Ly hôn xong mới biết có thai, tôi phải làm sao đây?
Ly hôn xong tôi mới biết mình có thai. Tôi yêu cầu chồng cũ tôi cấp dưỡng cho con trong bụng tôi nhưng anh không chịu vì cho rằng cái thai này không phải của anh ấy.
Hỏi: Tôi và chồng cũ đã ly hôn kể từ ngày nhận Bản án của Tòa án có hiệu lực pháp luật (12/12/2018). Ngày 26/01/2019, khi bị ngất xỉu vì làm việc quá sức trong dịp cận tết tôi mới phát hiện mình đã có thai 3 tháng. Tôi yêu cầu chồng cũ cấp dưỡng cho đứa con trong bụng, nhưng anh không chịu vì cho rằng cái thai này không phải của anh ấy, huống hồ chúng tôi đã ly hôn. Liệu tôi có quyền yêu cầu chồng cũ nhận con và cấp dưỡng cho con không?
Võ Thị Ý Nhân (Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội)
Ảnh minh họa
Trả lời của luật sư:
Chào bạn,
Trước hết xin cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi về trường hợp mình đang gặp phải. Tôi xin đưa ra tư vấn nhằm giúp bạn tháo gỡ thắc mắc đối với vấn đề về xác định cha cho con và nghĩa vụ cấp dưỡng cho con nhằm đảm bảo tốt nhất cho quyền và lợi ích của bạn như sau:
Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định tại điều 88 về xác định cha, mẹ:
“1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.
2. Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định.”
Video đang HOT
Trường hợp của bạn, bản án ly hôn của tòa án có hiệu lực pháp luật ngày 12/12/2018 mà đến ngày 26/01/2019 bạn có thai 03 tháng nghĩa là bạn có thai trong thời kỳ hôn nhân. Theo quy định của pháp luật, người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng. Vậy dù chồng cũ của bạn có thừa nhận hay không, về mặt pháp luật, con đang nằm trong bụng bạn là con chung của vợ chồng, trừ trường hợp chồng cũ của bạn có chứng cứ và được tòa án xác định là không phải con của chồng cũ bạn.
Đối với yêu cầu cấp dưỡng của bạn, đầu tiên cần phải biết cấp dưỡng là như thế nào thông qua khoản 24 điều 3 luật Hôn nhân và gia đình 2014:
“24. Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật này.”
Ả nh minh họa
Vậy trường hợp của bạn, đứa con trong bụng vẫn còn là thai nhi, chưa thành hình nên không được cấp dưỡng. Khi nào bạn sinh con ra lúc đó chồng cũ của bạn đương nhiên cấp dưỡng cho cháu theo điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình.
Nếu bạn thực sự khó khăn đến mức không thể nuôi mình hoặc quá khó khăn túng thiếu mà cần có kinh tế để nuôi con thì bạn nên xem xét quy định tại điều 115 Luật Hôn nhân và gia đình 2014: “Khi ly hôn nếu bên khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng thì bên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình.”
Đối với trường hợp của bạn, việc nuôi con chung của vợ chồng là một lý do chính đáng để Tòa án xem xét buộc chồng cũ của bạn cấp dưỡng cho bạn theo khả năng của anh ấy để đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho đứa trẻ.
Luật sư Nguyễn Thị Mỹ Hiền
Theo phunuonline.com.vn
Chồng bỏ về quê cưới người khác, vợ phải làm sao?
Chị tôi kết hôn nhưng chồng không xác nhận độc thân ở quê nhà. 5 năm nay anh ấy bỏ về quê và cưới người khác. Chị tôi phải làm sao?
Hỏi: Khi kết hôn, người chồng không làm giấy xác nhận tình trạng hôn nhân mà đăng ký kết hôn tại quê của người vợ. Sau đó một thời gian, người chồng bỏ về quê sinh sống. Nay anh ta đã đăng ký kết hôn với người mới tại quê (do trước đây không xác nhận tình trạng hôn nhân nên vẫn được xem như còn độc thân). 5 năm nay anh ta không liên lạc với người vợ trước. Muốn ly hôn, người vợ này phải làm thế nào?
Ngọc (Xin tư vấn dùm chị gái)
Trả lời của luật sư:
Chào bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi về trường hợp như trên. Tôi xin tư vấn như sau nhằm giúp bạn tháo gỡ thắc mắc đối với vấn đề ly hôn, để đảm bảo tốt nhất cho quyền và lợi ích của chị gái bạn như sau:
Điều 10, Luật Hôn nhân và gia đình quy định: "2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 điều 8 của luật này:
a) Vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật;"
Điều 56, Luật Hôn nhân và gia đình quy định như sau:
"1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này."
Điều 5, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình:
" 2. Cấm các hành vi sau đây:
a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;"
Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình quy định: "1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại tòa án không thành thì tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được."
Ảnh minh họa
Với trường hợp của chị gái bạn, trước hết bạn phải yêu cầu tòa án tại quê nơi chồng chị ấy đang sinh sống hủy việc kết hôn trái pháp luật giữa anh ta với người mới vì đã vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng theo điểm c, khoản 2, Điều 5, Luật Hôn nhân và gia đình 2014: " Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác".
Việc chị gái bạn yêu cầu tòa án hủy kết hôn trái pháp luật trên nhằm khẳng định việc kết hôn của chị ấy và người chồng là hợp pháp, đúng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về điều kiện đăng ký kết hôn và đăng ký kết hôn. Việc không làm giấy xác nhận tình trạng hôn nhân chỉ là sai về thủ tục, nhưng không ảnh hưởng đến tính hợp pháp trong quan hệ hôn nhân giữa chị gái bạn và người chồng.
Sau đó, chị gái bạn có thể yêu cầu tòa án giải quyết vấn đề ly hôn cho vợ chồng chị. Nơi thụ lý đơn yêu cầu là tòa án nhân dân cấp huyện nơi chồng của chị gái bạn có hộ khẩu thường trú. Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án ly hôn, tòa án sẽ tiến hành hòa giải để hai bên tự thỏa thuận ly hôn với nhau. Nếu hai bên hòa giải không thành tòa án sẽ giải quyết ly hôn khi có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
Theo phunutoday.vn
Chồng bỏ về Hàn Quốc, tôi có ly hôn được ở Việt Nam? Tôi kết hôn với người Hàn Quốc nhưng không hạnh phúc. Đợt tết này chồng tôi có thể sẽ về Hàn Quốc rồi ở lại bên đó luôn. Tôi có thể yêu cầu ly hôn tại tòa án Việt Nam được không? Hỏi: Tôi là công dân Việt Nam, chồng tôi quốc tịch Hàn Quốc, kết hôn tại Hàn Quốc năm 2010. Sau...