Lý do “sốc” Việt Nam không mua máy bay vận tải Nga
Sở dĩ Việt Nam không mua máy bay vận tải Nga, thay vào đó là chọn C-295M của Airbus, nguyên nhân được cho là Nga hiện không sản xuất vận tải cơ hạng trung.
Trong chương trình hiện đại hóa lực lượng Không quân Nhân dân Việt Nam, ngoài việc đầu tư mua sắm các máy bay chiến đấu đa năng Su-27/30, chúng ta bước đầu mua sắm các máy bay vận tải chiến thuật để thay thế cho loại máy bay An-26 và An-2 lỗi thời.
Việt Nam nhận được những chiếc vận tải cơ An-26 đầu tiên từ năm 1979. Đến nay, sau 37 năm phục vụ, các máy bay này đã gần hết niên hạn sử dụng, độ tin cậy đã giảm sút ít nhiều. Việc thay thế là vô cùng cấp bách.
Ảnh máy bay vận tải An-26 ngừng hoạt động, tháo động cơ ở sân bay Gia Lâm, năm 2012.
Một trong những bước mua sắm máy bay vận tải đầu tiên là việc Việt Nam ký hợp đồng mua 3 chiếc vận tải cơ chiến thuật C-295M của hãng Airbus Defence. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là tại sao chúng ta không tìm mua các máy bay vận tải từ đối tác Nga truyền thống, mà thay vào đó là việc đặt hàng từ hãng Airbus – vốn chúng ta chưa bao giờ sử dụng máy bay vận tải quân sự do hãng này sử dụng. Việc chuyển loại từ máy bay Nga sang máy bay Nga cũng dễ dàng hơn.
Gần đây, chuyên gia quân sự Nga Vasily Kashin đã tiết lộ lý do “gây sốc”. Theo đó khi nhắc tới nhu cầu mua sắm máy bay vận tải của Việt Nam. Ông này cho biết là Việt Nam có thể sẽ mua máy bay C-130 bởi hiện Nga không sản xuất máy bay “thể loại này” (ám chỉ máy bay vận tải chiến thuật, hạng trung).
Thực vậy, kể từ sau năm 1991, Nga đã không có dây chuyền sản xuất máy bay vận tải hạng trung nào. Dây chuyền chế tạo An-26 và An-12 giờ đây thuộc về sở hữu của Ukraine.
Video đang HOT
Ngay cả phương án mua lại các máy bay đã qua sử dụng An-12 cũng không khả thi vì vốn dĩ chúng cũng không còn thời hạn sử dụng nhiều, khó tránh khỏi các hỏng hóc. Dự trữ máy bay An-12 của Không quân Nga cũng không có nhiều để bán.
Tuy Nga vẫn còn sản xuất máy bay vận tải Il-76, tuy nhiên đấy là phương tiện vận tải chiến lược, hạng nặng lên tới 50-70 tấn. KQND Việt Nam vốn chưa có nhu cầu với loại máy bay vận tải này.
Tổ hợp hàng không Iluyshin (JSC IL) cũng đang phát triển máy bay vận tải chiến thuật mới Il-112 để thay thế cho mẫu máy bay An-26. Tuy nhiên, nguyên mẫu Il-112 phải tới năm 2017-2018 mới có thể có chuyến bay đầu tiên. Trong khi nhu cầu của KQND Việt Nam với loại máy bay vận tải hạng trung là cấp thiết. Chúng ta khó có thể chờ cho tới khi Il-112 hoàn tất mọi thử nghiệm, đưa vào sản xuất hàng loạt.
Ngoài Airbus C-295M, sau khi Mỹ dỡ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí với Việt Nam, có các ý kiến cho rằng Việt Nam có thể sẽ chọn mua máy bay vận tải C-130 huyền thoại nước Mỹ. Thực tế, trong quá khứ Việt Nam đã sử dụng rất thành công loại máy bay này trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc sau năm 1975 tới cuối những năm 1980. Sau đó, vì thiếu linh kiện phục vụ vận hành máy bay mà chúng ta buộc phải ngừng hoạt động loại phi cơ đặc biệt này.
Ra đời cùng thời máy bay vận tải An-12, C-130 đến nay vẫn còn được hãng Lockheed Martin sản xuất, nâng cấp liên tục. Phiên bản vận tải mới nhất là C-130J Super Hercules ra mắt năm 1999 với việc trang bị một loạt công nghệ mới, ví dụ như động cơ cánh quạt AE 2100 D3 với cánh quạt composite, hệ thống điện tử hàng không kỹ thuật số…
Những chiếc vận tải cơ C-130J có tải trọng tới 19,9 tấn, tầm bay đạt đến 3.300km với tải trọng tối đa, trần bay khi vận tải là 8.600m, quãng đường cất cánh 953m.
Theo_Kiến Thức
Ghé thăm nơi kéo dài tuổi thọ vận tải cơ IL-76 (2)
Tất nhiên nhà máy sửa chữa 123 không chỉ bảo dưỡng máy bay vận tải IL-76 mà còn có năng lực đại tu cho nhiều loại máy bay khác.
Năm 2015, nhà máy sửa chữa máy bay 123 thiết lập khu vực phun sơn hiện đại, có thể đáp ứng yêu cầu của tất cả công việc. Ảnh: Nữ công nhân đang chuẩn bị các bước phun sơn cửa máy bay.
Bên trong một máy bay vận tải IL-76 đang trải qua đại thu sửa chữa lớn.
Nhân viên nhà máy đang tiến hành phun sơn phần đuôi thẳng đứng của máy bay IL-76.
Tháp pháo đuôi trên máy bay IL-76 vẫn được giữ.
Máy bay IL-76 có tổng cộng 88 cửa sổ trước, hiện nay nhà máy này đã có thể chế tạo được 32 cửa số trong số đó.
Năm 2015 nhà máy sửa chữa máy bay 123 tiến hành xây dựng lại sân bay, kho dầu và 3 xưởng sửa chữa, chuyên để sửa chữa máy bay IL-76 và L-410.
Hiện nay Nga có tổng cộng 10 máy bay vận tải cỡ nhỏ L-410 do Czech sản xuất. Do vậy, việc bảo dưỡng sửa chữa loại máy bay này vẫn rất cần thiết và nhà máy 123 đảm nhiệm việc đó.
Cận cảnh một máy bay vận tải L-410 để trong nhà chứa máy bay ngoài trời của nhà máy.
Do mọi nơi trong nhà máy đều là máy bay, cho nên ngay cả cây cối cũng biến thành hình dáng của máy bay.
Những năm gần đây, nhà máy sửa chữa máy bay 123 bắt đầu chuyển sự chú ý sang cơ sở hạ tầng dân dụng, chuyển động cơ hàng không cỡ lớn sang động cơ tua bin khí dùng cho các nhà máy nhiệt điện.
Môi trường xung quanh nhà máy cũng được cải thiện rất nhiều, điều này nâng cao tinh thần làm việc cho nhân viên.
Căn cứ vào điều lệ an toàn phòng cháy chữa cháy, bên trong nhà máy phải có một hồ nước rộng, để tạo thêm cảnh đẹp nhà mày còn đặt đài phun nước tại hồ.
Hiện nhà máy cung cấp dịch vụ sửa chữa định kỳ cho hàng trăm máy bay vận tải quân sự và dân sự cho trong và ngoài nước.
Nhìn từ góc độ này dễ dàng nhìn thấy radar dẫn đường phía dưới đầu máy bay vận tải IL-76.
Ngoài việc được giao nhiệm vụ sửa chữa máy bay IL-76MD, nhà máy 123 trong tương lai còn được yêu cầu đảm nhiệm bảo dưỡng biến thể IL-76MD-90A (hay còn gọi là IL-476 dùng động cơ D-30KP-2 cải tiến).
Theo_Kiến Thức
Airbus thừa nhận máy bay vận tải mới A400M gặp trục trặc Giám đốc điều hành Tập đoàn hàng không châu Âu Airbus - ông Tom Enders vừa lên tiếng thừa nhận những vấn đề rất lớn hiện nay của loại máy bay vận tải mới A400M. Tuy nhiên, ông Enders cho rằng, loại máy bay này vẫn có thể trở thành xương sống cho ngành vận tải đường không châu Âu. Ông Enders thừa...