‘Ma trận’ tiêu chuẩn công chức, viên chức
Nói về các loại chứng chỉ đối với viên chức nằm trong hệ thống tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức, công chức, Bộ trưởng Bộ Nội vụ cũng phải thừa nhận ‘vấn đề chứng chỉ rất phức tạp’.
Hàng nghìn giáo viên Quảng Ninh đổ xô đi ôn, thi chứng chỉ tiếng Anh chuẩn quốc tế – Ảnh: Lã Nghĩa Hiếu
Các loại chứng chỉ đối với viên chức nằm trong hệ thống tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức, công chức, được quy định chi tiết từ giáo viên mầm non cho tới cán bộ công chức phường xã; đến mức ngay cả Bộ trưởng Bộ Nội vụ cũng phải thừa nhận “vấn đề chứng chỉ rất phức tạp”.
Theo thống kê của Viện Khoa học tổ chức nhà nước (Bộ Nội vụ) thì trước khi có luật Viên chức năm 2010, hệ thống chức danh, tiêu chuẩn được xây dựng và ban hành đã lên đến 186 ngạch, bao gồm cả ngạch công chức và ngạch viên chức thuộc 19 ngành. Sau khi luật Viên chức năm 2010 với định nghĩa rõ ràng hơn về viên chức, chức danh nghề nghiệp, thì hệ thống tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp được xây dựng lại chỉnh sửa, hoàn thiện một lần nữa cho tới nay. Theo một vị lãnh đạo Vụ Công chức, viên chức Bộ Nội vụ, tới nay có 5 nghị định và hàng chục thông tư quy định về vấn đề này.
Theo tìm hiểu của phóng viên Thanh Niên, có 11 bộ, ngành phải xây dựng hệ thống chức danh nghề nghiệp cho viên chức (chưa kể công chức cũng phải xây dựng theo từng ngành), bao gồm: Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp, Bộ NN-PTNT; Bộ Xây dựng; Bộ KH-CN; Bộ TN-MT; Bộ GD-ĐT; Bộ Y tế; Bộ LĐ-TB-XH; Bộ VH-TT-DL và Bộ TT-TT.
Video đang HOT
Chỉ tính riêng ngành GD-ĐT là ngành có số lượng viên chức nhiều nhất hiện nay cũng đã có 6 thông tư liên tịch quy định tiêu chuẩn cho giáo viên từ cấp mầm non lên tới đại học và cả các trường đào tạo nghề. Ngoài ra, khi tuyển viên chức giáo viên hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp cho giáo viên, các đơn vị còn phải căn cứ vào 2 thông tư khác là Thông tư 12 năm 2015 của Bộ Nội vụ quy định về chức danh nghề nghiệp và thay đổi chức danh nghề nghiệp đối với viên chức và Thông tư 28 năm 2017 về việc thi thăng hạng chức danh đối với giáo viên các cấp của Bộ GD-ĐT. Đối với ngành y tế, với số viên chức đông chỉ sau ngành GD-ĐT, cũng có tới 5 thông tư liên tịch giữa bộ quản lý viên chức là Bộ Y tế và Bộ Nội vụ quy định về hệ thống tiêu chuẩn chức danh.
Điều đáng nói là trong những cuộc trao đổi riêng, một lãnh đạo cấp vụ của Bộ Nội vụ nói rằng, mặc dù nghị định của Chính phủ quy định rõ là các tiêu chuẩn chức danh với viên chức sẽ do Bộ Nội vụ và bộ quản lý viên chức “thỏa thuận và thống nhất”, song các tiêu chuẩn này chủ yếu do bộ quản lý viên chức đặt ra. Trong khi đó, những nguồn tin thân cận từ ngành GD-ĐT và TT-TT lại khẳng định rằng, chứng chỉ ngoại ngữ và tin học là do Bộ Nội vụ “ép” phải đưa vào.
Theo Thanh niên
Ninh Bình: Hướng dẫn quy đổi, sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ tiếng Anh
Sở GD&ĐT Ninh Bình vừa có công văn số 1389 /SGDĐT-TCCB hướng dẫn tạm thời việc quy đổi, sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ tiếng Anh phục vụ cho công tác tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, viên chức của tỉnh.
Ảnh minh họa/nguồn internet
Cụ thể như sau: Trình độ chuẩn ngoại ngữ của công chức, viên chức (theo các quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp tương ứng hiện hành) thực hiện theo Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (gọi tắt là Thông tư số 01).
Danh sách các đơn vị đủ điều kiện tổ chức thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam thực hiện theo văn bản số 538/QLCL-QLVBCC ngày 20/5/2019 của Cục Quản lý chất lượng thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo (trường hợp Bộ Giáo dục và Đào tạo có thông báo mới thì thực hiện theo thông báo mới được ban hành).
Các trình độ ngoại ngữ tiếng Anh khác được quy đổi giá trị tương đương Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, cụ thể như sau:
Trình độ ngoại ngữ tiếng Anh do các cơ sở đào tạo trong nước tổ chức thi và cấp chứng chỉ hợp pháp, gồm: Chứng chỉ tiếng Anh trình độ A, B, C theo Quyết định số 177/QĐ-TCBT ngày 30/01/1993 của Bộ GD&ĐT quy định chương trình tiếng Anh thực hành A, B, C (gọi tắt là Quyết định số 177) và Chứng chỉ tiếng Anh trình độ A1, A2, B1, B2, C1, C2 theo Quyết định số 66/2008/QĐ-BGDĐT ngày 02/12/2008 của Bộ GD&ĐT quy định chương trình Giáo dục thường xuyên về tiếng Anh thực hành (gọi tắt là Quyết định số 66).
Việc quy đổi giá trị tương đương các chứng chỉ trên với Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam thực hiện như sau:
Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam
Chứng chỉ tiếng Anh do các tổ chức khảo thí nước ngoài tổ chức thi và cấp sử dụng có giá trị thay thế trình độ A1, A2, B1, B2, C1, C2 theo bảng quy chuẩn trình độ tại Mục 4 - Kiểm tra đánh giá, Chương trình Giáo dục thường xuyên về tiếng Anh thực hành.
Chương trình này được thiết kế dựa trên Khung trình độ chung Châu Âu (CEF) và tiệm cận các chuẩn trình độ quốc tế. Vì vậy, trình độ đầu ra của các trình độ đào tạo trong chương trình sẽ tiệm cận với các chuẩn kiểm tra đánh giá quốc tế hiện nay.
Việc quy đổi, sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ được triển khai thực hiện thống nhất trong toàn tỉnh. Khi các Bộ, ngành Trung ương có quy định cụ thể về việc quy đổi chứng chỉ ngoại ngữ thì thực hiện theo quy định mới.
Trịnh Huyền
Theo GDTĐ
Chủ tịch Trần Thanh Mẫn trao học bổng cho sinh viên vượt khó Đại học Y dược Cần Thơ Sáng 4/10, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn dự và trao học bổng tại lễ khai giảng năm học mới 2019-2020 trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Chủ tịch Trần Thanh Mẫn trao học bổng cho các sinh viên. Năm học 2019-2020, trường Đại học Y Dược Cần Thơ đón 2.600 tân sinh viên,...