Ly hôn vì chồng không rửa bát giúp: Ẩn sâu đó là khát khao muốn rời bỏ một người đàn ông không có trách nhiệm!
Nếu tôi ĐƯỢC là đàn ông… đã rất nhiều lần tôi thầm ao ước, nhất là khi đi làm về bản thân không kịp thay quần áo mà phải lao vội vào bếp chuẩn bị cơm nước còn chồng thì khểnh chân nằm nghỉ.
Hỏi thì bảo: Anh mệt!
Gần đây, câu chuyện về một nữ MC chia tay chồng đã dấy lên nhiều tranh luận về việc: “Sự chia sẻ từ người chồng” có phải yếu tố quyết định hạnh phúc đối với người phụ nữ trong cuộc sống hôn nhân và gia đình?
Ly hôn là cách giải quyết cho một cuộc hôn nhân không tồn tại khái niệm Chia sẻ
Nữ MC nọ giỏi giang theo chồng bỏ cuộc chơi, ngỡ tưởng toàn vẹn hạnh phúc thì đột ngột thông báo đã chia tay và lý do đó là: cô không nhận được sự sẻ chia từ người chồng trong hành trình làm vợ và làm mẹ. Cơn cớ từ những buổi tối 9h -10h tối đứng một mình rửa hàng chồng bát đĩa và những đêm vò võ thức trắng trông con còn người chồng như vẫn “sống một cuộc sống độc thân”. “Ly hôn vì chồng không rửa bát giúp” thực ra chỉ là cái vỏ bọc, là phần nổi của tảng băng chìm. Thẳm sâu trong đó là những vần vũ vốn mang nhiều chấp niệm: là giải thoát bản thân khỏi một cuộc hôn nhân chỉ có sự “hy sinh của người phụ nữ”, “sự đơn độc không được sẻ chia” và rời khỏi “một người chồng không có trách nhiệm”.
Câu chuyện của nữ MC lại khiến tôi nhớ đến một người bạn lâu năm của mình. Cô ấy cũng đã li dị chồng chỉ vì suốt hai năm lấy nhau, chồng cô ấy chưa một lần vào bếp giúp vợ, kể cả khi vợ mang bầu đến gần ngày sinh. Cái ngày quyết định “bỏ chồng”, cô ấy bảo tôi: Đàn ông Á Đông cho rằng vợ có Nghĩa Vụ phải làm mọi công việc nhà và có Quyền chỉ phải đi làm, được nghỉ ngơi khi thấy mệt. Vậy việc gì chúng ta phải lấy một người để phải làm thêm cả tá việc nhà, và không được nghỉ ngơi khi mệt.
Khắp cõi mạng bàn tán câu chuyện đàn ông rửa bát (Ảnh minh hoạ, nguồn Internet)
Nhưng có mấy người phụ nữ Việt Nam làm được như nữ MC nọ và cô bạn của tôi?
Và kể cả bản thân tôi dù chưa biến thành hành động như cô ấy, nhưng đã rất nhiều lần nghĩ về điều đó. Và tôi nghĩ có lẽ rất nhiều phụ nữ ít nhiều trong cuộc đời làm vợ của mình có vài lần muốn bỏ quách ông chồng ‘vừa lười vừa gia trưởng”.
Video đang HOT
Phụ nữ Á Đông từ lâu mang nặng tư tưởng hy sinh cho chồng cho con, ôm đồm việc nhà và có nhiều người thậm chí nghĩ rằng, việc bếp núc là trách nhiệm của bản thân. Chính vì vậy nhiều đàn ông cứ đi làm về đến nhà là có thể khểnh chân nằm xem ti vi, đến bữa vợ gọi ra ăn cơm. Ăn cơm xong vợ dọn, đi rửa bát. Khi có con nhỏ, việc nội trợ gia đình đã nhân lên gấp nhiều lần. Nhiều “chị mẹ” một lúc chăm cả con lẫn chồng, vẫn đi làm kiếm tiền thậm chí còn nhiều hơn cả ông chồng. Và người ta gọi đó là những ‘nữ cường nhân’.
Danh xưng này khiến nhiều người nhầm tưởng có điều gì đó vẻ vang, đúng câu nói “Phụ nữ đảm việc nước giỏi việc nhà”, nhưng thực ra đã ràng buộc một cách vô tình mọi gánh nặng lên vai người phụ nữ.
Vậy làm việc nhà có phải là Trách nhiệm của riêng người Phụ nữ?
Tất nhiên là không. Sự sẻ chia trong cuộc sống gia đình từ tinh thần đến vật chất và các công việc bếp núc chính là nền tảng để duy trì một gia đình hạnh phúc. Chưa bàn đến sẻ chia vật chất, thu nhập để lo các vấn đề tài chính, đôi khi một gia đình có sự phân chia rõ ràng về công việc nội trợ, bếp núc sẽ giúp người phụ nữ có thời gian dành cho bản thân nhiều hơn, nâng cao chất lượng cuộc sống. Sự sẻ chia đó cũng là liều thuốc gắn kết giữa người Vợ và người Chồng. Hãy tưởng tượng một khung cảnh, cùng đi làm về, vợ vào bếp chuẩn bị bữa cơm, chồng giúp tắm rửa cho con. Cả hai cùng vừa làm vừa trò chuyện công việc, trao đổi việc học của con cái.
Xây dựng khái niệm phân phối nghĩa vụ lao động.
Theo nhà nghiên cứu truyền thông Nguyễn Thu Giang, ở Việt Nam, thay vì bảo người phụ nữ hãy từ bỏ vị trí chăm sóc của mình để giải phóng lao động, thì xã hội cần phải nghiêm túc nhìn nhận tầm quan trọng của chăm sóc, và phân phối nghĩa vụ lao động này một cách đồng đều hơn.
Điều này có nghĩa là, hiện tại, phụ nữ cũng như nam giới đều phải đi làm việc kiếm thu nhập thì đồng nghĩa ở gia đình, việc chăm sóc nuôi dậy con cái, nội trợ, việc nhà sẽ được chia đều cho cả hai. Khi phân phối đồng đều giữa vai trò và trách nhiệm, sự phân biệt giới tính sẽ không còn quan trọng như trước nữa.
Đàn ông và phụ nữ có thể cùng san sẻ nhau chuyện bếp núc, việc nhà và chăm sóc gia đình, cùng lúc đó họ vẫn ra ngoài xã hội lao động theo nguyện vọng của mình.
Chăm lo gia đình, nuôi dậy con cái sẽ không còn là trách nhiệm “độc quyền” của một ai nữa, thậm chí tiến tới quan điểm người chồng, người đàn ông coi công việc gia đình là một phần của cuộc sống cũng như việc đi làm kiếm tiền. Khái niệm “chia sẻ việc nhà” hoặc “phụ giúp vợ làm việc nhà” sẽ được chia ở thì chủ động “làm việc nhà cùng với vợ”.
Và khi ấy, người phụ nữ trong gia đình sẽ không phải gánh quá nhiều gánh nặng trên vai, họ sẽ có thời gian phấn đấu sự nghiệp như nam giới, họ cũng sẽ có thời gian dành cho bản thân. Việc chăm con và nội trợ gia đình sẽ trở thành công việc của hai người. Một gia đình được xây dựng trên nền tảng công bằng trách nhiệm sẽ khiến cho không ai cảm thấy mình “đơn độc” trong cuộc hôn nhân.
Con sinh nửa tháng vợ vẫn không cho gặp, tìm cách nhìn mặt thằng bé tôi hét lên thất thanh
Càng chờ đợi tôi lại càng nóng ruột đến phát điên. Thậm chí vợ còn không chịu chụp ảnh con hoặc quay video cho tôi ngắm thằng bé.
Tôi đi công tác lúc vợ mang thai được hơn 8 tháng. Tôi biết thời điểm đó để vợ ở nhà một mình không yên tâm nhưng cũng chẳng còn cách nào khác. Nhà bố mẹ tôi cách không xa lắm, tôi đã nhờ mẹ thường xuyên sang xem tình hình con dâu, nếu cần thì bà có thể sang ở luôn những ngày tôi vắng nhà. Thiết nghĩ như vậy cũng ổn thỏa rồi.
Ngày đầu tiên đi công tác, tôi gọi điện về cho vợ, cô ấy bảo mẹ chồng có sang nhưng cô ấy không cần bà ở lại. Tôi đi công tác 2 tuần liền, dặn vợ có chuyện gì phải gọi cho mẹ ngay. Ai ngờ đâu mấy hôm sau thì vợ thông báo đã về quê ngoại. Cô ấy sẽ sinh con ở quê, ở cữ nhà mẹ đẻ.
Tôi giận vô cùng. Ở trên thành phố cũng có mẹ chồng chăm sóc, điều kiện lại tốt hơn, sao cô ấy cứ nằng nặc phải về quê ngoại? Mẹ tôi cũng thương con thương cháu, trước đây không có mâu thuẫn gì lớn với con dâu. Tuy nhiên vợ sắp sinh tới nơi nên tôi cũng không muốn trách móc nặng nề kẻo cô ấy lại giận dỗi tức tối mà ảnh hưởng đến con.
Tôi đi công tác 2 tuần liền, dặn vợ có chuyện gì phải gọi cho mẹ ngay. (Ảnh minh họa)
Lúc còn 3 ngày nữa là tôi kết thúc chuyến công tác trở về thì vợ báo tin cô ấy vừa sinh con, mẹ tròn con vuông rồi. Mẹ tôi nghe vậy thì mừng lắm, tôi cũng rất hạnh phúc, lập tức thu xếp công việc về.
Nhưng không ngờ được, tôi vừa vừa đặt chân về đến nhà thì vợ gọi điện bảo tôi đừng về thăm con vội. Vì thằng bé mấy hôm vừa rồi khóc ghê lắm, có thầy bói ở quê bảo bé không hợp tuổi bố, nếu bố lại gần thì bé càng khóc nhiều hơn nữa, khóc suốt ngày suốt đêm mất.
Vậy nên vợ bảo tôi khi nào con tròn tháng thì hãy về đón mẹ con cô ấy lên thành phố, lúc đó tổ chức đầy tháng cho con là vừa. Tôi không thể tin nổi lại có lý do nực cười đến thế. Làm gì có chuyện bố đẻ lại gần thì con khóc nhiều hơn. Tuy nhiên vợ khăng khăng bắt chồng phải thực hiện đúng như điều cô ấy nói nếu không vợ sẽ ly hôn.
Tôi thì cho rằng vợ mới sinh nên tâm tính và suy nghĩ không bình thường, thôi thì tôi chiều cô ấy vậy. Nhưng càng chờ đợi tôi lại càng nóng ruột đến phát điên. Thậm chí vợ còn không chịu chụp ảnh con hoặc quay video cho tôi ngắm thằng bé. Mẹ tôi cũng sốt ruột vô cùng. Tôi và mẹ quyết định bỏ qua lời cảnh báo của vợ, lén về quê vợ để thăm con.
Tôi và mẹ về đến sân nhà bố mẹ vợ, không gian yên ắng không hề có tiếng khóc trẻ con. Ngoài sân phơi đồ sơ sinh và tã lót, tôi thầm mỉm cười nghĩ đến khoảnh khắc được gặp đứa con trai đầu lòng. Bước vào nhà cũng không gặp ai, tôi đi thẳng vào phòng riêng của vợ. Hóa ra cô ấy và con đang ngủ.
Lại gần muốn ngắm thằng bé nhưng vừa nhìn đến khuôn mặt bé xíu còn đỏ hỏn ấy, tôi không kiềm chế được mà hét lên thất thanh. Giật mình tỉnh dậy, vợ nhìn thấy chồng đứng ngay cạnh giường thì tái mét kinh hoàng. Nguyên nhân cũng chỉ có một, đó là đứa bé trai nằm trên giường sở hữu mái tóc màu vàng kim và chiếc mũi cao vút lai Tây!
Không cần phải suy nghĩ thêm gì nữa chắc chắn thằng bé không phải là con ruột của tôi. Đến đây thì mọi biểu hiện lạ lùng của vợ cũng đã được giải thích. Cô ấy trốn tránh không cho tôi gặp đứa bé cũng bởi vì lẽ đó.
Hôm đó tôi và mẹ trở về tay không, sau khi để lại cho vợ lá đơn ly hôn. (Ảnh minh họa)
Vợ cúi gằm mặt khóc thút thít xin tôi đừng làm ầm ĩ mọi chuyện. Bố mẹ vợ cũng vừa hay về nhà, thấy tôi và mẹ xuất hiện thì lắp bắp kinh hãi. Nhìn họ như vậy, trong lòng tôi chỉ thấy buồn bã và tuyệt vọng, chẳng thiết trách mắng hay oán giận.
Môi trường làm việc ở công ty vợ tôi hay gặp gỡ đối tác nước ngoài. Và có lần cô ấy đã say nắng một anh chàng trẻ tuổi người Ý lãng tử, ga lăng. Họ có mối quan hệ chớp nhoáng trong khoảng thời gian anh chàng kia công tác tại Việt Nam. Khi anh ta về nước, không lâu sau thì cô ấy phát hiện mang thai. Vợ thậm chí cũng chẳng biết được đứa bé là con của ai. Nhưng cô ấy xác định dù là con ai thì cũng sẽ không bỏ thai.
Vợ về quê sinh con cũng bởi sợ con đẻ ra không giống bố. Ai ngờ mối lo lắng của cô ấy lại trở thành sự thật. Vợ trì hoãn không muốn tôi nhìn mặt thằng bé vì còn suy nghĩ cách giải quyết, thậm chí cả liên lạc với anh chàng kia. Bởi lẽ chỉ cần nhìn lướt qua cũng đủ biết thằng bé không cùng huyết thống với tôi.
Hôm đó tôi và mẹ trở về tay không, sau khi để lại cho vợ lá đơn ly hôn. Đã đến mức này, ly hôn trong hòa bình là điều tử tế cuối cùng tôi có thể làm cho cô ấy. Sau này cô ấy thế nào, tôi thật sự không muốn quan tâm. Chỉ thấy mất niềm tin khi mà tôi đối xử chưa đủ tốt với vợ hay sao, vì cớ gì cô ấy vẫn phản bội chồng?
Đến đón con ở trường mẫu giáo, tôi trào nước mắt khi nhìn người đàn ông trẻ bên cạnh con Trong lòng giận dữ, đang định tiến lên mắng cho gã ta một trận rồi yêu cầu cô giáo lần sau không được cho con tôi tiếp xúc với người lạ thì phải đờ dẫn khi người đàn ông đó quay mặt lại. Tôi và chồng ly hôn cách đây 3 năm. Hiện tại tôi đang một mình nuôi con gái 4 tuổi....