Lý do Tổng thống Ukraine hủy cuộc họp với các nhà lãnh đạo Mỹ Latinh
Kiev lo ngại sự kiện sẽ trở thành một ‘thảm họa” truyền thông và không thể hiện được sự ủng hộ của các nước đối với mình.
Tổng thống Volodymyr Zelensky tại một sự kiện ở Kiev ngày 11/9. Ảnh: Getty Images
Theo báo Brazil Folha de S.Paulo đưa tin ngày 17/9, chính phủ Ukraine đã hủy cuộc gặp mặt lên kế hoạch trước đó giữa Tổng thống nước này Volodymyr Zelensky với các nhà lãnh đạo các nước Mỹ Latinh bên lề cuộc họp của Hội đồng Bảo an ngày 24/9.
Tính đến thời điềm trước khi Kiev quyết định hủy bỏ sự kiện, chỉ có rất ít các nhà lãnh đạo Mỹ Latinh xác nhận tham gia cuộc họp. Theo tờ Folha, lý do khiến Kiev lên kế hoạch tổ chức cuộc gặp trên nhằm thể hiện sự ủng hộ mang tính biểu tượng của các nước cho Kiev trong cuộc xung đột với Mokva.
Các quan chức Ukraine cho biết đây sẽ là “một sân khấu thích hợp” để Tổng thống Zelensky trình bày “thông tin liên quan và đáng tin cậy” về cuộc xung đột. Không chỉ vậy, Kiev cũng muốn huy động sự ủng hộ đối với “công thức hòa bình” mà Tổng thống Zelensky đề xuất hướng tới các cuộc đàm phán hòa bình tiềm năng. Về phần mình, Nga đã nhiều lần bác bỏ những yêu cầu của Ukraine vì coi đó là điều không thể chấp nhận được.
Báo Folha đưa tin sau khi chỉ nhận được một số lời xác nhận sẽ tham dự cuộc họp, Kiev đã phải hủy bỏ kế hoạch nhằm tránh xảy ra tình huống có thể bị hiểu là “không nhận được sự ủng hộ”. Tờ báo không nêu chính xác số lượng lãnh đạo xác nhận tham gia cũng như chỉ ra cụ thể đó là những nước nào, ngoại trừ Tổng thống Guatemala Bernardo Arevalo.
Video đang HOT
Ukraine đã nhận được sự hỗ trợ ổn định từ phương Tây kể từ khi xung đột vũ trang với Nga nổ ra vào tháng 2/2022. Trong khi đó, các quốc gia ở các khu vực khác trên thế giới như châu Á, châu Phi và Nam Mỹ, bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil, đều chọn giữ thái độ trung lập và kêu gọi giải pháp ngoại giao.
Gần đây nhất, Tổng thống đắc cử của Mexico, Claudia Sheinbaum, nói với giới truyền thoogn rằng bà sẽ theo đuổi chính sách không can thiệp vào diễn đàn thế giới và không có kế hoạch thực hiện chuyến thăm cấp nhà nước tới Ukraine.
“Tìm kiếm giải pháp hòa bình cho các xung đột là nền tảng trong chính sách đối ngoại của chúng tôi. Đây là chính sách của chúng tôi và nó sẽ không thay đổi”, bà phát biểu trong ngày 18/9
Tuần trước, Tổng thống Zelensky bác bỏ lộ trình hòa bình 6 điểm do Trung Quốc và Brazil đề xuất. Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva đáp trả bằng cách nhấn mạnh ông sẽ không cho phép đất nước mình bị lôi kéo vào cuộc xung đột.
Ukraine thất bại trong chiến lược quyến rũ Mỹ Latinh?
Khu vực này, với những ưu tiên nội bộ của mình, không xem xung đột Ukraine-Nga là vấn đề trọng tâm.
Đồng thời, mối quan hệ bền chặt giữa Nga và nhiều quốc gia trong khu vực, cùng với sự thờ ơ từ phía Mỹ Latinh, đã khiến Kiev khó có thể đạt được mục tiêu của mình.
Ukraine đang gặp khó khăn trong nỗ lực thu hút sự ủng hộ từ các quốc gia Mỹ Latinh trong bối cảnh xung đột với Nga. Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva (trái) và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trong một cuộc gặp ở Mỹ. Ảnh: EPA-EFE
Theo tờ Izvestia của Nga ngày 17/9, trong bối cảnh xung đột kéo dài với Nga, Ukraine đã nỗ lực tìm kiếm sự ủng hộ từ các quốc gia ở khu vực Mỹ Latinh. Tuy nhiên, những nỗ lực này không đạt được kết quả như mong muốn. Theo đó, các cuộc đàm phán về việc tổ chức hội nghị thượng đỉnh Ukraine - Mỹ Latinh, vốn do Argentina khởi xướng, đã lắng xuống. Điều này phản ánh sự khó khăn của Kiev trong việc quyến rũ các quốc gia Mỹ Latinh vào vòng ảnh hưởng của mình.
Sự thờ ơ từ khu vực Mỹ Latinh
Cuộc xung đột Ukraine - Nga không phải là ưu tiên của hầu hết các quốc gia trong khu vực Mỹ Latinh. Đại sứ Nga tại Buenos Aires, ông Dmitry Feoktistov, trong cuộc phỏng vấn với Izvestia, đã khẳng định rằng Cộng đồng các quốc gia Mỹ Latinh và Caribe (CELAC) không có sự thống nhất về cuộc xung đột ở Ukraine. Ông Feoktistov cho rằng các nước trong khu vực này đang đối mặt với những thách thức riêng, từ kinh tế đến xã hội, và do đó không có đủ nguồn lực để tập trung vào các vấn đề quốc tế như cuộc chiến ở Ukraine.
Đại sứ Feoktistov nhấn mạnh: "Giải quyết những vấn đề nội bộ đòi hỏi sự tập trung nỗ lực và nguồn lực của các quốc gia này. Vì thế, việc can dự vào cuộc xung đột Ukraine không phải là điều mà họ ưu tiên. Điều này lý giải vì sao các cuộc đàm phán về một hội nghị thượng đỉnh giữa Ukraine và Mỹ Latinh đã không đạt được tiến triển".
Một số quốc gia, đặc biệt là Brazil, đã thể hiện sự quan tâm đến việc đưa ra các giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng họ vẫn chưa thực sự đẩy mạnh các hành động cụ thể để ủng hộ Kiev.
Sự thiếu nhiệt tình từ các quốc gia chủ chốt như Argentina và Brazil càng làm giảm cơ hội của Ukraine trong việc nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ khu vực này.
Vai trò của Nga tại Mỹ Latinh
Dù chính quyền Argentina dưới thời Tổng thống Javier Milei có lập trường thân phương Tây rõ ràng, Nga và Argentina vẫn duy trì mối quan hệ đối thoại tích cực. Ông Milei, được biết đến với quan điểm chỉ trích Nga và ủng hộ mạnh mẽ phương Tây, lên nắm quyền với cam kết thắt chặt quan hệ với các nước phương Tây. Tuy nhiên, điều này không ngăn cản sự tiếp tục của quan hệ thương mại giữa Argentina và Nga.
Đại sứ Feoktistov đã chỉ ra rằng quan hệ thương mại song phương vẫn được duy trì, dù phải đối mặt với xu hướng tiêu cực trong những năm gần đây. Kim ngạch thương mại giữa hai nước đã giảm 1/3 so với năm trước và đã giảm gần một nửa kể từ năm 2021. Điều này cho thấy, dù có sự thay đổi chính sách đối ngoại, lợi ích kinh tế vẫn là một yếu tố quan trọng giữ cho mối quan hệ giữa hai nước tồn tại.
Nga cũng vẫn duy trì các cơ chế hợp tác với Argentina thông qua Ủy ban liên chính phủ Nga - Argentina về hợp tác thương mại-kinh tế và khoa học-kỹ thuật. Ủy ban này giúp hai nước tiếp tục quan hệ trong các lĩnh vực quan trọng như nông nghiệp, năng lượng, giáo dục và công nghiệp. Tuy nhiên, theo ông Feoktistov, phía Argentina đã tỏ ra ít quan tâm đến việc tổ chức thêm các phiên họp mới của ủy ban, mặc dù có những lời nhắc nhở từ phía Nga.
Mặc dù vậy, việc Ukraine không thành công trong thu hút sự ủng hộ từ khu vực Mỹ Latinh phản ánh một thực tế rằng các nước trong khu vực này không muốn bị kéo vào cuộc xung đột giữa Kiev và Moskva. Mỹ Latinh từ lâu đã duy trì lập trường trung lập, ưu tiên giải quyết các vấn đề nội bộ hơn là tham gia vào các xung đột quốc tế. Điều này không chỉ thể hiện qua sự im lặng của CELAC mà còn qua những động thái cụ thể của các quốc gia chủ chốt như Argentina và Brazil.
Ngoài ra, Ukraine cũng đang phải đối mặt với sự cạnh tranh từ Nga, một quốc gia đã có mối quan hệ lịch sử và kinh tế vững chắc với nhiều quốc gia Mỹ Latinh. Dù Kiev đã nỗ lực để thiết lập quan hệ ngoại giao và thương mại với khu vực này, họ vẫn chưa thể đạt được kết quả như mong đợi. Nga, thông qua các cơ chế hợp tác hiện có, đã giữ vững được vị thế của mình trong khu vực.
Nga phản hồi về kế hoạch hòa bình của Tổng thống Ukraine Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov nói rằng các sáng kiến hòa bình của nhà lãnh đạo Ukraine Volodymyr Zelensky đã trở thành vấn đề nhức nhối với tất cả mọi người và là một "tối hậu thư thuần túy". Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov. Ảnh: RIA Novosti Theo đài RT (Nga), phát biểu tại một cuộc họp báo ở Riyadh, ông Lavrov nhấn...