Lý do phương pháp giáo dục STEAM trở nên phổ biến
Phương pháp giáo dục STEAM trang bị cho học sinh những kỹ năng cần thiết, khơi nguồn sự sáng tạo và mang đến nhiều cơ hội nghề nghiệp.
Thuật ngữ STEM xuất hiện lần đầu vào đầu thế kỷ 21, chỉ các nghề nghiệp hay chương trình giảng dạy xoay quanh khoa học (Science), công nghệ (Technology), kỹ thuật (Engineer) và toán học (Mathematics), những ngành phát triển nhanh nhất trong nền kinh tế Mỹ.
Khi công nghệ thay đổi, để duy trì tính cạnh tranh trên toàn cầu, phong trào tích hợp STEM vào các khung giáo dục bắt đầu thu hút nhiều sự chú ý. Người ta bắt đầu nhận ra rằng, đã đến lúc chuẩn bị cho thế hệ trẻ và nền kinh tế tương lai, bằng cách giúp học sinh ở mọi lứa tuổi phát triển các kỹ năng cần thiết để thành công trong thế kỷ 21.
Mô hình giáo dục STEAM mở ra nhiều cơ hội việc làm cho thế hệ tương lai. Ảnh: Fabrice Florin/flickr,CC BY-SA.
Vài năm sau khi STEM trở thành từ thông dụng trong ngành giáo dục Mỹ, một thuật ngữ tương tự đã xuất hiện – STEAM. Chữ “A” từ Art – nghệ thuật. Ngày càng nhiều trường học áp dụng phương pháp giảng dạy STEAM, bởi nghệ thuật làm cho việc học tập trở nên vui vẻ thu hút trẻ em tham gia nhiều hơn.
Một nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ cho thấy các sinh viên hoạt động nghệ thuật thường xuyên sẽ đạt điểm cao hơn trong các bài kiểm tra tiêu chuẩn. Những học sinh đó cũng ít xem TV, cảm thấy ít buồn chán hơn khi ở trường và tích cực các hoạt động cộng đồng. Điều này giúp trẻ phát triển toàn diện hơn và mở ra nhiều cơ hội mới.
STEAM tập hợp 5 bộ môn quan trọng để tạo ra môi trường học tập hòa nhập, khuyến khích mọi học sinh tham gia, hợp tác và giải quyết vấn đề. Cách tiếp cận toàn diện này khuyến khích sinh viên “tập luyện” đồng thời cả não trái và não phải, những yếu tố cần thiết trong môi trường làm việc trong kỷ nguyên số.
Theo Hiệp hội Giáo dục Quốc gia Mỹ, bốn lĩnh vực kỹ năng chính cần thiết để thành công trong thế kỷ 21, gồm: tư duy phản biện và giải quyết vấn đề; giao tiếp; hợp tác; sáng tạo và đổi mới. Bằng cách dạy trẻ cách suy nghĩ, giải quyết vấn đề và tận dụng dụng sự sáng tạo, khung STEAM chuẩn bị cho trẻ nền tảng để phát triển vượt bậc.
Một báo cáo từ Cục Thống kê Lao động Mỹ dự đoán nghề liên quan đến STEM và STEAM sẽ tăng trưởng 8,8% từ nay đến năm 2028, so với 5% của các nghề không thuộc STEM. Đơn vị này cũng nêu mức lương trung bình hàng năm của các công việc STEM/STEAM là 84.880USD, so với 37.020USD ở các nghề khác.
Nhờ những lợi thế đó, nhiều năm gần đây, giáo dục STEAM ngày càng được áp dụng rộng rãi tại Việt Nam. Một trong những đơn vị mang giáo dục STEAM về Việt Nam là STEAM for Việt Nam, tổ chức phi lợi nhuận được thành lập tại Mỹ, do Tiến sĩ Trần Việt Hùng – Founder Got It khởi xướng.
Tổ chức đặt sứ mệnh mang giáo dục STEAM chất lượng quốc tế, miễn phí cho người Việt. STEAM for Vietnam tổ chức miễn phí các khóa học lập trình và công nghệ Robotics cho các em nhỏ từ 8-16 tuổi. Kỹ sư người Việt đang làm việc tại các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới như Google, Microsoft, Facebook… sẽ trực tiếp tham gia giảng dạy.
Video đang HOT
Giao diện website STEAM for Vietnam.
Mô hình giáo dục online kết hợp offline của STEAM for Vietnam tạo điều kiện cho hàng ngàn học sinh Việt Nam, từ thành thị tới vùng sâu vùng xa có cơ hội học, thực hành, trải nghiệm hình thức “học mà chơi, chơi mà học” các kiến thức về lập trình, công nghệ và robotics thông qua việc làm các dự án cùng với các chuyên gia hàng đầu. Câu chuyện của STEAM for Vietnam sẽ được CEO Hùng Trần chia sẻ trong talk Nguy – Cơ 20, phát sóng sáng 21/1.
Một ngành nghề hot với tỷ lệ tìm được việc ưng ý lên đến 90%, học 2 năm ra trường mức lương khởi điểm 15 triệu đồng trong tầm tay
Rất nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế thương mại cần đến sinh viên tốt nghiệp ngành học này.
Đứng trước ngưỡng cửa chọn nghề, ngoài năng lực, sở thích thì một trong những trăn trở của học sinh cuối cấp là làm sao để lựa chọn ngành nghề đáp ứng nhu cầu xã hội.
Trên thực tế, nếu không đủ sức vào đại học hoặc muốn học cao đẳng để rút ngắn thời gian thì vẫn có những ngành rất có tiềm năng, đảm bảo công ăn việc làm, lương cao sau này.
Trong một chia sẻ, bà Phan Thị Mai Trang - Phó Hiệu trưởng một trường cao đẳng nghề tại TP.HCM cho biết: "Với các trường cao đẳng, trường nghề hot nhất bây giờ phải kể đến ngành ngôn ngữ, trong đó có phiên dịch tiếng Anh và tiếng Nhật Kinh tế Thương mại".
Tại sao những ngành học này luôn được săn đón?
Sinh viên học ngành này sẽ được nâng cao kỹ năng nghe, nói ngoại ngữ và tiếp cận kiến thức liên quan đến kinh tế thương mại giúp sinh viên mở rộng cơ hội nghề nghiệp trong tương lai. Rất nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế thương mại cần đến sinh viên sử dụng thông thạo ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Nhật.
Ngành ngôn ngữ Anh là một ngành học chuyên nghiên cứu, sử dụng tiếng Anh để sinh viên có thể làm chủ và giao tiếp tiếng Anh thành thạo. Ngôn ngữ Anh mang đến nhiều cơ hội cho các bạn trẻ mong muốn làm việc tại môi trường kinh tế hội nhập với các doanh nghiệp nước ngoài.
Sinh viên học ngành này sẽ được nâng cao kỹ năng nghe, nói ngoại ngữ và tiếp cận kiến thức liên quan đến kinh tế thương mại. (Ảnh minh họa)
Trong đó, Phiên dịch tiếng Anh Thương mại là công việc chuyển đổi ngôn ngữ thành dạng nói, dịch thông thạo ngay lập tức khi nghe dứt câu của khách hàng. Khi các bạn sinh viên học ngành này, các bạn sẽ có được cái gốc rễ chung của tiếng Anh và cơ bản của khối kinh tế. Tạo thuận lợi cho sinh viên dễ dàng mở rộng vào khối chuyên ngành. Hay cả ngành khác như biên phiên dịch, sư phạm, hướng dẫn viên du lịch, quản trị kinh doanh, xuất nhập khẩu,...
Tiếng Nhật thương mại là một trong những chuyên ngành sâu của ngành Ngôn ngữ Nhật bên cạnh các chuyên ngành tiếng Nhật biên - phiên dịch, giảng dạy tiếng Nhật. Chương trình tiếng Nhật thương mại giúp sinh viên hội đủ kiến thức và kĩ năng để làm việc trong các lĩnh vực kinh doanh, thương mại,...với tiếng Nhật là công cụ giao tiếp vượt trội.
Cơ hội nghề nghiệp
Với năng lực chuyên môn, khả năng ngoại ngữ tốt, sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành phiên dịch tiếng Anh thương mại hay tiếng Nhật kinh tế - thương mại có thể tự tin tham gia thị trường lao động hội nhập với nhiều cơ hội rộng mở.
Các bạn có thể đảm nhận tốt các vị trí công việc như: Chuyên viên văn phòng và quan hệ công chúng trong các tổ chức, công ty, văn phòng đại diện, cơ quan có sử dụng tiếng Nhật trong giao dịch kinh doanh.
Với năng lực tiếng Nhật và tiếng Anh nổi trội, bạn còn có thể đảm nhận công việc của chuyên viên quan hệ quốc tế và đối ngoại tại các doanh nghiệp, các cơ quan truyền thông, các tổ chức kinh tế xã hội của Việt Nam và quốc tế.
Thu nhập mơ ước
"Những năm qua, theo thống kê của Cao đẳng Việt Mỹ, sinh viên những ngành này ra trường chỉ khoảng 6 tháng là tìm được việc ưng ý, tỷ lệ lên đến 90% có mức lương khoảng 10 - 15 triệu, còn công việc khoảng gần 10 triệu đồng thì trong tầm tay" , bà Mai Trang cho hay.
Cụ thể, thu nhập từ ngành phiên dịch tiếng Anh ngay từ ngày mới ra trường, lương thử việc đã ở mức 9 triệu đồng/tháng. Tùy theo kinh nghiệm, vị trí, trình độ mà mức lương của ngành này có thể dao động từ 1.000 đến 2.000 USD/tháng (khoảng 20-50 triệu đồng).
Tuy nhiên, nếu như không muốn làm việc ăn lương theo tháng hoặc chán nản việc đến công sở, sinh viên ngành này cũng kiếm kha khá tiền từ việc dịch thuật theo giờ khoảng: 30 USD/giờ.
Ngành ngôn ngữ Nhật có mức lương khởi điểm khá cao. (Ảnh minh họa)
Mức lương ngành ngôn ngữ Nhật được chia làm 3 mức cơ bản:
Mức 1: Đối với sinh viên mới ra trường bạn sẽ nhận mức lương trung bình 400 - 700 USD/tháng (tương đương 9 - 15 triệu đồng/tháng).
Mức 2: Với những cá nhân có kinh nghiệm làm ở mức quản lý, trợ lý mức lương là 1000 USD/tháng (tương đương 23 triệu đồng).
Mức 3: Với người có kinh nghiệm từ 3 - 5 năm trở lên, lương bạn nhận được sẽ là 1500 USD/tháng (tương đương 35 triệu đồng).
Một số trường cao đẳng đào tạo ngành Phiên dịch tiếng Anh thương mại và tiếng Nhật Kinh tế Thương mại:
Trường Cao đẳng Việt Mỹ
Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thương mại
Trường Cao Đẳng Nghề Kinh Tế Công Nghệ TPHCM
Trường Cao đẳng Văn Lang Hà Nội
Trường Cao Đẳng Thương Mại và Du Lịch Hà Nội
Loạt nhân vật nổi tiếng làng game tham gia talkshow về eSports tại ĐH Kinh tế Quốc dân Ngày 14/01, buổi talkshow với chủ đề "Thể thao điện tử và Kinh tế" đã diễn ra tại trường ĐH Kinh tế Quốc dân. Đây là chương trình nằm trong chuỗi sự kiện NEC Show 02: Extreme do CLB Thể thao Điện tử của Nhà trường tổ chức. Đến với buổi talkshow, các bạn sinh viên được nghe những chia sẻ thực tế...