Lý do TP.HCM không dạy sách giáo khoa “Công nghệ giáo dục” của thầy Hồ Ngọc Đại
Sách Công nghệ giáo dục của Giáo sư Đại hơi cứng với học sinh, nhất là phần cấu tạo, kỹ thuật tiếng, nên giáo viên phải nghiên cứu sâu sắc.
Đó là nhận xét của cô T., một giáo viên tiểu học ở quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh về sách tiếng Việt theo chương trình Công nghệ giáo dục của Giáo sư Hồ Ngọc Đại.
Cô T. cũng chính là giáo viên đã từng dạy thêm bên ngoài nhà trường, cho học sinh chương trình này cách đây hàng chục năm về trước ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Học sinh lớp 1 của Thành phố Hồ Chí Minh (ảnh minh họa: dangcongsan.vn)
Nói về chương trình này, cô T. đánh giá: Chương trình gần gũi với người Việt Nam, các bài thơ, bài văn, bài tập đọc trong sách rất tình cảm, ngữ pháp tiếng Việt đòi hỏi học sinh cần có kỹ thuật mới ghi nhớ tốt được.
Đứng dưới góc độ sư phạm, cô T. nói khi đó, cô thấy học sinh tiếp thu tốt chương trình này. Còn với giáo viên, muốn dạy được sách này, các thầy cô phải được đào tạo bài bản, nghiên cứu sâu sắc, có kiến thức tốt thì mới dạy được học sinh bằng sách này.
Theo cô T., mỗi chương trình có một phương pháp, ưu thế riêng, nhưng cô T. đánh giá sách của Giáo sư Hồ Ngọc Đại có cấu tạo kỹ thuật tiếng hơi cứng với học sinh.
Video đang HOT
Là phụ huynh đã từng có con trai học sách này năm lớp 1 (năm 2001), một phụ huynh ở quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh nói, quan điểm của mình là không ủng hộ, không chống đối sách tiếng Việt Công nghệ giáo dục của thầy Đại.
Vị phụ huynh cũng là một giáo viên dạy Văn này cho rằng, sách tiếng Việt Công nghệ giáo dục của thầy Đại và sách thực tế đang áp dụng khác nhau về triết lý và tư duy giáo dục, do có sự khác biệt về tiếng nói và chữ viết,
Ngày 5/9, trao đổi với phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Nguyễn Quang Vinh – Trưởng phòng Giáo dục tiểu học, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh nhấn mạnh: Thành phố Hồ Chí Minh không sử dụng sách tiếng Việt Công nghệ giáo dục của thầy Hồ Ngọc Đại.
Theo một lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh, lý do là vì chuẩn bị thay sách giáo khoa.
Theo Hong.vn
Bình Thuận cấm triển khai dạy sách giáo khoa lớp 1 "Công nghệ Giáo dục" của giáo sư Hồ Ngọc Đại!
Những ngày qua, đoạn clip một cô giáo dạy đánh vần theo tài liệu Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục chia sẻ trên mạng xã hội đã gây xôn xao dư luận, đặc biệt là các phụ huynhđang có con học lớp 1 rất băn khoăn, lo lắng về cách đánh vần này.
Phóng viên Báo Bình Thuận Online có cuộc phỏng vấn bà Nguyễn Thị Toàn Thắng - Phó Giám đốc Sở Giáo dục & Đào tạo để biết thêm thông tin.
Thưa bà, đoạn clip một cô giáo dạy đánh vần theo tài liệu Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục chia sẻ trên mạng xã hội có nhiều ý kiến tranh luận. Vậy, bà có thể cho biết ngành giáo dục Bình Thuận có áp dụng thí điểm bộ sách Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục của giáo sư Hồ Ngọc Đại không?
Về cách dạy đánh vần theo sách Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục của Giáo sư Hồ Ngọc Đại. Đây là chương trình được Bộ GD&ĐT đưa vào thí điểm từ năm 1986 ở nhiều tỉnh thành.
Mục đích của tài liệu này để hỗ trợ cách đánh vần cho học sinh, đặc biết là học sinh dân tộc thiểu số và một số học sinh có khó khăn trong việc ghép âm, đánh vần. Các tỉnh, thành sẽ lựa chọn những đặc điểm phù hợp với chương trình để triển khai tại địa phương mình.
Tuy nhiên, ở Bình Thuận chúng ta không áp dụng tài liệu dạy học này ở bất cứ trường tiểu học nào.
Nguyên nhân vì sao tỉnh ta không áp dụng bộ sách này thưa bà?
Vì lâu nay, tại Bình Thuận học sinh lớp 1 chúng ta chỉ thực hiện theo sách Tiếng Việt của chương trình sách giáo khoa hiện hành được áp dụng đại trà của Bộ GD&ĐTtừ năm học 2001-2002. Từ đó đến nay, chất lượng học tập của học sinh khi sử dụng chương trình sách giáo khoa này ổn định và có hiệu quả trong nhiều năm.
Trên tinh thần đó, ngành giáo dục tỉnh nhà vẫn duy trì sự ổn định của bộ sách này mà không sử dụng tài liệu Công nghệ giáo dục.
Xin bà cho biết, quan điểm và định hướng của ngành giáo dục tỉnh như thế nào khi áp dụng các chương trình dạy học mới?
Chưa hẳn chương trình mới nào cũng có ưu điểm cao. Khi áp dụng bất cứ chương trình mới nào, còn lệ thuộc vào nhiều yếu tố và hoàn cảnh thực tế của từng vùng miền, địa phương. Điều đặc biệt, khi áp dụng một chương trình dạy học mới, Bộ GD & ĐT luôn yêu cầu các địa phương tùy theo tình hình thực tế, cụ thể của từng tỉnh, thành để lựa chọn chương trình phù hợp.
Do vậy, khi ngành giáo dục tỉnh Bình Thuận triển khai một chương trình mới thì luôn cân nhắc để đảm bảo điều kiện thực tế cũng như các yếu tố và quan trọng hơn nữa là sự đồng tình, hưởng ứng của phụ huynh thì chương trình mới đạt hiệu quả. Vì vậy, các bậc phụ huynh nên yên tâm khi có con đang học lớp 1.
Bởi khi ngành giáo dục tỉnh triển khai một chương trình mới nào đều chỉ đạo các Phòng GD&ĐT, các trường phải thông qua ý kiến của phụ huynh học sinh và được sự đồng thuận cao mới triển khai thực hiện.
Xin cảm ơn bà!
Theo Hong.vn
Giáo sư Hồ Ngọc Đại nói về việc triển khai dạy sách giáo khoa lớp 1: "Cơ bản là để chia... tiền" (GDVN) - Đã đến lúc Bộ Giáo dục cần chính thức làm rõ phát biểu của thầy Hồ Ngọc Đại về việc Bộ trưởng, Thứ trưởng giúp ông "lách luật", chương trình mới chỉ làm tiền. Trước những ồn ào của dư luận về cách đánh vần theo Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục, ngày 28/8 Giáo sư Hồ Ngọc Đại...