Lý do vũ trụ ảo thường gắn với blockchain
Blockchain tạo nên sự khác biệt giữa metaverse với Internet ngày nay. Công nghệ này giúp người dùng sở hữu và mua sắm tài sản kỹ thuật số trong cả không gian ảo và thế giới thực.
Metaverse là loạt không gian ảo được kết nối với nhau – như mạng lưới toàn cầu nhưng được truy cập thông qua thực tế ảo. Cách hiểu thông thường này không hề sai. Tuy nhiên, một khía cạnh cơ bản đã tạo nên sự khác biệt giữa metaverse và Internet ngày nay, đó là công nghệ blockchain.
Công nghệ blockchain có liên quan gì với metaverse? Câu trả lời là mọi thứ. Blockchain cho phép người dùng sở hữu tài sản kỹ thuật số trong thế giới ảo thông qua NFT ( token không thể thay thế). Đây là điểm mấu chốt để tạo nên giá trị của các vũ trụ ảo.
Công nghệ blockchain hứa hẹn giúp mọi tài sản số của người dùng trong metaverse hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của họ.
Metaverse không thuộc sở hữu của bất kỳ nhóm người hoặc công ty nào. Mỗi tổ chức sẽ xây dựng các không gian ảo khác nhau. Trong tương lai, những thế giới này sẽ kết nối, tương tác với nhau – tạo thành metaverse.
Người dùng sẽ muốn mang theo tài sản của mình khi di chuyển giữa các thế giới ảo – như từ Decentraland đến không gian ảo của Microsoft. Nếu hai thế giới này có thể liên kết với nhau, blockchain sẽ xác thực quyền sở hữu tài sản kỹ thuật số của người dùng trong cả hai thế giới.
Vai trò của công nghệ blockchain
Về cơ bản, một khi người dùng có thể truy cập vào ví tiền điện tử cá nhân trong thế giới ảo, họ có thể tiếp cận toàn bộ tài sản kỹ thuật số của mình.
Vật phẩm kỹ thuật số bên trong ví không chỉ có tiền điện tử, người dùng có thể lưu trữ các sản phẩm metaverse như đồ trang trí, vũ khí ảo và những món đồ liên quan đến hình đại diện như quần áo, ảnh hoạt họa.
Trong metaverse, mọi người có thể tạo avatar – tức hình ảnh đại diện – mang phong cách, cá tính mà họ muốn thể hiện.
Video đang HOT
Sử dụng ví điện tử, người dùng có thể mua hàng hóa kỹ thuật số truyền thống như nhạc, phim, trò chơi và ứng dụng. Bên cạnh đó, tại metaverse, người dùng còn có thể mua sản phẩm tồn tại trong thế giới thực. Họ có thể quan sát, “cầm nắm” chúng qua mô hình 3D để đưa ra quyết định mua sắm sáng suốt.
Ví điện tử sẽ được liên kết với thẻ căn cước công dân (ID), tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch yêu cầu xác minh pháp lý như mua xe hơi hoặc nhà ở thế giới thực. Việc liên kết giữa ví điện tử và thẻ ID còn giúp kiểm soát quyền truy cập tại các khu vực giới hạn độ tuổi trong metaverse.
Bản chất phi tập trung của blockchain có khả năng làm giảm sự cần thiết của “người gác cổng” trong các giao dịch tài chính. Tuy nhiên, những doanh nghiệp vẫn sẽ tìm kiếm nhiều cơ hội để tạo ra doanh thu, thậm chí nhiều hơn so với các nền kinh tế hiện tại. Các công ty như Meta sẽ cung cấp những nền tảng lớn, nơi mọi người có thể làm việc, vui chơi và tụ họp.
Các thương hiệu lớn cũng tham gia vào tổ hợp NFT, bao gồm Dolce & Gabbana, Coca-Cola, Adidas và Nike. Trong tương lai, khi mua một vật phẩm của thế giới thực, bạn cũng có thể sở hữu NFT của sản phẩm đó trong metaverse.
Công nghệ blockchain và thị trường phi tập trung
Blockchain là một công nghệ lưu trữ vĩnh viễn các giao dịch trong cuốn sổ cái – một cơ sở dữ liệu phi tập trung và công khai. Bitcoin là tiền điện tử nổi tiếng nhất dựa trên công nghệ này.
Khi một người mua Bitcoin, giao dịch đó sẽ được ghi lại vào chuỗi khối Bitcoin. Điều này có nghĩa hồ sơ giao dịch sẽ được phân phối đến hàng nghìn máy tính cá nhân trên khắp thế giới.
Giống như Bitcoin, Ethereum là nền tảng dựa trên công nghệ blockchain. Tuy nhiên, Ethereum cũng có thể được lập trình thông qua các hợp đồng thông minh – những đoạn mã tự thực thi trong trường hợp các điều kiện được thỏa mãn.
Người dùng có thể sử dụng một hợp đồng thông minh trên blockchain để thiết lập quyền sở hữu đối với đối tượng kỹ thuật số như những sản phẩm nghệ thuật tự sáng tạo.
Không ai khác có thể giành quyền sở hữu những sản phẩm này trên blockchain ngay cả khi họ lưu một bản sao tác phẩm vào máy vi tính. Ngoài ra, người dùng còn có thể sở hữu các tài sản số khác như tiền tệ, chứng khoán hoặc các bản thiết kế, hội họa.
NFT – viết tắt của Non Fungible Token – là những vật phẩm, như âm nhạc hay tác phẩm đồ họa, được mã hóa trên blockchain.
Người dùng có thể sử dụng hợp đồng thông minh để giao dịch trực tuyến một sản phẩm với giá 1 triệu USD bằng Ether – đơn vị tiền tệ của chuỗi khối Ethereum. Khi giao dịch được hai bên chấp thuận, sản phẩm trên và tiền số Ether sẽ tự động chuyển quyền sở hữu giữa người mua và người bán trên blockchain.
Giao dịch này không cần ngân hàng hoặc bên thứ ba làm chứng. Nếu xảy ra tranh chấp, hồ sơ công khai trong sổ cái sẽ trở thành cơ sở để truy cứu.
Thực hiện hành vi lừa đảo hay kiểm soát hệ thống lưu trữ phi tập trung là một điều khó khăn. Các blockchain công khai – như Bitcoin và Ethereum – là những nền tảng minh bạch. Bất kỳ ai trên Internet đều có thể truy cập vào các giao dịch được lưu trữ trên cơ sở dữ liệu, không giống như việc tiếp cận sổ sách ngân hàng truyền thống.
4 bước để tìm việc thành công trong lĩnh vực blockchain
Đọc thật nhiều, trải nghiệm các công nghệ mới, tìm hướng nghề nghiệp và xác định mức thu nhập là việc cần làm để tham gia vào ngành công nghiệp blockchain.
Bất kỳ công việc nào cũng có những đòi hỏi về trình độ ở một ngưỡng nhất định. Đối với blockchain, kiến thức và hiểu biết về lĩnh vực này càng quan trọng vì đây là một nhánh của công nghệ.
Đặc tính của ngành công nghệ là thông tin và dự án mới liên tục được ra mắt. Do đó việc nghiên cứu và trực tiếp sử dụng các sản phẩm tiền mã hóa, blockchain không ngừng là điều tiên quyết để gia nhập sân chơi này.
Trải nghiệm gần gũi nhất có lẽ là tham gia giao dịch tiền mã hóa. Để thúc đẩy động lực đọc hiểu tin tức, các thông báo, cập nhật của những dự án yêu thích mỗi ngày, không gì hay hơn việc bỏ tiền đầu tư. Từ luồng thông tin tìm hiểu, việc lựa chọn được các sản phẩm blockchain chất lượng giữa muôn vàn giải pháp trên thị trường trở nên dễ dàng hơn.
Giao dịch tiền số đem lại nhiều lợi ích bất ngờ.
Sử dụng các phần mềm blockchain giúp nắm rõ quy trình hoạt động, cách sản phẩm vận hành, từ đó đưa ra quyết định đầu tư. Không dừng tại đó, trong quá trình trải nghiệm, nếu thấy có những ưu điểm hay hạn chế gì, việc góp ý trực tiếp cho các nhà phát triển cũng là một cách để hỗ trợ dự án và tạo dựng mối quan hệ.
Mạng lưới bạn bè rộng trong lĩnh vực blockchain giúp tăng khả năng tìm được việc. Đăng ký tham dự hội nghị, seminar chia sẻ kiến thức về blockchain bên cạnh mục tiêu nâng cao kiến thức, đây còn là cơ hội được làm quen, giao lưu với các lãnh đạo, nhà sáng lập, các chuyên gia đầu ngành.
Xác định hướng đi
Nghề nghiệp liên quan đến lĩnh vực blockchain không dừng lại ở kỹ sư hoặc lập trình viên. Một dự án công nghệ thành công là sự kết hợp của nhiều nhân sự ở các phòng ban. Mỗi hướng nghề có những yêu cầu kiến thức, giai đoạn thử việc và điều kiện khác nhau để tuyển dụng.
Lập trình viên là nghề nghiệp đầu tiên mà hầu hết mọi người nghĩ đến khi nhắc tới blockchain. Nắm được cú pháp của các ngôn ngữ lập trình như C , Solidity, Go, Javascript là yêu cầu để tham gia ứng tuyển vào vị trí này. Đôi khi các lập trình viên phải học một ngôn ngữ khác tùy theo đặc thù dự án nhưng những cái tên kể trên là thông dụng nhất.
Blockchain Hackathon nơi các lập trình viên thể hiện kỹ năng.
Để có những thông tin nóng hổi về thị trường tiền mã hóa thì không thể không nhắc đến vai trò của các nhà báo, phóng viên. Có thể kết hợp kiến thức tiền mã hóa và blockchain, từ đó viết ra một câu chuyện lôi cuốn là yêu cầu của bất kỳ một tòa soạn hay các kênh truyền thông nào.
Các dự án tiền mã hóa luôn có nhu cầu tuyển dụng các phân tích viên nhằm giúp họ xây dựng quy trình hoạt động cũng như đưa ra các đánh giá về xu hướng sắp tới. Nắm vững các bước để phát triển một dự án công nghệ và có kiến thức nền ở lĩnh vực kinh doanh, tài chính là điều kiện để ứng tuyển cho vị trí phân tích viên.
Xu hướng vũ trụ ảo (metaverse) và Token không thể thay thế (NFT) đang tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho các nghệ sĩ, họa sĩ sớm dấn thân tìm hiểu về công nghệ. Bên cạnh việc bán các tác phẩm do bản thân vẽ nên, các họa sĩ có thể tham gia thiết kế cho nhiều dự án game blockchain hay metaverse đang hoạt động.
Mức lương cụ thể
Yếu tố cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng chính là thu nhập. Mặc dù giá tiền mã hóa như Bitcoin, Ethereum rất cao nhưng không đồng nghĩa với thu nhập của các nghề nghiệp trong lĩnh vực blockchain cũng như vậy. Tùy vào công ty, mật độ công việc và cấp bậc mà mức lương có sự biến động theo.
Lập trình viên thường có thu nhập cao hơn các hướng nghề khác do đây là công việc có tính đặc thù cao. Mức lương trung bình của kỹ sư lập trình blockchain tại Việt Nam là 2.033 USD, theo báo cáo từ VietnamWorks.
Đối với các công việc còn lại, mức thu nhập thường đi theo khung lương trung bình của thị trường. Tuy nhiên, bên cạnh tiền lương, các lợi ích đi kèm như được tham gia đầu tư vào các dự án đang làm việc đôi khi lớn hơn cả thu nhập cứng.
Họa sĩ trẻ Xèo Chu và bức tranh NFT trị giá 23.000 USD.
Trong thời gian tới khi ngày càng nhiều dự án về blockchain được công bố, nhu cầu tuyển dụng cho lĩnh vực này sẽ tăng chóng mặt. Không ngừng tìm hiểu nhằm chuẩn bị cho tương lai với nhiều thay đổi là điều nên thực hiện.
Vũ trụ ảo đang tạo ra nhiều công việc thật Rất nhiều công việc gắn liền với metaverse đang được tuyển dụng. Các công ty sản xuất chip như Nvidia và Intel là nhân tố dẫn đầu trong vũ trụ ảo. "Nếu 2021 là năm của NFT, 2022 sẽ thuộc về Web 3.0", Avery Akkineni, CEO của VaynerNFT, công ty chuyên tư vấn về token không thể thay thế (NFT) nhận định. Akkineni...