Lý Nam Đế, sinh mệnh đế vương nhưng không gặp vận
Tương truyền Lý Nam Đế sinh ra mang bản mệnh đế vương, chỉ tiếc không gặp vận nên nhà nước Vạn Xuân không thể trường tồn.
Năm 544, Lý Bí (hay Lý Bôn, tự xưng Lý Nam Đế) lên ngôi, đặt niên hiệu Thiên Đức, lập trăm quan, dựng nước Vạn Xuân. Ông là hoàng đế đầu tiên trong lịch sử nước ta.
Lý Bí sinh năm 503. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, ông là người Thái Bình. Tuy nhiên, quê hương của Lý Nam Đế vẫn chưa được xác định chắc chắn vì thời đó, Thái Bình còn là biển.
Rồng vàng hạ thế mệnh đế vương
Tương truyền, ông sinh ra đã mang bản mệnh đế vương. Theo dã sử, khi gần sinh Lý Nam Đế, thân mẫu của ông có việc gấp phải đi.
Lúc ngang qua chùa ấp Quang Lang thì gặp mưa giông, trời lại sắp tối, bà bèn vào chùa xin trú qua đêm. Đến giờ Thìn, xuất hiện ánh hào quang rồi rồng vàng giáng xuống, bà trở dạ sinh con trai, đặt tên là Lý Bí.
Lý Nam Đế là hoàng đế đầu tiên trong lịch sử nước ta. Ảnh: NXB Giáo dục Việt Nam.
Việt Thường thị Tiền Lý Nam Đế ngọc phả cổ lục cũng ghi lại một hôm, Thái bà nằm nghỉ ở ngoài sảnh đường thiếp đi, bỗng thấy trời đất tối đen, ngước nhìn thấy từ trên trời có đám hào quang ngũ sắc, trong đó có hai rồng, một màu trắng, một màu vàng, cùng tranh giành sao Thái dương.
Sao Thái dương bỗng nhiên giáng xuống miệng Thái bà, rồng vàng giáng thẳng xuống bụng bà.
Thái bà bỗng tỉnh dậy, biết đó là giấc mộng, liền nói với Thái ông. Thái ông nói rằng theo như báo mộng thì nhà ông tất có phúc lớn.
Video đang HOT
Vào giờ Thìn ngày 12 tháng 9 năm Quý Tỵ, Thái bà sinh hạ con trai, thần tướng lẫm liệt, diện mạo khác thường, mày như mày vua Nghiêu, mắt như mắt vua Vũ, lưng như lưng vua Thang, không phải người thường.
Khi Lý Bí chào đời, mây sa sầm, mưa gió nổi lên, hương thơm, khí lành tràn ngập trong phòng.
Quả nhiên, thuở nhỏ, Lý Bí tỏ ra thông minh, hiểu biết. Năm ông lên 5 tuổi, cha mất. Hai năm sau, mẹ cũng qua đời. Lý Bí chuyển đến sống cùng chú ruột.
Một hôm, một vị thiền sư đi qua, thấy cậu bé khôi ngô, tuấn tú bèn xin đem về chùa nuôi dạy. Trong hơn 10 năm làm tiểu ở chùa, Lý Bí tích cực học tập, trở thành người học rộng, hiểu sâu, văn võ toàn tài.
Nhờ tài năng, đức độ, Lý Bí được suy tôn làm thủ lĩnh địa phương rồi được thứ sử Tiêu Tư nhà Lương mời ra làm quan.
Không lâu sau, nhận thấy chính sách cai trị của Tiêu Tư khiến nhân dân lầm than, lòng người oán thán, ông từ quan, về quê, chiêu binh mãi mã chống lại ách đô hộ.
Cuộc khởi nghĩa của ông nhận được sự ủng hộ của quần hào, lực lượng nhanh chóng lớn mạnh với các tướng tài như cha con Triệu Túc và Triệu Quang Phục, Tinh Thiều, võ tướng Phạm Tu đã ngoài 60 tuổi.
Cuối năm 541, Lý Bí chính thức phất cờ khởi binh chống nhà Lương, khí thế rất mạnh.
Sử cũ nhà Lương ghi lại thứ sử Tiêu Tư liệu thế không chống nổi quân Lý Bí nên chủ động xin hàng, đồng thời cống nộp vàng bạc để được tha và chạy về Quảng Châu.
Dù vị thủ lĩnh trẻ dễ dàng gạt bỏ Tiêu Tư, chiếm thành Long Biên, phía nam nước ta vẫn dưới quyền cai trị của nhà Lương. Vua Lương ra lệnh các thứ sử khác hợp quân, hòng đánh lui nghĩa binh.
Tuy nhiên, lường trước được điều này, Lý Bí chủ động xuất quân, đánh tan lực lượng quân Lương ở phía nam, làm chủ toàn bộ Giao Châu.
Năm 542, nhà Lương phản công nhưng không phá nổi thế mạnh của quân Lý Bí. Trong lúc đó, vua Lâm Ấp nhòm ngó vùng Giao Châu, định nhân cơ hội Lý Bí bận đối phó nhà Lương mà tiến đánh. Võ tướng Phạm Tu được cử đánh Lâm Ấp, giành thắng lợi.
Năm 544, Lý Bí lên ngôi, định đô ở cửa sông Tô Lịch, đặt tên nước là Vạn Xuân với mong muốn xã tắc vững bền, truyền đến muôn đời.
Sau khi lên ngôi, Lý Nam Đế cho người xây thành, đắp lũy, chuẩn bị sẵn sàng để chống Lương, bảo vệ nhà nước non trẻ.
Vận không lâu dài
Sau những thất bại ban đầu, nhà Lương bắt đầu tiến hành đàn áp quy mô lớn. Vua Lương sai Trần Bá Tiên – một viên tướng khét tiếng tàn bạo và dày dặn kinh nghiệm – lĩnh quân đánh Vạn Xuân.
Trước khí thế lớn mạnh của quân Lý Bí, nhiều viên tướng trong đội quân chinh phạt nước Nam không dám đánh, chỉ tìm cách trì hoãn. Tuy nhiên, với kinh nghiệm sa trường lâu năm, Trần Bá Tiên ra lệnh đánh luôn khi Vạn Xuân còn chưa tạo được căn cơ chắc chắn.
Trước thế tấn công ồ ạt của quân Lương, quân Lý Nam Đế thất bại trong hai trận lớn ở Chu Diên và cửa sông Tô Lịch, phải rút về Gia Ninh (nay thuộc tỉnh Vĩnh Phúc) rồi lại về hồ Điển Triệt.
Lợi dụng địa thế sông hồ lớn, dễ phòng thủ, Lý Nam Đế huy động hơn hai vạn quân, thuyền bè đóng kín mặt hồ.
Quân Lương e sợ, không dám tấn công. Trần Bá Tiên ra lệnh tướng sĩ nhân lúc quân Lý Nam Đế còn hoang mang sau vài trận thua liên tiếp để đánh. Tướng sĩ dưới quyền không ai dám lên tiếng chống lại.
Nửa đêm, nước dâng cao bất ngờ, tràn đổ vào hồ. Trần Bá Tiên lệnh quân lính lợi dụng thế nước tiến vào Điển Triệt. Quân Vạn Xuân không phòng bị, lại vừa mới được tập hợp, còn lỏng lẻo nên nhanh chóng tan vỡ.
Lý Nam Đế lui giữ ở trong động Khuất Lão (thuộc tỉnh Phú Thọ). Ông ủy thác tả tướng Triệu Quang Phục giữ việc nước, điều quân đi đánh Bá Tiên.
Năm 548, sau khi lên ngôi 5 năm, Lý Bí mắc bệnh nặng, qua đời. Tuy nhiên, theo Việt Nam văn minh sử cương, vua bị người Lạo làm phản giết hại.
Nói về cuộc đời và sự nghiệp của vị hoàng đế đầu tiên của nước ta, sử gia Ngô Sĩ Liên nhận định: “Tiền Lý Nam Đế dấy binh trừ bạo, đáng là thuận đạo trời, thế mà cuối cùng đến nỗi bại vong, là vì trời chưa muốn cho nước ta được bình trị chăng?
Than ôi! Không chỉ vì gặp phải Bá Tiên là kẻ giỏi dùng binh, mà còn gặp lúc nước sông đột ngột dâng lên trợ thế cho giặc, há chẳng phải cũng do trời hay sao?”.
Theo Zing
Kiềm tiến bằng chiêu lừa thế chấp "sổ đỏ"
Ngày 9-5, Viện KSND Tối cao đã tống đạt cáo trạng truy tố 3 bị can gồm: Hoa Thị Mai (SN 1962) Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Cường Yến; Hồ Thăng Long (SN 1981 con trai Mai) Giám đốc Công ty TNHH Long Hải; và Trần Thị Hường (SN 1953) Giám đốc Công ty TNHH xây dựng Vạn Xuân, về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo cáo trạng, từ tháng 3-2008 đến tháng 5-2009, bằng thủ đoạn cho các cá nhân vay tiền, rồi yêu cầu bị hại ủy quyền công chứng "sổ đỏ" nhà, đất để đảm bảo khoản vay, các bị can Mai, Long, Hường đã tự ý thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, sở hữu bất động sản của các gia đình nạn nhân, chiếm đoạt số tiền hơn 10 tỷ đồng.
Cơ quan tố tụng xác định, tháng 2-2008, do cần tiền xây nhà, vợ chồng ông bà Lê Thị V, ở Từ Liêm, Hà Nội, đã đặt vấn đề vay 400 triệu đồng của Hoa Thị Mai. Mai đồng ý với điều kiện gia đình bà V phải thế chấp "sổ đỏ" và ủy quyền công chứng để đảm bảo khoản vay.
Sau đó, Mai bảo Hồ Thăng Long đứng tên ký kết hợp đồng ủy quyền với gia đình bà V, với nội dung Long nhận ủy quyền đi vay ngân hàng cho gia đình bà V. Sau khi giao tiền cho gia đình bà V và nhận giấy ủy quyền cùng "sổ đỏ" mảnh đất diện tích gần 270m2 tại xã Mễ Trì, Từ Liêm, tháng 3-2010, mẹ con Mai - Long đã bán mảnh đất này với giá gần 6,2 tỷ đồng.
Cũng với thủ đoạn tương tự, bị can Trần Thị Hường đã cho gia đình ông Nguyễn Văn N vay 350 triệu đồng và thế chấp "sổ đỏ" căn nhà diện tích gần 240m2, tại phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Sau khi nhận giấy ủy quyền và "sổ đỏ" từ gia đình ông N, Hường đã chuyển nhượng cho người khác được 3,6 tỷ đồng.
Ngoài ra, bị can Trần Thị Hường còn bán căn hộ tại khu đô thị mới Định Công, quận Hoàng Mai của gia đình bà Nguyễn Thị T lấy 600 triệu đồng. Căn hộ này là tài sản bà T dùng để thế chấp vay 100 triệu đồng của Hường.
Theo_An ninh thủ đô
2 mỹ nhân "gan dạ" từ chối tình cảm của vua Việt Tiền bạc quyền uy không hẳn lúc nào cũng giành được trái tim người đẹp Một số bậc thiên tử vì bị mỹ nhân chối từ tình cảm đã phải rút lui Tiền bạc, quyền uy không hẳn lúc nào cũng giành được trái tim người đẹp. Một số bậc thiên tử vì bị mỹ nhân chối từ tình cảm đã phải rút...