Lý thuyết gắn với thực hành
‘Viết những điều thật thiết thực, đúng đường lối chính trị, ít tếu, viết ngắn, giản dị, vẽ dễ hiểu, trình bày rõ ràng, ít tiếp sang trang khác’ đó là lời di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh dành cho cán bộ, phóng viên của Báo QĐND mà Đại tá Lê Ngọc Long, Phó tổng Biên tập Báo QĐND, Trưởng ban Tổ chức lớp tập huấn cùng đội ngũ Giáo viên đặc biệt nhấn mạnh, nhắc đến đầu tiên trong suốt chương trình lớp bồi dưỡng nghiệp vụ Báo chí toàn quân Khóa 12, khu vực miền Trung Tây nguyên do Báo QĐND tổ chức tại TP Đà Nẵng từ ngày 11 đến ngày 19-8-2022.
Lớp tập huấn có 51 cán bộ, học viên đại diện cho các cơ quan, đơn vị, quân binh chủng trên địa bàn miền Trung – Tây Nguyên và một số đơn vị lân cận. Ngay từ ngày học đầu tiên, các học viên đã được tiếp cận những chương trình mới, những vấn đề cốt lõi mà Ban tổ chức đã chọn, nhất là chương trình làm báo đa phương tiện. Các học viên được hướng dẫn, khai thác, tìm tòi, phát hiện thông tin, chủ đề và cách thức tiến hành một tác phẩm báo chí…
Tham gia lớp tập huấn lần này, Đại úy Bùi Thị Khánh, Chủ tịch Hội Phụ nữ cơ sở Phòng chính trị, Bộ CHQS tỉnh Đắk Nông rất năng nổ, chịu khó học tập. Đồng chí cho biết: “Tôi thấy nội dung, chương trình tập huấn lần này rất bổ ích. Các bài giảng của giáo viên rất phù hợp, sát với tình hình nhu cầu thực tế hoạt động giáo dục tuyên truyền cần được đẩy mạnh tại các cơ quan, đơn vị địa phương như chúng tôi”.
Cán bộ, học viên tập trung làm bài tập nhóm do giáo viên chỉ định.
Ngoài các nội dung chính, qua các tiết học, những đồng chí giáo viên còn truyền thụ, chỉ dạy những kinh nghiệm, “chân lý sống” mà đội ngũ, lớp lớp cán bộ, phóng viên đi trước rút ra. Để tạo điều kiện cho đội ngũ TTV-CTV sớm biết cách viết tin bài, cộng tác hiệu quả cho các cơ quan thông tấn, báo chí nói chung và Báo QĐND nói riêng. Ban tổ chức đặc biệt chú trọng “Lý luận gắn chặt với thực hành”, học đến đấu giáo viên tiến hành phân tích, xoáy sâu, làm rõ, tiến hành trắc nghiệm hiểu biết, cho điểm tại chỗ cũng như giao bài tập để các tổ nhóm cùng nhau tổ chức thực hiện.
Thiếu tá Nguyễn Thanh Hải, Phòng Chính trị, Sư đoàn 968, Quân khu 4 chia sẻ: “Để công tác tuyên truyền các hoạt động của đơn vị thực sự đạt chất lượng, hiệu quả chúng tôi luôn nỗ lực hết mình. Tuy nhiên do một số khó khăn về cơ sở vật chất, đội ngũ hoạt động còn kiêm nhiệm phải thực hiện một lúc nhiều nhiệm vụ nên phần nào các tin bài của chúng tôi còn chưa đạt và kịp thời”.
Học viên tiến hành trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về cách sản xuất Media, chụp ảnh trên các thiết bị.
Hoàn thành lớp bồi dưỡng lần này bản thân tôi sẽ không dừng lại việc tuyên truyền, quảng bá hình ảnh hoạt động trong quân binh chủng, ngành mình. Phát huy những kiến thức, hiểu biết đã được trang bị tôi sẵn sàng công tác với Báo QĐND và các tờ báo khác để hoạt động giáo dục, huấn luyện chiến đấu của đơn vị thực sự được lan tỏa trong toàn quân”, Trung úy Lê Thị Thắm, Ban Thông tin, Phòng Khoa học Quân sự Học viện Hải quân khẳng định.
Video đang HOT
Đại tá Trần Hoàng Tiến, Trưởng phòng Thư ký tòa soạn Báo QĐND trao đổi một số kỹ năng, quy trình tiến hành một tác phẩm báo chí.
Với sự tận tình chỉ dạy, kết hợp với sự sáng tạo, linh hoạt, thực tế trong quá trình chỉ dạy của đội ngũ giáo viên và sự quyết tâm, nêu cao ý thức trách nhiệm của người học, tin tưởng sâu sắc rằng: Sau khi trở về địa phương 51 cán bộ học viên sẽ phát huy hiệu quả những kiến thức, ra sức nghiên cứu, học tập với phương châm đã được tiếp thu: “chủ động, nhạy bén, kịp thời, hiệu quả”; thực sự là những cánh tay nối dài, liên tục, thường xuyên của Báo QĐND, Báo Quân khu, Quân đoàn, Quân Binh chủng và các cơ quan Báo chí địa phương nhằm phản ánh sinh động, kịp thời, hiệu quả, chất lượng nhiệm vụ QS-QP của các cơ quan, đơn vị.
Nâng bước phụ nữ Hà Tĩnh phát triển kinh tế từ những ý tưởng khởi nghiệp
Sâu sát từ cơ sở, động viên chị em tham gia các lớp tập huấn phát triển kinh tế và đồng hành hỗ trợ hiện thực hóa các ý tưởng khởi nghiệp là cách làm hiệu quả của hội LHPN các cấp ở Hà Tĩnh trong thời gian qua.
Không khí sản xuất tại Tổ hợp tác sản xuất, thu mua và chế biến các sản phẩm từ lạc Soa Thắng (thôn Văn Khang, xã Tùng Châu, Đức Thọ).
Thực hiện Đề án 939/QĐ-TTg, ngày 30/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ về "Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, giai đoạn 2017-2015", thời gian qua, Hội LHPN Hà Tĩnh đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả. Trong đó, việc tổ chức thường xuyên các lớp tập huấn trang bị kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp, phát triển kinh tế đã giúp nhiều hội viên phụ nữ ở các địa phương được đánh thức ý tưởng khởi nghiệp, mạnh dạn phát triển những mô hình kinh tế do mình làm chủ, vươn lên thay đổi cuộc sống.
Đến thôn Văn Khang, xã Tùng Châu (Đức Thọ), gặp Chủ nhiệm Tổ hợp tác (THT) sản xuất, thu mua và chế biến các sản phẩm từ lạc Soa Thắng, chúng tôi được chị Võ Thị Hồng Soa chia sẻ: "Hoàn cảnh gia đình khó khăn, tôi luôn nung nấu phải làm gì đó để thay đổi cuộc sống nhưng không tự tin vì mình thiếu đủ thứ: kiến thức, nguồn vốn... Hội phụ nữ đã từng bước vận động, hỗ trợ và trở thành "bà đỡ" cho thành công của chúng tôi ngày hôm nay".
Từ một nông dân có cuộc sống khó khăn, nhờ sự đồng hành của hội phụ nữ các cấp, chị Võ Thị Hồng Soa đã vươn lên khởi nghiệp thành công.
Hướng đi mới mở ra đầu năm 2018, khi chị Soa được tham gia một số lớp tập huấn khởi nghiệp cho phụ nữ do Hội LHPN tỉnh phối hợp với huyện Đức Thọ tổ chức. Được trang bị kiến thức, chị Soa đã mạnh dạn tiến hành tìm đến với công việc thu mua, chế biến lạc nhân và dầu lạc. Đầu năm 2020, chị trình bày ý tưởng thành lập mô hình thu mua, sản xuất, chế biến dầu lạc, lạc nhân quy mô lớn hơn với các cấp hội phụ nữ...
Nhận thấy tính khả thi, Hội LHPN tỉnh và huyện đã hỗ trợ chị hoàn thiện ý tưởng, tạo điều kiện cho chị vay vốn; Hội LHPN tỉnh tặng chị một chiếc máy bóc tách vỏ lạc trị giá 16 triệu đồng.
Hội LHPN tỉnh tặng THT Soa Thắng 1 máy bóc tách vỏ lạc trị giá 16 triệu đồng, dịp đầu năm 2021.
Có được sự hậu thuẫn của các cấp hội phụ nữ, đầu năm 2021, chị Soa bắt đầu mở rộng nhà xưởng, sắm máy móc thiết bị và sau đó là thành lập THT với 10 thành viên cùng tham gia sản xuất.
Sau 1 năm mở rộng sản xuất, THT của chị Võ Thị Hồng Soa đã thu mua và chế biến được 50 tấn lạc củ, đạt doanh thu về trên 2 tỷ đồng, lợi nhuận gần 500 triệu đồng. Sản phẩm dầu lạc Soa Thắng của THT đã đạt chứng nhận OCOP 3 sao cấp tỉnh, được Hội LHPN tỉnh hỗ trợ đưa lên sàn giao dịch điện tử, giới thiệu quảng bá...
THT do chị Võ Thị Hồng Soa làm chủ tạo thu nhập cho 10 chị em thành viên khác.
Tương tự, từ một người có công việc không ổn định, cuộc sống khá còn khó khăn, năm 2016, chị Nguyễn Thị Thu Lê (SN 1985, xã Sơn Phú, Hương Sơn) bắt đầu tìm hiểu cách chế biến bột ngũ cốc lợi sữa. Dù sản phẩm hiệu quả, tìm kiếm được khách hàng nhưng sản xuất còn nhỏ lẻ.
Năm 2020, sau khi tham gia các lớp tập huấn khởi nghiệp do Hội LHPN tỉnh tổ chức, chị Thu Lê bắt đầu xây dựng ý tưởng và được sự đồng hành của các cấp hội để mở rộng quy mô sản xuất, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm.
Công nhân làm việc tại xưởng của cơ sở sản xuất ngũ cốc Thu Lê (xã Sơn Phú, Hương Sơn).
Đến nay, sản phẩm ngũ cốc Thu Lê đã đạt chứng nhận OCOP 3 sao cấp tỉnh, sản lượng đạt khoảng 4 tấn/năm (gấp gần 2,5 lần so với trước đó) đạt doanh thu 720 triệu đồng/năm. Từng gặp khó khăn trong cuộc sống đến nay, chị Thu Lê đã tự làm chủ về kinh tế, ngoài ra còn tạo công ăn việc làm cho 2-4 lao động là chị em trong xã.
Chị Thu Lê bày tỏ: "Tôi đến với công việc sản xuất ngũ cốc là cái duyên nhưng để có được quy mô và làm nên thương hiệu cho sản phẩm của mình như hiện nay là nhờ vào sự đồng hành của các cấp hội phụ nữ".
Chủ cơ sở sản xuất ngũ cốc Thu Lê.
Mô hình của chị Võ Thị Hồng Soa (Đức Thọ) và Nguyễn Thị Thu Lê (Hương Sơn) là 2 trong hàng chục mô hình kinh tế của phụ nữ trong toàn tỉnh khởi nghiệp thành công, nhờ sự đồng hành của hội phụ nữ các cấp thời gian qua.
Hiện Hội LHPN Hà Tĩnh cũng đang tiếp tục đồng hành với nhiều ý tưởng trong quá trình xây dựng mô hình, như: nuôi ong và sản xuất các sản phẩm từ mật ong của chị Trần Thị Thảo (Đức Bồng, Vũ Quang); trồng và sản xuất các sản phẩm từ cây thảo dược của chị Nguyễn Thị Thùy Dung (xã Kỳ Thư, huyện Kỳ Anh); chăn nuôi gà tuần hoàn của chị Nguyễn Thị Tâm (xã Cẩm Thịnh, Cẩm Xuyên)...
Hội viên phụ nữ là cán bộ hội, thành viên các doanh nghiệp, HTX, THT trên toàn tỉnh tham gia lớp tập huấn kiến thức về chuyển đổi số; hỗ trợ phụ nữ xây dựng các ý tưởng khởi nghiệp do Hội LHPN tỉnh tổ chức vào tháng 7/2022 vừa qua.
Từ năm 2017 đến nay, hằng năm Hội LHPN tỉnh đều phát động các cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp, thu hút hàng trăm ý tưởng từ các hộ viên, phụ nữ trong các cấp hội trên toàn tỉnh. Riêng từ đầu năm 2022 đến nay, Hội LHPN tỉnh đã nhận được 58 ý tưởng khởi nghiệp từ các hội viên, phụ nữ cơ sở gửi về.
Dự kiến, tại chương trình "Ngày hội phụ nữ khởi nghiệp năm 2022" sẽ được tổ chức vào tháng 9 sắp tới, Hội LHPN tỉnh sẽ phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan tuyển chọn ra những ý tưởng khả thi nhất để tiếp tục đồng hành, hỗ trợ chị em hiện thực hóa trong sản xuất, kinh doanh.
Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, phát triển kinh tế được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, then chốt, một trong 3 khâu đột phá của Nghị quyết Đại hội Phụ nữ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đây là nhiệm vụ đã và đang được Hội LHPN tỉnh cụ thể hóa bằng các chương trình hành động nhằm nâng cao nhận thức của phụ nữ về chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về khởi nghiệp, thúc đẩy hiện thực hóa các ý tưởng kinh doanh, góp phần thực hiện mục tiêu quốc gia về phát triển doanh nghiệp và Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới.
Chủ tịch Hội LHPN Hà Tĩnh Nguyễn Thị Việt Hà
Từ tháng 4/2022: Bổ nhiệm, thăng hạng, xếp lương giảng viên chỉ cần 1 chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ Từ ngày 19/4/2022, mỗi giảng viên chỉ cần duy nhất một loại chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp để được bổ nhiệm và xếp lương, tham dự kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp. Ảnh minh họa/INT. Nội dung này được quy định tại Thông tư 04/2022/TT-BGDĐT sửa đổi Thông tư 35/2020/TT-BGDĐT quy định về mã số, tiêu...