“Ma trận” sách tham khảo thi THPT quốc gia: Chọn sao cho trúng?
Thời điểm hiện tại, các nhà sách lớn tại TPHCM đều tung ra nhiều bộ sách tham khảo từ hướng dẫn ôn tập kiến thức đến các bộ đề thi THPT quốc gia năm 2020.
Bên cạnh đó, việc mua sách tham khảo online cũng dễ dàng khi nhiều trang bán hàng đăng tải giá sách kèm theo nhiều chương trình khuyến mại… Chọn được sách chất lượng giữa rừng sách, với nhiều thí sinh là việc không phải dễ!
Học sinh lựa chọn sách tham khảo ôn thi THPT quốc gia 2020 tại một nhà sách ở quận Thủ Đức, TPHCM
Nhiều đầu sách được bày bán
Ghé qua hai nhà sách lớn trên địa bàn quận Thủ Đức, tại kệ sách chuyên mục “Luyện thi ĐH”, người viết gặp khá nhiều phụ huynh, học sinh khối 12 đang lựa chọn sách tham khảo để chuẩn bị cho “chiến dịch” ôn thi THPT.
Đáp ứng nhu cầu của học sinh, kệ sách “ Luyện thi đại học” của các nhà sách bày bán khá nhiều các bộ sách tham khảo. Có thể kể như: Bộ đề trắc nghiệm luyện thi THPT năm 2020 Khoa học Xã hội (gồm 2 tập) của NXB Giáo dục Việt Nam; Ôn tập luyện thi trắc nghiệm môn Toán của NXB ĐH Quốc gia TPHCM; hay Ôn luyện thi THPT quốc gia 2020 Khoa học Xã hội của NXB ĐH Quốc gia Hà Nội; 1260 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 12 của NXB ĐH Quốc gia Hà Nội… Bên cạnh đó còn có nhiều bộ sách của các NXB như ĐH Sư phạm, NXB Dân trí… Giá sách dao động mỗi cuốn từ 42 – 99 nghìn đồng, tuỳ vào bộ môn hay khối thi.
Không chỉ ngập tràn trên các kệ sách, sách tham khảo hướng dẫn ôn thi còn được rao bán khá nhiều trên mạng. Vào Google search với từ khoá Sách tham khảo thi THPT quốc gia 2020 trong vòng 0.58 giây cho ra 4.600.000 kết quả với nhiều bộ sách tham khảo thi THPT quốc gia 2020. Lần lượt là các combo trọn gói như Siêu tốc luyện đề THPT quốc gia khối C Văn Sử Địa với giá 354.900 đồng; Combo infographic chinh phục kỳ thi THPT quốc gia môn Toán, Lý, Hoá với giá khoảng 562.500 đồng.
Rừng sách tham khảo cũng khiến nhiều học sinh lúng túng. Em Trần Nguyễn Tuấn Hiền, học sinh khối 12 Trường THPT Ten Lơ Man cho biết: “Ghé nhà sách, em thấy nhiều bộ sách, cũng choáng… trước “rừng” sách tham khảo”.
Cân nhắc kỹ lưỡng, ưu tiên NXB uy tín
Video đang HOT
Liên quan đến việc chọn sách tham khảo, cô Trần Thị Thu Hiền, giáo viên Ngữ văn Trường THPT Ten Lơ Man (quận 1) cho rằng: Ở trường, ngoài sự chuẩn bị của các thầy cô trong tổ bộ môn về kế hoạch ôn tập cho học sinh khối 12, như các bộ đề thi (đã thi, bộ đề thi thử)… thầy cô thường tham khảo các tài liệu thi THPT quốc gia của NXB Giáo dục Việt Nam là chủ yếu. Vì vậy, nếu có ý định mua sách tham khảo, nên chọn sách của NBX uy tín, những cuốn sách xuất bản gần đây, với nhóm tác giả gồm các nhà giáo giàu kinh nghiệm. Như thế học sinh sẽ bám sát nội dung ôn tập kỹ và có thể mở rộng nhiều kiến thức thêm (dành cho học sinh thi để xét tuyển ĐH).
Ông Đỗ Minh Hoàng, giám đốc Trung tâm GDTX Chu Văn An (quận 5, TPHCM) chia sẻ: Trung tâm vẫn hướng các em ôn tập theo kế hoạch và tài liệu ôn tập do giáo viên chuẩn bị, cũng như các bộ đề tham khảo. Riêng về sách tham khảo, nếu học sinh thực sự có nhu cầu, các em nên lựa chọn bộ sách của các NXB uy tín, đầu tiên là NXB Giáo dục Việt Nam, sách của nhóm tác giả uy tín, giàu kinh nghiệm và kế đến là những bộ sách của NXB ĐH Sư phạm, ĐH quốc gia TPHCM…
“Chọn các sách với cấu trúc có phần ôn theo chủ đề, chuyên đề, có hướng dẫn đáp án với các bộ đề học sinh sẽ dễ theo dõi. Có thể chọn sách mới xuất bản gần đây của các NBX uy tín vì với đội ngũ là các nhà giáo giàu kinh nghiệm, họ sẽ bám sát nội dung ôn tập, và có nhiều mở rộng kiến thức phù hợp”, ông Đỗ Minh Hoàng cho hay.
Tương tự, cô Nguyễn Thị Hồng Châu, giáo viên Trường THPT Đông Đô (quận Bình Thạnh) trao đổi: Trên thị trường bán nhiều sách tham khảo, nếu không cân nhắc và có định hướng trong chọn sách, các em dễ bị ôm đồm, chọn nhiều sách tham khảo, dẫn đến việc “không biết ôn cuốn nào là đúng, làm mất thời gian ôn tập, lại thêm lo lắng”. Theo cô Châu, học sinh đầu tiên phải nắm chắc kiến thức SGK và ôn tập theo hướng dẫn, đề cương mà các giáo viên bộ môn chuẩn bị. Đối với các em chọn các khối thi để xét tuyển ĐH, CĐ cần nâng cao kiến thức với các câu hỏi mở rộng, câu hỏi khó… thì hãy cân nhắc tìm đến sách tham khảo nếu cần.
“Học sinh có thể chọn sách tham khảo về hướng dẫn ôn tập, các bộ đề thi của các NXB uy tín như NXB Giáo dục Việt Nam, NXB ĐH Sư phạm, NXB ĐH Quốc gia TPHCM… Khi mua sách, các em nên tham khảo thầy cô giáo bộ môn trước. Hoặc nếu ra nhà sách, đọc qua một chút về các cuốn sách để có sự so sánh về cấu trúc của sách, danh mục ra sao, nhóm tác giả nào. Vì đang học 12 nên khi nhìn vào sách tham khảo sẽ biết được, sách có bám sát vào định hướng của Kỳ thi THPT quốc gia hay không. Các câu hỏi nâng cao có ổn không”, cô Hồng Châu chia sẻ.
Học sinh nên chọn kỹ các đầu sách tham khảo và không nên mua… tràn lan. Bên cạnh việc mua và ôn tập theo sách tham khảo, cần học thật chắc các kiến thức SGK và theo đề cương ôn tập mà giáo viên bộ môn đã cho.
Thảo Nguyên
Theo giaoducthoidai
Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Kim Phụng: Đảm bảo chất lượng tuyển sinh đầu vào
Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, học sinh khối 12 sẽ bước vào học kỳ 2 và đăng ký nguyện vọng xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng năm 2020.
Bộ GD-ĐT dự kiến sẽ giữ nguyên hình thức xét tuyển như năm 2019, tuy nhiên với một số ngành, Bộ sẽ siết chặt để đảm bảo chất lượng đầu vào, tạo thuận lợi cho quá trình đào tạo và nâng cao chất lượng đầu ra.
Trao đổi với phóng viên Báo Đồng Nai, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Kim Phụng cho biết:
- Cơ chế tuyển sinh đại học, cao đẳng ngày càng "mở", tạo thuận lợi cho các trường tuyển sinh lẫn thí sinh có nguyện vọng xét tuyển. Dù cơ chế mở nhưng các trường muốn khẳng định được uy tín thì phải đảm bảo chất lượng nguồn tuyển, còn thí sinh phải cân nhắc thật kỹ lưỡng trước khi đặt bút ghi nguyện vọng xét tuyển sao cho hợp với sở trường, sở thích để tương lai không bị "chệch hướng".
* Thưa bà, Bộ GD-ĐT đã cam kết giữ ổn định công tác thi THPT quốc gia và xét tuyển đại học, cao đẳng trong nhiều năm. Vậy Bộ sẽ thực hiện cam kết này như thế nào trong năm 2020 này?
- Bộ GD-ĐT đã cam kết từ năm 2017-2020 sẽ giữ ổn định trong công tác thi THPT quốc gia và xét tuyển đại học, cao đẳng. Do đó năm 2020 này, các trường THPT và thí sinh có thể hoàn toàn yên tâm, chỉ cần nghiên cứu kỹ quy chế thi và tuyển sinh trong 3 năm trở lại đây là có đầy đủ thông tin cần thiết. Bộ sẽ có thay đổi nhỏ trong khâu tuyển sinh nhưng không đáng lo, chủ yếu là để đảm bảo việc xét tuyển chặt chẽ hơn, chất lượng hơn chứ không ảnh hưởng đến khâu chuẩn bị ôn tập, thi cử.
* Học sinh lớp 12 năm nay đang chờ bộ đề thi minh họa để hình dung cấu trúc đề thi THPT quốc gia năm 2020 sẽ như thế nào. Vậy khi nào Bộ sẽ giới thiệu bộ đề thi minh họa, thưa bà?
- Năm 2020, quy chế thi THPT và xét tuyển đại học, cao đẳng sẽ tiếp tục được giữ ổn định, do đó không nhất thiết Bộ phải ra thêm bộ đề thi minh họa. Học sinh muốn biết cấu trúc đề thi THPT quốc gia năm 2020 như thế nào có thể tham khảo đề thi minh họa và đề thi chính thức năm 2017-2019 để hình dung và định hướng ôn tập cho mình. Cấu trúc đề thi năm 2020 cũng sẽ không thay đổi, kiến thức ra đề thi vẫn nằm chủ yếu ở sách giáo khoa lớp 12.
* Bà có thể cho biết những lưu ý đối với thí sinh khi đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2020?
- Việc đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2020 sẽ có nhiều thuận lợi cho thí sinh vì Bộ GD-ĐT chủ trương duy trì quy chế ổn định, không có thay đổi nào lớn. Thí sinh chỉ cần nghiên cứu kỹ quy chế cũ, nghiên cứu các ngành nghề dự kiến đăng ký xét tuyển, xem xét những ngành đó có thực sự phù hợp, điều kiện kinh tế của gia đình có thể theo đuổi ngành đó hay không, cơ hội trúng tuyển ra sao...
Học sinh tìm hiểu các ngành đào tạo trước khi đăng ký nguyện vọng xét tuyển. Ảnh: C.Nghĩa
* Thưa bà, hiện nay rất nhiều trường áp dụng tuyển sinh bằng học bạ THPT thay vì xét tuyển bằng điểm thi THPT quốc gia. Liệu hình thức tuyển sinh này có đảm bảo chất lượng đầu vào lẫn đầu ra của các trường đại học, cao đẳng?
- Hiện nay, cơ chế tuyển sinh là cơ chế mở, Bộ GD-ĐT đã giao quyền tự chủ tuyển sinh cho các trường đại học, cao đẳng. Có trường xét tuyển bằng điểm thi THPT quốc gia, có trường xét tuyển bằng học bạ THPT, có trường lại xét tuyển bằng kỳ thi đánh giá năng lực và có trường áp dụng cả 3 hình thức trên.
Đặt câu hỏi liệu tuyển sinh bằng học bạ có đảm bảo chất lượng đầu vào hay không thì tôi cho rằng, điểm ghi trong học bạ đã được các thầy cô đánh giá phân loại, nếu các trường đại học, cao đẳng cảm thấy tin cậy thì dùng xét tuyển. Điểm ghi trong học bạ khác với điểm thi THPT ở chỗ điểm học bạ chỉ đánh giá mặt bằng chung ở một trường, việc so sánh mặt bằng chung ở một trường sẽ khác với mặt bằng chung của các trường. Chính vì điều này mà các trường khi xét tuyển bằng học bạ phải rất lưu ý để đảm bảo công bằng giữa thí sinh dùng học bạ và thí sinh dùng kết quả thi THPT quốc gia để xét tuyển.
Tôi muốn nhấn mạnh thêm rằng, các trường muốn chứng minh uy tín của mình với xã hội thì phải coi trọng toàn diện từ khâu tuyển sinh đến đào tạo; chất lượng tuyển sinh tốt sẽ tác động đến quá trình đào tạo. Nếu chạy theo số lượng tuyển sinh mà không chú ý đến chất lượng tuyển sinh thì có thể để lại nhiều hệ quả cho uy tín của trường và tương lai của thí sinh.
* Để thí sinh có nhiều lựa chọn các ngành nghề, Bộ vẫn sẽ giữ nguyên quy định thí sinh không bị hạn chế số nguyện vọng. Tuy nhiên, theo bà, thí sinh nên đăng ký bao nhiêu nguyện vọng là hợp lý?
- Đúng là Bộ không hạn chế số lượng nguyện vọng khi thí sinh đăng ký xét tuyển vào đại học, cao đẳng. Nghĩa là thí sinh muốn đăng ký bao nhiêu nguyện vọng đều được, tuy nhiên theo tôi, để tránh bị phân tán tư tưởng, thí sinh chỉ nên đăng ký từ 4-5 nguyện vọng là đủ. Những nguyện vọng đã đặt bút đăng ký thì phải cân nhắc rất kỹ, trong đó có những nguyện vọng trọng tâm nhưng nhìn chung phải phù hợp với sở trường, học lực, điều kiện kinh tế của gia đình.
* Năm nay, Bộ dự kiến sẽ tiếp tục siết chặt tuyển sinh với ngành sư phạm, vì sao thưa bà?
- Ba năm trước, Bộ GD-ĐT đã quy định, chỉ những học sinh có kết quả học bạ THPT loại khá trở lên mới được xét tuyển vào ngành sư phạm nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo giáo viên tốt hơn. Việc siết chặt quy chế tuyển sinh với ngành sư phạm được xã hội đồng thuận. Năm 2020, Bộ tiếp tục có thêm động thái trong tuyển sinh ngành sư phạm khi yêu cầu các trường sư phạm dừng tuyển sinh hệ trung cấp sư phạm, đối với hệ cao đẳng sư phạm thì chỉ được tuyển hệ cao đẳng mầm non, các ngành cao đẳng sư phạm khác tạm dừng tuyển sinh. Nếu như chỉ học sinh khá, giỏi mới được xét tuyển vào ngành sư phạm là để đảm bảo chất lượng đào tạo thì việc hạn chế tuyển sinh ở một số bậc sư phạm chính là để điều tiết lại nhu cầu tuyển dụng giáo viên của xã hội trong tình hình mới, tránh bị dư thừa, gây lãng phí trong quá trình đào tạo.
* Xin cảm ơn bà!
Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Kim Phụng chia sẻ: "Vào đại học không phải là lựa chọn duy nhất cho tương lai, rớt tốt nghiệp THPT vẫn còn nhiều lựa chọn khác, chỉ cần mình thực sự có quyết tâm là được. Rớt tốt nghiệp thì có thể thi lại vào năm sau, trong thời gian chờ thi lại, thí sinh có thể dùng giấy xác nhận hoàn thành chương trình THPT để đăng ký đi học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Thực tế cơ hội học nghề là rất rộng mở, học nghề xong vẫn có thể tự tạo việc làm, lập nghiệp ngay tại quê hương mình".
Công Nghĩa (thực hiện)
Theo baodongnai
Tuyển sinh đại học, cao đẳng 2020: Chỉ xác định điểm sàn với nhóm ngành đào tạo giáo viên, sức khỏe Theo Dự thảo Quy chế tuyển sinh năm 2020 mà Bộ GDĐT vừa công bố, về cơ bản việc tuyển sinh vẫn giữ ổn định trong giai đoạn 2017-2020. Theo đó, Bộ GDĐT chỉ xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với các ngành thuộc nhóm ngành đào tạo giáo viên, các ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe có chứng...