Lý giải nguyên nhân kinh nguyệt đột nhiên thay đổi sau khi ngừng uống thuốc tránh thai
Bạn dùng thuốc tránh thai hàng ngày trong thời gian dài, kinh nguyệt hàng tháng là do thuốc tạo ra, lúc này cơ quan sinh sản của bạn ‘lười’ hoạt động sản xuất nội tiết tố sinh dục của bản thân.
Câu hỏi: Chào bác sĩ. Em năm nay 25 tuổi, có kinh nguyệt từ năm 14 tuổi, đã có em bé 4 tuổi. Trước đây, kinh nguyệt của em khá đều nhưng khoảng hơn 6 tháng nay chu kỳ thay đổi gần 2 tháng mới có 1 lần. Trước đây em có uống thuốc tránh thai hàng ngày nhưng từ khi ngưng uống thì gặp tình trạng như vậy. Bác sĩ cho em hỏi như vậy có sao không ạ?
Ảnh minh họa: Internet
Bác sĩ Tiin trả lời:
Bạn 25 tuổi, đã có con 4 tuổi rồi, sau khi sinh con bạn áp dụng biện pháp tránh thai bằng uống thuốc tránh thai hàng ngày. Hơn 6 tháng nay bạn không dùng biện pháp này nữa thì chu kỳ kinh nguyệt có sự thay đổi, 2 tháng mới có 1 lần, tức là chu kỳ kéo dài 60 ngày.
Khi bạn dùng thuốc tránh thai hàng ngày (loại 21 hoặc 28 viên), bản chất chỉ có 21 viên có nội tiết có tác dụng ngăn ngừa sự rụng trứng, làm cho tinh trùng khó đi vào tử cung; thuốc cũng làm cho nội mạc tử cung mỏng đi, trứng không làm tổ được. Vì thế, tác dụng chính của thuốc tránh thai hàng ngày là giúp người sử dụng không có thai ngoài ý muốn.
Khi uống thuốc hết 21 viên, lúc này không có thuốc làm nội tiết giảm đột ngột, tạo ra hành kinh. Bạn dùng thuốc tránh thai hàng ngày trong thời gian dài, kinh nguyệt hàng tháng là do thuốc tạo ra, lúc này cơ quan sinh sản của bạn ‘lười’ hoạt động sản xuất nội tiết tố sinh dục của bản thân. Khi bạn dừng thuốc, cơ thể lại ‘khởi động’ lại hoạt động sản xuất nội tiết để tạo ra hành kinh hàng tháng, chu kỳ kinh nguyệt chưa đều ngay được. Vài tháng nữa, khi hoạt động của cơ quan sinh dục ổn định hơn, chu kỳ kinh nguyệt sẽ trở lại bình thường.
Chỉ lưu ý bạn, nếu bạn dừng uống thuốc tránh thai hàng ngày để muốn có em bé thì cứ để tự nhiên. Nếu bạn chưa muốn có em bé, bạn cần áp dụng biện pháp tránh thai khác kẻo lại ‘vỡ kế hoạch’ nhé.
Video đang HOT
PV
Theo tiin.vn
Kì kinh nguyệt nói gì về sức khỏe của bạn
Một số đặc điểm của chu kì kinh nguyệt có thể là dấu hiệu cho biết những gì đang diễn ra trong cơ thể bạn.
Kinh nguyệt ra nhiều: Đây là vấn đề mà 1/3 phụ nữ gặp phải. Bạn phải thay băng vệ sinh hằng giờ, chu kì kéo dài lâu hơn một tuần, hoặc xuất hiện những cục máu lớn. Nguyên nhân có thể là do vấn đề với cơ quan sinh sản hoặc hormone, do viêm nhiễm, rối loạn máu, thuốc làm loãng máu hoặc do vòng tránh thai.
Mệt mỏi: Trong kì kinh nguyệt, bạn mất đi một lượng hồng cầu, điều này có thể dẫn đến chứng thiếu máu, thiếu sắt. Nếu bạn thấy khó thở, mệt mỏi, xanh xao và tim đập nhanh, hãy đến gặp bác sĩ.
Lỡ kì kinh nguyệt: Nguyên nhân phổ biến nhất là thai kì, nhưng cũng có thể là do mất cân bằng hormone, thiếu cân, mô sẹo hoặc do một số loại thuốc. Nếu bạn bị lỡ ba chu kì liên tiếp, hãy đến gặp bác sĩ.
Chu kì sớm: Chu kì kinh nguyệt ba tuần một lần vẫn là bình thường. Bạn có thể mất vài năm sau chu kì đầu tiên để có một chu kì ổn định ( khoảng 24 đến 38 ngày). Tập luyện nhiều hơn, giảm cân và stress cũng có thể làm thay đổi chu kì. Nếu các kì kinh nguyệt cách nhau dưới 24 ngày, hãy đến gặp bác sĩ.
Ra máu giữa các kì kinh nguyệt: Khối u trong và quanh tử cung, vấn đề về hormone hoặc loại thuốc tránh thai bạn đang dùng có thể là nguyên nhân gây ra máu ngoài chu kì.
Màu sắc máu: Máu ở đầu chu kì thường có màu đỏ tươi. Kinh nguyệt sẽ có màu thẫm hơn, đặc biệt nếu có các cục máu. Máu có màu nâu gỉ thường xuất hiện cuối chu kì, khi nó phản ứng với không khí. Máu hồng nhạt là dấu hiệu của một chu kì nhẹ.
Đau bụng: Hơn nửa phụ nữ bị đau bụng, đùi hoặc lưng trong 1 hoặc hai ngày trước kì kinh nguyệt. Một số người thấy mệt mỏi, buồn nôn hoặc bị tiêu chảy. Nguyên nhân có thể là do sự co thắt của tử cung để loại bỏ lớp màng. Tình trạng này thường thuyên giảm khi bạn có tuổi, và có thể dừng lại khi bạn có con.
Các cơn đau khác: Một số cơn đau bắt đầu sớm hơn và kéo dài lâu hơn. Niêm mạc tử cung có thể đang phát triển sai vị trí, bạn có thể bị u xơ, hoặc bị bệnh viêm vùng chậu - một căn bệnh có thể gây vô sinh và đau đớn lâu dài.
Vấn đề khi đi vệ sinh: Bạn thấy đau khi đi tiểu tiện hoặc đại tiện, bạn bị tiêu chảy hoặc táo bón trong kì kinh nguyệt? Đây có thể là những dấu hiệu giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh lạc nội mạc tử cung, đặc biệt nếu chúng đi kèm với các triệu chứng như chu kì nặng hoặc đau bụng dữ dội.
Thường xuyên đau đầu trước chu kì: Đau đầu trong khoảng thời gian bắt đầu chu kì có thể là do giảm lượng estrogen hoặc do sản sinh prostaglandin. Đây là chứng đau nửa đầu kinh nguyệt. Các loại thuốc giảm đau chống viêm có thể giúp ngăn ngừa tình trạng này; hoặc bác sĩ sẽ giúp bạn ổn định lượng estrogen.
Ra máu sau mãn kinh: Đó có thể là do bệnh polyp tử cung - một bệnh phổ biến hơn ở những phụ nữ mãn kinh. Polyp tử cung có thể phát triển thành ung thư và ung thư nội mạc tử cung có thể gây ra máu nghiêm trọng sau mãn kinh.
Theo trí thức trẻ
Hội chị em truyền tai nhau bí kíp uống thuốc tránh thai khẩn cấp nhưng bạn đã biết chính xác cách uống loại thuốc này chưa? Thuốc tránh thai khẩn cấp nếu không sử dụng đúng cách có thể là nguyên nhân gây vô sinh mà bạn không ngờ đến. Với các chị em đang muốn "kế hoạch" thì thuốc tránh thai khẩn cấp chính là sự lựa chọn tất yếu để ngăn ngừa nguy cơ có thai ngoài ý muốn. Dù vậy, nhiều bác sĩ đã cảnh báo...