Giáo sư!

Chương trình giai đoạn giáo dục cơ bản được thiết kế theo hướng tích hợp, nhưng phân hóa dần theo quy luật nhận thức của học sinh. Cấp THPT là giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, học sinh được lựa chọn môn học theo định hướng nghề nghiệp và sở thích. Tuy nhiên, học sinh cũng không thể học quá ít môn, vì giai đoạn giáo dục cơ bản của chúng ta chỉ học 9 năm, thời lượng học ít hơn học sinh các nước nhiều (riêng 2 cấp tiểu học và THCS, học sinh Việt Nam học ít hơn các nước OECD 2.051 giờ). Do đó, các em phải học các môn công cụ: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ; các môn bắt buộc theo luật (Giáo dục Quốc phòng - An ninh, Giáo dục thể chất); Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp và Nội dung giáo dục địa phương. Các em đồng thời phải chọn ít nhất 1 môn học ở mỗi nhóm môn học lựa chọn để bảo đảm giáo dục toàn diện.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Đêm ở Làng Nủ trước ngày khánh thành khu tái định cư: "Gần như nhà nào ông trời cũng để lại một người còn sống đấy chú à..."Đêm ở Làng Nủ trước ngày khánh thành khu tái định cư: "Gần như nhà nào ông trời cũng để lại một người còn sống đấy chú à..."
09:18:47 22/12/2024
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững ngườiBố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người
10:11:52 22/12/2024
Cụ ông 86 tuổi kết hôn với mối tình đầu, "có chết cũng bám lấy nhau"Cụ ông 86 tuổi kết hôn với mối tình đầu, "có chết cũng bám lấy nhau"
11:08:34 22/12/2024
Hạnh phúc mở tiệc tân gia, tôi sụp đổ khi mẹ chồng tuyên bố một điềuHạnh phúc mở tiệc tân gia, tôi sụp đổ khi mẹ chồng tuyên bố một điều
09:20:59 22/12/2024
Sao Hàn 22/12: Tạo hình gây sốc của Song Hye Kyo, Jang Nara khóc trên sân khấuSao Hàn 22/12: Tạo hình gây sốc của Song Hye Kyo, Jang Nara khóc trên sân khấu
10:57:25 22/12/2024
'Khi điện thoại đổ chuông' lập kỷ lục rating, nam chính bất tỉnh trong biển lửa'Khi điện thoại đổ chuông' lập kỷ lục rating, nam chính bất tỉnh trong biển lửa
12:43:29 22/12/2024
Mỹ Linh nhào lộn, ke đầu, Minh Tuyết đu dây hát bolero ở 'Chị đẹp đạp gió'Mỹ Linh nhào lộn, ke đầu, Minh Tuyết đu dây hát bolero ở 'Chị đẹp đạp gió'
11:03:27 22/12/2024
Bắt ghen chồng tại khách sạn, tôi đi đến nhìn cho rõ gương mặt của kẻ thứ 3 tôi bật cười cay đắngBắt ghen chồng tại khách sạn, tôi đi đến nhìn cho rõ gương mặt của kẻ thứ 3 tôi bật cười cay đắng
10:06:00 22/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

3 con giáp tài vận hanh thông ngày 22/12

3 con giáp tài vận hanh thông ngày 22/12

Trắc nghiệm

14:22:55 22/12/2024
Tử vi ngày mới 22/12 dự báo có 3 con giáp gặp nhiều may mắn. Top 4 con giáp có đường tình duyên viên mãn năm Ất Tỵ 2025 Top 5 con giáp có đường tài lộc hanh thông nhất
Sao Việt 22/12: Vợ Huỳnh Anh xuất hiện sau nghi vấn chia tay

Sao Việt 22/12: Vợ Huỳnh Anh xuất hiện sau nghi vấn chia tay

Sao việt

14:20:39 22/12/2024
Sao Việt 22/12: MC Bạch Lan Phương - vợ Huỳnh Anh đăng ảnh đi du lịch sau bài đăng xôn xao nghi vấn rạn nứt với chồng.
Đỉnh nhất trend: Mỹ Tâm làm 1 điều gây choáng, "out trình" cả hội fan phú bà của G-Dragon

Đỉnh nhất trend: Mỹ Tâm làm 1 điều gây choáng, "out trình" cả hội fan phú bà của G-Dragon

Nhạc quốc tế

14:03:39 22/12/2024
Không chỉ học hỏi outfit hay thần thái của ông hoàng Kpop, Mỹ Tâm còn mang vào video của mình chiếc xế hộp tiền tỷ y như bản chính.
Thuê 2 ô tô mang đi cầm cố lấy 700 triệu đồng

Thuê 2 ô tô mang đi cầm cố lấy 700 triệu đồng

Pháp luật

14:02:38 22/12/2024
Lộc thuê 2 ô tô của một công ty tại thành phố Huế, sau đó mang đi cầm lấy 700 triệu đồng rồi bỏ trốn khỏi nơi cư trú.
Sự thật giọng hát live của một Anh Trai đang vướng lùm xùm

Sự thật giọng hát live của một Anh Trai đang vướng lùm xùm

Nhạc việt

13:48:16 22/12/2024
Hùng Huỳnh có phần bị khớp khi lộ rõ sự hụt hơi, nhiều nốt bị mờ, chìm hẳn khiến người nghe khó có thể nghe thấy anh chàng hát gì.
Sân khấu đỉnh nhất Chị Đẹp 2024: Trọn vẹn cả hình ảnh, âm thanh lẫn diễn xuất, Minh Hằng "xuyên không" về thời "bé Heo"

Sân khấu đỉnh nhất Chị Đẹp 2024: Trọn vẹn cả hình ảnh, âm thanh lẫn diễn xuất, Minh Hằng "xuyên không" về thời "bé Heo"

Tv show

13:34:52 22/12/2024
Chạy được hơn nửa chặng đường, người hâm mộ tấm tắc khen ngợi team Mùa Đông có sân khấu xuất sắc nhất Chị Đẹp Đạp Gió 2024 đến giờ.
Hàn Quốc: Bắt giữ Tư lệnh Tình báo quốc phòng liên quan đến thiết quân luật

Hàn Quốc: Bắt giữ Tư lệnh Tình báo quốc phòng liên quan đến thiết quân luật

Thế giới

13:32:52 22/12/2024
Trong cuộc chất vấn tại Quốc hội trước đó, ông Moon Sang Ho nói rằng chỉ biết về tuyên bố thiết quân luật thông qua bài phát biểu trên truyền hình của Tổng thống Yoon Suk Yeol.
Danh tính bất ngờ của vị khách Hàn đi Đà Nẵng 1 mình, bị người đàn ông kéo vào có hành động khiếm nhã

Danh tính bất ngờ của vị khách Hàn đi Đà Nẵng 1 mình, bị người đàn ông kéo vào có hành động khiếm nhã

Netizen

13:06:50 22/12/2024
Mới đây, một video gây tranh cãi trên mạng khi ghi lại cảnh cô gái Hàn Quốc đi du lịch một mình ở Đà Nẵng, rồi bị người đàn ông lạ kéo vào và có hành động nhạy cảm.
Địa Trung Hải suýt biến mất vì lý do khó tin

Địa Trung Hải suýt biến mất vì lý do khó tin

Lạ vui

12:31:28 22/12/2024
Một cây cầu đất nối liền châu Âu và châu Phi vẫn còn tồn tại nếu như không có thảm họa giúp tái sinh Địa Trung Hải.
Nhân vật "hiếm nhất" của Genshin Impact bất ngờ trở lại ở phiên bản mới, fan mừng "phát khóc" vì phải chờ đợi quá lâu

Nhân vật "hiếm nhất" của Genshin Impact bất ngờ trở lại ở phiên bản mới, fan mừng "phát khóc" vì phải chờ đợi quá lâu

Mọt game

12:21:49 22/12/2024
Đó chính là Shenhe một nữ nhân vật 5 sao hệ Băng được miHoYo ra mắt lần đầu ở phiên bản 2.4. Sở dĩ, gọi Shenhe là nhân vật hiếm nhất Genshin Impact không phải là không có lý do.
Diện áo yếm giúp bạn khoe sắc trong những ngày xuân cận kề

Diện áo yếm giúp bạn khoe sắc trong những ngày xuân cận kề

Thời trang

12:01:10 22/12/2024
Khi những ngày xuân đang dần về gần, một trong những lựa chọn không thể bỏ qua để khoe sắc chính là chiếc áo yếm - biểu tượng của sự duyên dáng, thanh lịch và một chút cổ điển nhưng vẫn rất thời thượng.