Mã độc nằm trong phần mềm bẻ khóa
Theo thống kê từ trung tâm giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (trực thuộc cục An toàn Thông tin, Bộ TT&TT), có khoảng 4,7 triệu địa chỉ IP của Việt Nam thường xuyên nằm trong các mạng mã độc lớn’.
Theo đó, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đề nghị các tổ chức đến tháng 12/2018 phải có giải pháp phòng chống mã độc cho máy chủ và thiết bị đầu cuối cũng như có cơ chế tự động cập nhật phiên bản mới và nhận diện mã độc mới.
Trong một báo cáo của Microsoft công bố ngày 31/10/2018 cho biết thêm, 84% máy tính bộ bán ra tại thị trường châu Á được cài sẵn phần mềm bẻ khóa bản quyền (hay còn gọi là bản crack) từ hệ điều hành cho đến các ứng dụng quen chạy trên máy tính như ứng dụng văn phòng, đồ họa, thiết kế…
Theo các chuyên gia của Microsoft, các phần mềm crack là “cửa ngõ” để tội phạm mạng đưa mã độc vào máy tính để đánh cắp thông tin. Cũng theo các chuyên gia về bảo mật, phần mềm crack đa phần đều lây nhiễm mã độc, phổ biến nhất là các loại mã độc gây hại hoặc giúp sức cho các mã độc khác về máy tính cũng như các loại trojan điều khiển máy tính từ xa.
Video đang HOT
Bên cạnh nguy cơ lây nhiễm mã độc từ các phần mềm crack, người dùng không hề biết đến nguy cơ lây nhiễm mã độc của “lỗ hổng bảo mật” từ các phần mềm chính hãng. Các chuyên gia của Kaspersky cho rằng, ngay cả phần mềm như Windows hoặc các ứng dụng tiện ích mở rộng có bản quyền cũng có nguy cơ lỗi “lỗ hổng bảo mật”.
Gần đây, giữa tháng 11/2018, tại Silicon Valley (Hoa Kỳ), Microsoft đã tôn vinh 100 “cao thủ” có công phát hiện các lỗi “lỗ hổng bảo mật” của các sản phẩm Microsoft. Hai nhân viên của Viettel là Trần Tiến Hùng và Đỗ Quang Thành là hai cao thủ trong danh sách 100 cao thủ này. Theo ông Hùng, “với dân có trình độ bảo mật, nhìn đâu cũng thấy những lỗi của nhà sản xuất, đó chính là lỗ hổng để tội phạm mạng tấn công vào máy tính, hệ thống…”.
Chuyên gia bảo mật từ Kaspersky khuyến cáo người dùng cần có kiến thức cơ bản về bảo mật để sử dụng máy tính an toàn hơn như thường xuyên cập nhật tin tức về những nguy cơ, nên sử dụng các phần mềm bảo vệ như các phần mềm bảo mật của Kaspersky, BitDefender, Avira…
Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo rằng, việc sử dụng các phần mềm bảo mật như KIS vẫn chưa phải là an toàn tuyệt đối mà cần tập thói quen cập nhật cơ sở dữ liệu (hay còn gọi là chữ ký virus mới nhất) để giúp phần mềm nhận diện được những loại mã độc mới; bật các tính năng cảnh báo khi có những hoạt động đáng ngờ trên máy tính như khi đang lướt web có lời mời cài đặt một phần mềm để xem video trên website…
Phía Microsoft khuyến cáo: nên để máy tính ở chế độ “cập nhật tự động” cho Windows vì ngày 13/11/2018, 63 lỗi trong Windows đã được Microsoft phát hành bản vá lỗi nhưng chỉ có những ai đặt chế độ tự động cập nhật mới tải về những bản vá lỗi này.
Theo Báo Mới
Đào tiền ảo từ hơn 6.000 máy tính, 5 tin tặc bị Hàn Quốc bắt giữ
Hãng tin CNN cho biết 5 tin tặc đã bị Cục cảnh sát an ninh mạng Hàn Quốc bắt giữ sau khi đột nhập vào hơn 6.000 máy tính cá nhân và sử dụng hệ thống này đào tiền ảo.
Nhóm tin tặc khai thác e-mail của khoảng 32.400 người trên mạng, phần lớn là người xin việc và nhân viên tuyển dụng, rồi sau đó gửi e-mail đính kèm mã độc cho những người này dưới danh nghĩa thư tuyển dụng hợp pháp.
Sau khi mở file đính kèm độc hại, máy tính nạn nhân sẽ bị điều khiển tải phần mềm đào tiền ảo về máy rồi âm thầm đào tiền.
5 tin tặc bị Hàn Quốc bắt giữ
Theo nguồn tin cảnh sát Hàn Quốc, do bị các công ty bảo mật và chuyên gia an ninh mạng ngăn chặn nên nhóm tin tặc này chưa kiếm chác được nhiều từ hoạt động trên.
Đứng đầu nhóm tin tặc là Kim Amu-gae, 24 tuổi, bắt đầu chiến dịch khai thác "lậu" tiền ảo từ tháng 10 - 12/2017. Tuy nhiên, mục tiêu ban đầu của nhóm này đặt ra chỉ là khai thác hơn 1.000 USD giá trị tiền ảo Monero dù con số máy tính lây nhiễm lên tới 6.038 PC.
Theo báo cáo của tổ chức CTA(Cyber Threat Alliance), hoạt động đào "lậu" tiền ảo đang diễn ra tương đối phức tạp. Các hoạt động tấn công đã tăng 459% chỉ trong một năm trở lại đây.
Theo Báo Mới
Phần mềm diệt virus của Kasperky "trụ" ra sao trước mã độc tài chính? MRG Effitas đã thử nghiệm các sản phẩm của Kaspersky Lab trong các tình huống thực tế - nơi mà giao dịch ngân hàng trực tuyến và mua sắm có thể bị xâm phạm. Kaspersky Internet Security đã vượt qua một loạt các giải pháp để nhận giải thưởng MRG Effitas Online Banking/Browser Security hàng năm 2017/18 sau khi liên tục vượt qua...