Lý do phương Tây cần một lối thoát khỏi Ukraine
Phương Tây đối mặt tình thế tiến thoái lưỡng nan khi phải tăng gấp đôi viện trợ, chấp nhận một thỏa thuận thỏa hiệp hoặc đối mặt với sự bẽ bàng trước chiến thắng của Nga.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Tổng thống Mỹ Joe Biden trong một cuộc họp báo chung ở Washington, D.C, ngày 12/12/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo tờ Asia Times, vào mùa hè và mùa thu năm 2022, đã có nhiều cuộc thảo luận về việc tìm ra một “con đường tắt” để cho phép Tổng thống Nga Vladimir Putin có một lối thoát “giữ thể diện” khỏi một cuộc chiến không thể thắng. Giờ đây, khi xung đột bước sang năm thứ ba, đề xuất về “lối thoát” vẫn tồn tại, chỉ có điều là dành cho các đồng minh phương Tây của Ukraine.
Triển vọng của Ukraine sau hai năm xung đột khốc liệt gây thiệt hại lớn về người là đầy bất ổn. Những tổn thất về con người, gồm cả thương vong trên chiến trường và làn sóng di cư khỏi đất nước, sẽ khó khắc phục và có thể gây ra hậu quả tê liệt cho nền kinh tế vốn đang gặp khó khăn của Ukraine.
Không chỉ vậy, chi phí của cuộc xung đột đang tăng lên với tốc độ đáng kinh ngạc. Đánh giá chung mới nhất của EU, Ngân hàng Thế giới và Liên hợp quốc đặt nhu cầu phục hồi của Ukraine ở mức 486 tỷ USD, tăng 75 tỷ USD kể từ năm ngoái. Điều này có nghĩa là nhu cầu của Ukraine đã tăng gấp rưỡi trong 12 tháng so với tổng số tiền mà EU sẵn sàng hỗ trợ cho Ukraine trong 4 năm tới.
Theo chỉ số rủi ro hàng năm cho năm 2023 do Hội nghị An ninh Munich (một diễn đàn toàn cầu tranh luận về chính sách an ninh quốc tế) đưa ra, 5 quốc gia G7 đã coi Nga là rủi ro hàng đầu. Nhưng trong năm 2024, nhận thức này chỉ được chia sẻ bởi hai thành viên G7.
Với sự phụ thuộc tuyệt đối của Ukraine vào sự hỗ trợ chính trị, kinh tế và quân sự của G7, điều này thật đáng lo ngại. Đây không phải là điềm báo tốt cho khả năng các nhà lãnh đạo chính trị châu Âu có thể duy trì được sự ủng hộ cần thiết của công chúng để tiếp tục chuyển viện trợ. Đơn cử như, cử tri ở Pháp và Đức quan ngại nhiều hơn về tình trạng di cư hàng loạt và chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo cực đoan hơn là những kế hoạch của Điện Kremlin đối với Ukraine.
Hơn nữa, Ukraine không phải là cuộc khủng hoảng duy nhất đòi hỏi sự chú ý của tập thể phương Tây. Cuộc chiến ở Gaza và xung đột rộng hơn trên khắp Trung Đông đang và sẽ vẫn là chủ đề nổi bật trong chương trình nghị sự.
Video đang HOT
Bên cạnh đó là nhiều điểm nóng khác, dù không thu hút được các tiêu đề tin tức toàn cầu. Cuộc nội chiến đang diễn ra ở Sudan, xung đột gia tăng ở miền đông Cộng hòa Dân chủ Congo và căng thẳng gia tăng giữa Ethiopia và Somalia đều có khả năng gây ra nỗi sợ hãi trực tiếp của công chúng phương Tây về một cuộc khủng hoảng di cư hàng loạt khác. Việc Triều Tiên đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân, Iran hậu thuẫn cho các nhóm vũ trang ở Trung Đông, tất cả khó có thể xoa dịu nỗi lo lắng ở các thủ đô phương Tây.
Binh sĩ Ukraine sử dụng lựu pháo M777 của Mỹ trong cuộc xung đột với lực lượng Nga ở vùng Kharkiv. Ảnh: AP/TTXVN
Trong bối cảnh đó, cuộc chiến ở Ukraine đã trở thành một vấn đề gây xao nhãng lớn và ngày càng tốn kém với các đồng minh phương Tây.
Nhiều nhà lãnh đạo – đặc biệt là ở châu Âu – đang lo lắng về việc cựu Tổng thống Donald Trump trở lại Nhà Trắng và khả năng ông sẽ chấm dứt một liên minh xuyên Đại Tây Dương thực sự ý nghĩa. Nếu Mỹ ra khỏi NATO như đã được cảnh báo, và ngừng hỗ trợ Ukraine, thì mối lo ngại sẽ càng lớn rằng việc tiếp tục hỗ trợ cho Kiev có thể khiến châu Âu gặp rủi ro hơn.
Vấn đề mấu chốt là những cam kết khoa trương ủng hộ Ukraine không những vô nghĩa mà còn phản tác dụng. Họ duy trì ảo tưởng về một cuộc chiến có thể thắng mà không cung cấp những năng lực cần thiết.
Như Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich ngày 17/2, tình trạng thiếu thiết bị quân sự mà Ukraine trải qua trong vài tháng qua là yếu tố chính dẫn đến việc mất thị trấn Avdiivka vào tay lực lượng Nga mới đây.
Chiến tuyến có thể không dịch chuyển quá nhiều do tổn thất này, nhưng tác động tâm lý là đáng kể – kể cả ở phương Tây, nơi những nghi ngờ về ý chí và khả năng duy trì những nỗ lực của Ukraine đang gia tăng trở lại.
Nếu cuộc xung đột tiếp tục theo quỹ đạo hiện tại – và thậm chí còn hơn thế nữa nếu câu chuyện về một cuộc chiến không thể thắng thu hút nhiều lực kéo hơn – sự hỗ trợ của phương Tây thậm chí khó có thể ngăn Ukraine thua nặng, có thể dẫn đến thất bại hoàn toàn mà Tổng thống Nga Putin đã hình dung trong cuộc phỏng vấn gần đây với nhà báo Mỹ Tucker Carlson.
Theo giới phân tích, một thất bại của Ukraine sẽ là một sự nguy hiểm đối với phương Tây. Một chiến thắng của Nga sẽ đẩy nhanh sự suy thoái của trật tự quốc tế hiện tại. Nó có thể sẽ mở ra một giai đoạn chuyển tiếp kéo dài sang một trật tự kém thuận lợi hơn nhiều đối với các lợi ích của phương Tây.
Dự báo các kịch bản tiếp theo cho Ukraine trong xung đột với Nga
Quân đội Ukraine có thể phải lựa chọn giữa cuộc chiến tiêu hao hoặc đóng băng xung đột trong bối cảnh khả năng giành chiến thắng trước các lực lượng Nga không cao.
Nhận định với hãng thông tấn độc lập UNIAN (Ukraine) ngày 20/11, Valery Pekar, giảng viên Trường Đại học Quốc gia Kyiv-Mohyla cho rằng trong bối cảnh cuộc xung đột Nga - Ukraine rơi vào thế giằng co, bế tắc và không bên nào có những đột phá mang tính bước ngoặt, Kiev đang đối mặt với thực tế cùng một số kịch bản trong thời gian tới.
Về thực tế trên chiến trường hiện nay, ông Pekar cho rằng có một số vấn đề đáng lưu ý:
Thứ nhất, cuộc giao chiến giành quyền kiểm soát vị trí sẽ kéo dài và không dẫn đến thay đổi đáng kể nào. Theo các nhà phân tích quân sự, năng lực phòng thủ của mỗi bên vượt quá khả năng tấn công của bên kia.
Thứ hai, việc Moskva lựa chọn chiến lược chiến tranh tiêu hao, trong đó Nga có nguồn lực mạnh hơn so với Ukraine. Ukraine phụ thuộc vào các đối tác phương Tây mà lập trường của họ có thể thay đổi sau các cuộc bầu cử sắp tới (ví dụ: bầu cử thổng thống Mỹ và Nghị viện châu Âu đều diễn ra trong năm 2024).
Do đó, Ukraine có các lựa chọn sau:
Một là tiếp tục cuộc chiến tranh tiêu hao. Đây là kịch xấu nhất và cho đến nay mọi thứ đang diễn ra theo quỹ đạo đó. Sự thay đổi quyền lực ở phương Tây sẽ dẫn đến suy giảm ủng hộ đến mức Ukraine không thể tiếp tục giao tranh và buộc phải đàm phán hòa bình theo các điều kiện có lợi cho Nga.
Ngay cả khi sự ủng hộ chính trị vẫn ở mức hiện tại, tình trạng căng thẳng trên thế giới gia tăng sẽ làm mất tập trung vào Ukraine và khả năng cung cấp vũ khí của phương Tây sẽ bắt đầu cạn kiệt, đặc biệt là khi nền kinh tế Mỹ hoặc EU gặp khó khăn. Trong khi đó, Ukraine không có khả năng tự trang bị vũ khí hiện đại, mặc dù nước này phải thực hiện mọi bước có thể theo hướng này.
Trên thực tế, kịch bản này đồng nghĩa với việc Ukraine thất bại. Về chính trị trong nước, Ukraine cũng gặp vấn đề vì không thể tổ chức bầu cử trong tình trạng thiết quân luật kéo dài.
Hai là "đóng băng xung đột". Trong kịch bản này, phương Tây tiếp tục duy trì hỗ trợ cho Ukraine ở mức gần như hiện tại nhằm ngăn chặn thất bại của Ukraine.
Nhận thấy khó có thể đạt được thành công, các đồng minh phương Tây đang thúc đẩy Ukraine đàm phán để đóng băng xung đột, đồng thời gây nhiều áp lực lên Nga, nhưng nhiều yếu tố có thể thay đổi tình hình. Người khởi xướng các cuộc đàm phán có thể sẽ là Tổng thống Mỹ Joe Biden vào mùa xuân hoặc mùa hè năm 2024.
Sau khi xung đột bị đóng băng, cả hai bên vẫn tích cực chuẩn bị cho cuộc chiến tiếp theo, diễn ra trong 5 năm (tối thiểu 3 năm, tối đa là 7 năm). Xung đột đóng băng sẽ dẫn đến việc Ukraine dỡ bỏ thiết quân luật và các cuộc bầu cử được tổ chức, trong đó có khả năng những gương mặt mới giành chiến thắng, đại diện cho một tiến trình hiện đại hóa toàn diện.
Trong quá trình chuẩn bị cho cuộc chiến tiếp theo, Nga có cơ hội rút kinh nghiệm từ những bài học của năm 2022 cũng như 2023 và Ukraine có cơ hội hiện đại hóa đáng kể (không chỉ về mặt kỹ thuật mà còn về mặt thể chế). Trong trường hợp tốt nhất, Ukraine hiện đại hóa tốt đến mức Nga phải cảnh giác tấn công.
Trong trường hợp xấu nhất, Ukraine chuẩn bị không tốt, và cuộc tấn công của Nga sẽ dẫn đến việc Ukraine thất bại, sau đó thành lập một chế độ thân thiện với Nga.
Ba là, Ukraine chiến thắng. Ukraine sẽ thuyết phục được các đồng minh phương Tây rằng việc đánh bại Nga là một kịch bản có thể chấp nhận và thực hiện được. Theo đó, viện trợ tăng mạnh đến mức có thể giúp Ukraine thực hiện thành công cuộc phản công tiếp theo, giành lại quyền kiểm soát nhiều khu vực, đóng băng phần còn lại ở phía Đông cho đến thời điểm thuận lợi hơn. Tiếp theo, Ukraine gia nhập NATO và nhận được rất nhiều nguồn tài trợ để phục hồi và phát triển kinh tế.
Tuy nhiên, chuyên gia Pekar cho rằng kịch bản "chiến thắng" ít có khả năng xảy ra nhất, bởi nó đòi hỏi tầm nhìn chiến lược và kỹ năng đàm phán mà Ukraine hiện không có.
Mệt mỏi vì xung đột kéo dài, phương Tây sẽ thay đổi chiến lược với Ukraine? Truyền thông quốc tế hoài nghi về khả năng Ukraine có thể bị bỏ rơi trong cuộc xung đột với Nga, khi xung đột kéo dài khiến phương Tây mệt mỏi, dần mất niềm tin. Tạp chí Ngoại giao (Foreign Affairs) ngày 14/9 có bài bình luận với tựa đề "Liệu phương Tây có từ bỏ Ukraine", chỉ ra rằng trong cuộc xung...