Ly kỳ cây gạo khổng lồ mọc từ mộ công chúa
Tại vị trí mộ nàng, bỗng mọc lên cây gạo này. Cây gạo cứ thế sinh trưởng tốt tươi, đến tận ngày nay, gọi là cây gạo Nàng Niến.
Trong lúc dẫn chúng tôi đến bên cây gạo cổ thụ ở bên bờ sông Chảy, anh Đỗ Quang Sơn, Trưởng phòng Kế hoạch (Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch Lào Cai) không ngớt xuýt xoa: “Tôi dám đảm bảo rằng, ở khắp miền núi rừng Tây Bắc không thể có cây gạo nào to và cổ kính hơn cây gạo ở đền Trung Đô này. Tôi cũng đã đi xem nhiều cây pơ lang, mộc miên (tên gọi khác của cây hoa gạo) ở các tỉnh Tây Nguyên, nhưng thú thực, tìm một cây thứ hai sánh ngang về tầm vóc là rất khó”.
Nhìn từ thôn Trung Đô (xã Bảo Nhai, huyện Bắc Hà, Lào Cai) ra phía sông Chảy, cây gạo vươn cao hơn hẳn những lùm cây lớn khác. Đang mùa xuân, cây bắt đầu ra hoa trước khi mọc lá non. Nhưng nhìn những cành cây mọc chi chít, dám chắc rằng bến thuyền này hoàn toàn được phủ mát bởi tán lá màu xanh trong ngày hè.
Cây gạo Nàng Niến soi bóng bên dòng sông Chảy.
Đứng dưới gốc cây gạo nhìn lên mới thấy choáng ngợp bởi tầm vóc đồ sộ của nó. Phần gốc của cây, phải tới 5 người ôm mới xuể.
Ngước nhìn lên thân cây, cả khối gỗ lớn thẳng tắp vươn dài chừng hơn 40m, không có cành nhánh phụ. Phía trên cùng của cây bỗng tỏa ra 9 nhánh lớn, tương đối đều nhau, do chưa dày lá nên cong queo đen sạm như những con rắn khổng lồ.
Ông Lục Văn Tỉnh, trưởng thôn Trung Đô, nơi có cây gạo cổ thụ này cho biết: “Lúc đã ngoài 80 tuổi, ông nội tôi kể lại rằng ông đã chơi dưới gốc gạo từ tấm bé. Có nghĩa là cây gạo này đã có hàng trăm năm tuổi.
Video đang HOT
Điều kỳ lạ nhất ở cây gạo này, khác hoàn toàn những cây gạo cổ thụ khác trong làng hoặc dọc bờ sông Chảy, là nó không có ngọn. Cả cây có 9 cành lớn, mọc sát phía trên, nên tán lá trông như một chiếc lọng thiên tạo khổng lồ.
Người ta bảo, nó là chiếc lọng che chở cho linh hồn nàng Niến, còn gọi là Công chúa Niến. Truyền thuyết kể rằng, năm 7 tuổi, nàng Niến bị chết đuối ở sông Chảy, rồi được chôn cất ngay bên bờ sông. Tại vị trí mộ nàng, bỗng mọc lên cây gạo này. Cây gạo cứ thế sinh trưởng tốt tươi, đến tận ngày nay, gọi là cây gạo Nàng Niến”.
Ông Lục Văn Tỉnh cũng là Trưởng ban quản lý Khu di tích đền Trung Đô, nên nắm rất rõ thần phả và truyền ngôn trong vùng. Theo đó, nàng Niến là con gái của An Tây vương Gia Quốc công Vũ Văn Mật, còn gọi là “Chúa Bầu”, người chủ tướng cầm quân cai quản cả mạn biên giới phía Bắc vào thời Lê Trung Hưng và đang được thờ cúng tại đền Trung Đô.
Tiếp nối cơ nghiệp của anh trai là Khánh Bá hầu Gia Quốc công Vũ Văn Uyên, ông phò Lê diệt Mạc, có công trạng rất lớn trong việc bảo vệ biên giới nên khi mất được tôn làm phúc thần của vùng. Chính ông cũng cho xây dựng “thành nhà Bầu”, cùng những đồn lũy chống giặc suốt một dải biên giới.
Dưới trướng của ông có Phó tướng Hoàng Vần Thùng, một thủ lĩnh uy tín người địa phương, được người dân miền cực Bắc suy tôn như thần thánh. Ngôi mộ của vợ chồng Hoàng Vần Thùng được cho là vẫn đang ở phía trước đền Trung Đô hiện nay.
Do là người gốc Hải Dương, nên những công trình kiến trúc ông Vũ Văn Mật để lại đều mang dáng dấp tinh hoa nền văn hóa Kinh Bắc, nhưng lại rất hài hòa với văn hóa bản địa. Lựa chọn Trung Đô nằm trên bãi đất bồi giữa vùng thung lũng của ngã ba sông Chảy, hai bên có các dãy núi lớn, khiến ai đến đây cũng phải trầm trồ khen phong thủy tuyệt đẹp.
Hoa của cây gạo Nàng Niến.
Không ai rõ ông Vũ Văn Mật sinh, mất năm nào. Nhưng ông và anh trai mình liên tiếp chống cự Mạc Đăng Dung, thủy tổ nhà Mạc. Như vậy, thời gian nàng Niến con gái ông mất, rồi cây gạo ngay sau đó tự mọc lên bên mộ, tính ra đến nay cũng đã ngót nghét 500 năm.
Theo ông Lục Văn Tỉnh, ở thôn Trung Đô vốn có hai cây gạo cổ thụ, tuổi suýt soát nhau, là cây gạo Nàng Niến và một cây khác ở cuối làng. Cây gạo kia có ngọn khá to, nhưng do cành lá hay gãy rơi vào nhà người dân, rất nguy hiểm, nên bà con đã đốn hạ.
Nhưng đối với cây gạo Nàng Niến, bà con đều có sự kính cẩn, không ai dám xâm phạm. Trước đây, mỗi khi đi qua bến sông, những người đang cưỡi trâu, cưỡi ngựa đều phải xuống dắt từ xa, khi đi qua một quãng mới dám trèo lên cưỡi tiếp. Ai đi qua cũng cúi đầu bước gấp, không dám bỡn cợt bao giờ.
Nhất là những người đàn bà chửa thì càng sợ hãi cây gạo Nàng Niến. Mặc dù ngay gần bến nước, lại râm mát, nhưng các bà chửa đều tránh ra xa, không dám bén mảng lại gần. Đời trước truyền lại đời sau, và người ta tin rằng, sẽ rất không ổn khi thai phụ bẻ cành, nhặt hoa, thậm chí là chỉ tiếp xúc với “cây gạo thiêng”.
“Nhưng gần đây, trong làng có hai anh em trai họ Trần bất chấp mọi lời cảnh báo, dám cả gan vác dao rựa đến để hạ cây gạo Nàng Niến. Họ bập được ít nhát dao vào thân cây thì bỗng thấy mặt mày xây xẩm, tinh thần hoảng hốt, phải vứt đồ nghề đó mà bỏ về. Mấy năm sau, cả hai anh em đều lần lượt chết trẻ. Sự việc là trùng hợp, nhưng điều đó càng khiến bà con kính sợ cây gạo hơn”, trưởng thôn Lục Văn Tỉnh cho biết.
Hiện nay, dấu tích thành lũy, ngôi mộ đôi đắp đá của vợ chồng Phó tướng Hoàng Vần Thùng, cây sui cổ thụ… đang là những điểm nhấn quan trọng trong khu di tích đền Trung Đô.
Những phát hiện thú vị từ những chân tảng, gạch ngói của ngôi đền cổ hơn 300 tuổi, hay khẩu súng thần công trên núi… góp phần minh chứng cho một thời vàng son của Trung Đô một thời hào hùng nơi ải Bắc.
Cây gạo Nàng Niến cũng có một vị trí trang trọng trong quần thể di tích ấy.
Theo soha
Chủ nhà hàng "từ chối tiếp khách Việt" không xin lỗi khách hàng
Ông Nghiêm Phúc, chủ nhà hàng Cát Vàng từ chối tiếp khách Việt đã có lời xin lỗi cộng đồng doanh nghiệp du lịch địa phương tại cuộc họp rút kinh nghiệm do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận tổ chức, tuy nhiên ông này không hề có lời xin lỗi khách hàng.
Tại cuộc họp có đại diện Hiệp hội Du lịch và hơn 100 doanh nghiệp du lịch ở Phan Thiết, chủ Nhà hàng Cát Vàng, ông Nghiêm Phúc, đã thừa nhận sai lầm của mình, đồng thời gởi lời xin lỗi chân thành đến cộng đồng doanh nghiệp ở địa phương...
Rất nhiều đại diện doanh nghiệp tỏ thái độ bất bình với chủ trương không tiếp khách Việt của chủ Nhà hàng Cát Vàng và bị dư luận "ném đá" trong những ngày qua. Vụ việc đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh du lịch của địa phương. Bởi vì dù bất kỳ lý do nào, cách mà chủ Nhà hàng Cát Vàng chủ trương từ chối phục vụ khách Việt là không thể chấp nhận.
Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng hành động xin lỗi các doanh nghiệp của ông Nghiêm Phúc là chưa đủ và chưa thể xoa dịu dư luận mà cần phải thể hiện bằng hành động cụ thể như chính thức xin lỗi khách hàng, cam kết sửa sai thông qua các kênh truyền thông.
Nhân sự việc này tỉnh Bình Thuận cũng chỉ đạo các doanh nghiệp du lịch rút kinh nghiệm trong văn hóa giao tiếp, hành vi ứng xứ văn minh, lịch sự trong kinh doanh du lịch.
Trước đó, vào đầu tháng 3, Chị Đinh Thị Thu Hậu (ngụ Q.Bình Thạnh, TP.HCM) phản ánh về việc ngày 11 tháng Giêng khi gia đình chị đến ăn ở nhà hàng Cát Vàng (tiếng Anh là Golden Sand, số 81 Nguyễn Đình Chiểu, P.Hàm Tiến, TP.Phan Thiết, Bình Thuận), nhân viên đã không cho vào cửa hàng lưu niệm (nằm trong khuôn viên nhà hàng), vì là... người Việt.
Ông chủ nhà hàng đưa ra lý do là sợ người Việt Nam giả dạng Việt kiều vào ăn cắp hàng,... sợ "gián điệp" của các tiệm khác dò giá cả...". Khi PV đến nhà hàng Cát Vàng tìm hiểu sự việc và chụp ảnh, ông chủ nhà hàng đã sai bảo vệ và nhân viên tấn công PV. PV phải gọi cơ quan chức năng đến can thiệp.
Trong biên bản làm việc với cơ quan chức năng, ông chủ nhà hàng này không ngại nói rằng sở dĩ không phục vụ người Việt là do người Việt xấu tính. "Tôi đã thống kê rồi. Chưa tới 1% người Việt vào mua hàng. Nhưng hễ cứ có người Việt vào là thể nào cũng có chuyện với nhân viên của tôi, trong khi giao dịch chẳng được gì. Vì vậy tôi không phục vụ người Việt đã 2-3 năm nay rồi", ông này viết trong biên bản.
Theo Dantri
Vụ nam sinh bị giết: Đám tang nghẹn đắng nỗi đau Tang lễ của Vũ Ngọc Cương đã diễn ra tại quê của Cương ở phường Kinh Bắc, TP.Bắc Ninh trong niềm xót xa vô hạn của hàng xóm, họ hàng và bạn bè cùng lớp. Đám tang nam sinh bị giết được tổ chức tại quê nhà Ngay sau khi làm xong các thủ tục pháp y, 19h30 tối qua (ngày 19/12) thi...