‘Ly hôn trên giường’ và những lợi ích bất ngờ
“Ly hôn trên giường” hay còn gọi là “ly hôn khi ngủ” là cách thức ngăn chặn sự oán giận làm xấu đi quan hệ vợ chồng.
Trong khảo sát gần đây của Học viện Y học về Giấc ngủ Mỹ (AASM) với hơn 2.000 người cho thấy các cặp vợ chồng đang sử dụng nút bịt tai, bịt mắt, tắt báo thức và lên giường sớm hơn hoặc muộn hơn để hỗ trợ lẫn nhau cùng đảm bảo có một giấc ngủ ngon.
Tuy nhiên, để bỏ qua những giải pháp tránh làm phiền như trên, 1/3 số cặp vợ chồng được hỏi đã chọn đặt “ bức tường ngăn cách” là ngủ phòng riêng.
Phương pháp này còn được gọi “ly hôn trên giường” hay “ly hôn khi ngủ” là thói quen dành cho những cặp vợ chồng không hòa hợp về thói quen ngủ. Thay vì phải nằm cạnh nhau, họ ưu tiên đảm bảo giấc ngủ quý giá của bản thân, cũng như là cách thức ngăn chặn sự oán giận làm xấu đi quan hệ vợ chồng.
Giấc ngủ kém sẽ khiến tâm trạng con người trở nên tồi tệ và những người thiếu ngủ có nhiều khả năng tranh cãi với bạn đời. Ảnh minh hoạ
Tina Cooper – một nhân viên xã hội cho rằng, ngủ khác phòng với chồng là thói quen ngủ của họ trái ngược nhau. “Tôi là một con cú đêm, anh ấy là một người thích dậy sớm. Tôi cần những âm thanh dịu êm để có thể chìm vào giấc ngủ, trong khi anh ấy thích sự im lặng.
Anh ấy thích một tấm nệm cứng, còn tôi thích những chiếc gối mềm mại, to. Vì tôi không thích ánh sáng mặt trời đầu ngày, anh ấy đã dành cho tôi phòng ngủ chính, nơi có ít ánh sáng hơn, trong khi anh ấy có căn phòng đón nắng, giúp anh được đón ánh bình minh yêu thích”.
Cách bạn dành cả đêm ngủ chung với bạn đời cũng có thể ảnh hưởng đến các hoạt động ban ngày. Sự hài lòng trong hôn nhân cũng như sức khỏe tâm lý và thể chất của bạn vì thế giảm sút. Việc thay đổi bản thân chỉ để làm hài lòng nhu cầu của đối tác có thể gây hại cho mối quan hệ về lâu dài.
Ngủ khác phòng đồng nghĩa với việc cả hai sẽ có một nơi riêng tư, nơi họ có thể thư giãn sau một ngày mệt mỏi.
Theo Danielle Kelvas, cố vấn y tế của chuyên trang Sleepline (Mỹ), dù khái niệm “ly hôn khi ngủ” thường bị hiểu theo nghĩa tiêu cực nhưng khi thực hiện đúng, nó có những tác động tích cực nhiều người không ngờ đến.
Lợi ích lớn nhất của việc ngủ riêng là có giấc ngủ chất lượng và cải thiện cả sức khỏe thể chất và tinh thần.
Video đang HOT
Ngủ khác phòng đồng nghĩa với việc cả hai sẽ có một nơi riêng tư, nơi họ có thể thư giãn sau một ngày mệt mỏi. Ảnh minh hoạ
Harris cho biết, giấc ngủ tốt có thể cải thiện trí nhớ, tăng cường hệ thống miễn dịch, giảm nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như tăng huyết áp, tiểu đường, béo phì, trầm cảm, đau tim, đột quỵ và tăng chất lượng cuộc sống tổng thể. Con người dành khoảng một phần ba cuộc đời để ngủ, do đó, việc ưu tiên cho giấc ngủ chất lượng cao là rất hợp lý.
Nghe có vẻ ngược nhưng ngủ riêng có thể mang các cặp vợ chồng đến gần nhau hơn, vì một giấc ngủ ngon sẽ giúp cải thiện tâm trạng của mỗi người. Ngoài ra, ly hôn khi ngủ có thể ngăn chặn cảm xúc tiêu cực tiềm ẩn, bắt nguồn từ việc ngủ không ngon giấc. Bạn rất dễ cảm thấy cáu kỉnh, bực dọc sau một đêm bị gián đoạn hoặc ngủ ít.
Nghiên cứu của các nhà khoa học từ Đại học Y khoa Pittsburgh, ngủ chung giường với bạn đời mắc chứng ngủ không yên/mất ngủ… có thể khiến bạn mất 49 phút ngủ mỗi đêm. Khi một bên không có giấc ngủ ngon vì nửa kia, điều đó có thể sẽ dẫn đến xung đột giữa hai phía vào ngày hôm sau.
Thực tế chỉ ra rằng những cặp đôi có xu hướng ngủ không ngon giấc thường xuyên xảy ra xung đột so với những cặp thức dậy sau một đêm ngon giấc. Mặt khác, những người có giấc ngủ ngon thường có tâm trạng tốt, mức độ căng thẳng thấp hơn và kiên nhẫn hơn.
Ngáy, trằn trọc và trùm chăn kín đầu… là vài trong số nhiều lý do tại sao một số cặp vợ chồng chọn ngủ khác giường hoặc thậm chí khác phòng. Ảnh minh hoạ
Trong đêm, não của chúng ta trải qua các giai đoạn của giấc ngủ: ngủ nhẹ, ngủ sâu và REM (ngủ chuyển động mắt nhanh). Tuy nhiên, khi bạn làm gián đoạn chu kỳ này bởi việc thức dậy vào ban đêm, não của bạn dành nhiều thời gian hơn trong giai đoạn ngủ nhẹ và bỏ lỡ giai đoạn REM. Và nếu não không đủ thời gian để hoạt động ở giai đoạn REM, tình trạng cảm xúc và hiệu suất nhận thức của bạn sẽ bị ảnh hưởng.
Một số nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng, ngủ bên cạnh một người khác có thể làm tăng thời lượng REM trong giấc ngủ. Đây là khi hoạt động của não tăng lên và khó vào giấc ngủ sâu hơn. Điều này có nghĩa là ngủ riêng sẽ làm giảm thời gian của giai đoạn REM, giúp người ngủ ít bị mất tập trung hay tỉnh dậy vì phiền nhiễu xung quanh.
Nếu cảm thấy rằng sự hiện diện của người kia ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, bạn cần trò chuyện về vấn đề này với họ. Tuy nhiên, hãy phải đảm bảo rằng bạn truyền đạt điều này một cách thích hợp để người còn lại không cảm thấy bị tổn thương hoặc hiểu nhầm.
Quan trọng nhất, không phải vì cả hai không ngủ cùng nhau mà dừng hẳn cả những cử chỉ yêu thương khác. Cả hai vẫn có thể dành thời gian âu yếm mỗi đêm trước khi ngủ ở không gian riêng. Hai người có thể xem truyền hình hoặc nghe podcast cùng nhau trước, để sau đó việc tách riêng ra không gian cá nhân không trở thành điều ngượng ngùng hay khó xử. Chính nỗ lực tiếp tục vun đắp tình cảm ngay cả khi đã bắt đầu ngủ riêng này sẽ giúp duy trì sự gần gũi trong mối quan hệ của cả hai.
Vì sao nhiều cặp vợ chồng chọn "ly hôn khi ngủ"
Nhiều cặp vợ chồng trẻ lựa chọn "ly hôn khi ngủ" bởi họ có lý do để làm điều đó.
Nhiều người cho rằng "ly hôn khi ngủ", cách nói khác của việc ngủ riêng, có thể là chìa khóa cho mối quan hệ lành mạnh hơn.
Chia sẻ trên tờ New York Times, nhiều cặp vợ chồng cho biết việc ngủ riêng sẽ có thể giúp họ có không gian cá nhân và giảm sự nhàm chán trong hôn nhân. Và ở Mỹ, tuy sống chung nhưng ngủ riêng là xu hướng phổ biến đối với các cặp vợ chồng trẻ.
Ảnh minh họa
Kết quả của một cuộc khảo sát hồi tháng 1/2023 với 2.200 người Mỹ do Hiệp hội đồ gia dụng quốc tế thực hiện, cứ 5 cặp vợ chồng thì có 1 cặp ở khác phòng. Gần 2/3 trong số đó ngủ riêng mỗi đêm.
Theo một số chuyên gia về tâm lý gia đình, họ cho rằng tạo không gian riêng cho nhau có thể là bí mật để giúp họ giữ hạnh phúc gia đình. Nhờ vậy, cả 2 có giấc ngủ ngon hơn, không bị quấy rầy bởi tiếng ngáy không ngừng của nửa kia hay những thói quen kéo chăn, cuộn tròn mình vào đêm khuya.
Cũng theo các chuyên gia, cách này còn thêm những điều thú vị vào cuộc sống hôn nhân, giảm bớt sự nhàm chán khi dành quá nhiều thời gian bên cạnh nhau.
Valerie Weisler (24 tuổi) sống cùng chồng ở thành phố New York. Tuy nhiên cô đề nghị được có phòng ngủ riêng.
"Tôi thấy sợ nếu ngủ chung với chồng. Có điều gì sai khi tôi muốn làm vậy sao?. Bạn gặp một ai đó, hẹn hò, yêu đương rồi về chung một nhà. Nhưng điều đó đâu có nghĩa là phải yên giấc cùng một giường", Weisler chia sẻ.
Ảnh minh họa
Với nhiều người, có một giấc ngủ ngon vào ban đêm không phải điều dễ dàng. Nghiên cứu của Quỹ Kaiser Family cho thấy 36% người Mỹ khó ngủ. Giữa bối cảnh đó, dù thích âu yếm nửa kia đến đâu, một người cũng không muốn bị đánh thức bởi ánh sáng xanh phát ra từ thiết bị điện tử của người kia hay một cú hích khi họ trở mình.
Wendy Troxel là chuyên gia cao cấp nghiên cứu về hành vi và xã hội từ tổ chức RAND Corporation kiêm tác giả cuốn sách Hướng dẫn ngủ tốt hơn cho vợ chồng, cho biết, ngày càng nhiều vợ chồng muốn ngủ riêng, đặc biệt khi họ phải làm việc ở nhà và nhìn thấy nhau cả ngày.
"Ngủ riêng, cho dù là tạm thời, giúp thỏa mãn nhu cầu được ở một mình. Tuy nhiên, điều quan trọng là làm rõ với nhau rằng quyết định này có lợi cho mối quan hệ chứ không phải là một dấu hiệu bỏ rơi", nữ chuyên gia nói.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học từ Đại học Y khoa Pittsburgh, ngủ chung giường với bạn đời mắc chứng ngủ không yên/mất ngủ... có thể khiến bạn mất 49 phút ngủ mỗi đêm. Khi một bên không có giấc ngủ ngon vì nửa kia, điều đó có thể sẽ dẫn đến xung đột giữa hai phía vào ngày hôm sau.
Thực tế chỉ ra rằng những cặp đôi có xu hướng ngủ không ngon giấc thường xuyên xảy ra xung đột so với những cặp thức dậy sau một đêm ngon giấc. Mặt khác, những người có giấc ngủ ngon thường có tâm trạng tốt, mức độ căng thẳng thấp hơn và kiên nhẫn hơn.
Jennifer Colbourne, nghiên cứu sinh ở Áo, là một trong những người "ly hôn khi ngủ" bởi cô và chồng hay phải xa nhau vì đặc thù công việc. Khi trở về nhà, họ gặp khó khăn khi ngủ cạnh nhau trên một chiếc giường chật.
"Chúng tôi có một tình huống đặc biệt tồi tệ vì tôi mắc nhiều rối loạn giấc ngủ", Colbourne chia sẻ, "Tôi không còn mộng du hay la hét khi ngủ nhưng tôi mắc hội chứng chân không nghỉ, liên tục phải di chuyển chân và còn nói mơ, kéo chăn nữa".
"Chồng tôi ngủ rất yên nhưng lại hay bị mất ngủ. Thật là một sự kết hợp chết người", người phụ nữ nói thêm.
Sau bàn bạc, vợ chồng Colbourne chuyển nơi ở và ngủ riêng giường. Giờ đây, họ ngủ ngon hơn nhiều. "Thành thật mà nói, suốt 10 năm kết hôn, chưa bao giờ mối quan hệ của chúng tôi tốt đẹp thế này", Colbourne đánh giá. "Xã hội kỳ thị việc ngủ riêng nhưng sự mệt mỏi, bực bội của bạn đời chẳng giúp ích gì cho mối quan hệ cả".
Cách bạn dành cả đêm ngủ chung với bạn đời cũng có thể ảnh hưởng đến các hoạt động ban ngày. Sự hài lòng trong hôn nhân cũng như sức khỏe tâm lý và thể chất của bạn vì thế giảm sút. Việc thay đổi bản thân chỉ để làm hài lòng nhu cầu của đối tác có thể gây hại cho mối quan hệ về lâu dài.
Trong đêm, não của chúng ta trải qua các giai đoạn của giấc ngủ: ngủ nhẹ, ngủ sâu và REM (ngủ chuyển động mắt nhanh). Tuy nhiên, khi bạn làm gián đoạn chu kỳ này bởi việc thức dậy vào ban đêm, não của bạn dành nhiều thời gian hơn trong giai đoạn ngủ nhẹ và bỏ lỡ giai đoạn REM. Và nếu não không đủ thời gian để hoạt động ở giai đoạn REM, tình trạng cảm xúc và hiệu suất nhận thức của bạn sẽ bị ảnh hưởng.
Giấc ngủ bị gián đoạn cũng có thể gây ra các hậu quả sức khỏe ngắn hạn và dài hạn như tăng huyết áp, các vấn đề liên quan đến cân nặng, các vấn đề sức khỏe tâm thần, giảm chất lượng cuộc sống và các vấn đề liên quan đến sức khỏe khác.
Ngủ khác phòng đồng nghĩa với việc cả hai sẽ có một nơi riêng tư, nơi họ có thể thư giãn sau một ngày mệt mỏi.
Ngủ chung hay riêng tốt cho quan hệ vợ chồng? Một cuộc khảo sát đã tiết lộ 1/10 người trưởng thành hiếm khi hoặc không bao giờ có một giấc ngủ ngon và cứ 4 cặp vợ chồng ở Mỹ thì có 1 cặp ngủ riêng. Khảo sát cho kết quả ra sao? Trong khi ngáy ngủ và lịch trình ngủ - thức khác nhau là lý do chính khiến các cặp vợ...