Lý do nông dân An Giang trồng bưởi năng suất cao
Chăm sóc cây bưởi ở giai đoạn ra trái rất quan trọng để bảo đảm năng suất và chất lượng trái sau cùng, từ đó mang lại một vụ mùa như ý, lợi nhuận vượt trội.
Trong bài viết này, ông Phan Hồng Chủng – nông dân giỏi ở xã Nhân Mỹ, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang sẽ chia sẻ về kỹ thuật chăm sóc cây bưởi giai đoạn ra trái, lựa chọn phân bón và cách bón phân để vườn bưởi đạt năng suất tối ưu.
Bí kíp 1: Che chắn và tia cành trước giai đoạn chuẩn bị ra trái
Theo ông Phan Hồng Chủng, bưởi là loại cây đặc biệt, nên để trái ra nhiều, đồng đều và nặng ký, bà con cần chú ý thực hiện một số biện pháp ngay từ khi cây chuẩn bị ra hoa, tạo trái. Có 3 công việc bà con trồng bưởi nhất thiết phải làm kỹ, gồm có:
Làm hàng rào chắn gió:
Vào giai đoạn trước khi ra hoa, tạo trái, bà con cần làm hàng rào chắn gió để khi tán bưởi vươn cao thì gió không làm ảnh hưởng và làm suy yếu bộ rễ. Hàng rào có thể được xây bằng gạch hoặc trồng cây xanh. Khoảng cách giữa tường bao với gốc bưởi gần nhất nên trên 4m; độ cao tường không nên quá 2/3 độ cao tán bưởi; nếu trồng cây hàng rào thì phải cắt tỉa thường xuyên, không nên để rậm rạp sẽ là nguồn nuôi ủ sâu bệnh vào vườn, cần xử lý ngay sâu bệnh tại hàng rào nếu chúng xuất hiện. Tốt nhất nên làm hàng rào thép gai hoặc sắt hàn để đảm bảo sự thông thoáng cho vườn.
Tỉa cành & bổ sung thêm phân bón có chứa trung vi lượng:
Theo ông Phan Hồng Chủng, trước giai đoạn ra hoa cần cắt tỉa cành lá, ức chế nước nếu gặp mưa. Bên cạnh đó, cần bổ sung thêm trung vi lượng giúp cây dễ ra hoa đậu trái. Vườn bưởi của chú nhiều vụ liền sử dụng NPK Cà Mau với các công thức đa dạng khác nhau và N.Humate TE với hàm lượng Bo và Kẽm cao, thích hợp với cây bưởi, giúp kích thích quá trình ra hoa, tạo trái, tăng tỉ lệ đậu trái sau này. Riêng về bí kíp tỉa cành, chú chia sẻ: “Tùy vào từng địa phương sẽ lấy trái nhánh tâm hay nhánh đọt mà cắt tỉa cành lá cho phù hợp”.
Bí kíp 2: Giai đoạn vừa ra trái
Video đang HOT
Khi bưởi đậu trái và đang trong thời kỳ chăm sóc trái, đây là giai đoạn quan trọng nhất quyết định nên chất lượng trái bưởi, bà con cần tưới phân bón có bổ sung trung vi lượng, như Bo, Kẽm, Magie, Kali,… Đồng thời, cần ra thăm vườn thường xuyên, dọn tỉa cành lá rụng, tưới nước, khử khuẩn, diệt sâu bệnh để cây khỏe mạnh trái ngọt và đủ nước. Theo kinh nghiệm của mình, chú Phan Hồng Chủng chia sẻ thêm kinh nghiệm tỉa trái non để cây tập trung phát triển trái lớn hơn, chắc hơn và nặng ký hơn.
Ông Chủng bên vườn bưởi năng suất cao
Cây bưởi sau khi đậu trái khoảng 2 – 3 tuần thì sẽ rụng quả sinh lý, những cây kém phát triển có thể rụng trái hàng loạt. Vì vậy cần tiến hành tỉa bớt trái, tỉa các trái nhỏ, trái vẹo… để tạo điều kiện cho các trái chính phát triển. Bà con có thể dựa vào tình hình phát triển của cây và tuổi cây mà số trái để lại trên cây khác nhau. Việc tỉa trái cần tiến hành 2 lần: Tỉa trái lần 1 sau khi đậu trái 2 tuần và lần 2 cách lần 1 khoảng 2 tuần.
Trong quá trình tỉa trái cần tỉa bỏ trái nhỏ, trái ở chùm quá dày, trái ra ở vị trí không thuận lợi, trái không cân đối, cắt bỏ những cành ra hoa nhưng không có khả năng đậu trái, cành tăm, cành khô.
Bí kíp 3: Chăm sóc và bón phân
Ông Chủng trong nhiều năm qua đều sử dụng NPK Cà Mau cho vườn bưởi của mình, phấn khởi kể về quá trình trồng bưởi và cách lựa chọn phân bón hiệu quả, chú kể: “Xài NPK Cà Mau thì thấy rằng độ xanh của cây bền hơn các loại phân bón khác. Có gì cần hỗ trợ đều được mấy cô chú kỹ thuật viên hướng dẫn nhiệt tình, dễ hiểu. Quan trọng là chi phí cũng phù hợp hơn các loại phân khác. Sử dụng Phân Bón Cà Mau chú thấy hài lòng lắm”.
Với nhiều nhà vườn khác, họ thường chỉ xài phân bón rồi bón gốc thông thường, nhưng ông Chủng mạnh dạn đầu tư hệ thống tưới tiêu tự động, hòa phân bón tan trong nước rồi tưới cho cây bưởi, nhờ hạt phân to tròn và dễ tan trong nước, mà vụ năm nào chú cũng đạt năng suất cao, trái bưởi tròn căng, xanh mướt, rất đẹp mắt nên bán được giá tốt hơn hẳn.
Một trong những kinh nghiệm đặc biệt mà chú Chủng muốn chia sẻ rộng rãi tới bà con, đó là cách bón phân sau khi tỉa trái. Cụ thể, khi bà con tiến hành tỉa trái lần 1 khoảng 1 tuần thì nên bắt đầu bổ sung dinh dưỡng cho cây.
Lượng phân bón phụ thuộc vào tuổi cây, tình trạng phát triển của cây, chất đất. Nếu sau khi thu hoạch bón nhiều phân, cây sinh trưởng phát triển tốt thì mọi người bón ít và ngược lại cây còi cọc, lá không xanh thì bón nhiều.
Cách bón: Phân bón được hòa vào nước và tưới đều xung quanh tán cây hoặc rải phân đều lên bề mặt tính từ hình chiếu tán của cây trở vào phía gốc. Sau đó lấp nhẹ lớp đất tránh tổn thương đến rễ và tiến hành tưới nước cho cây.
Khi tiến hành bón phân thì không được xới xáo, cuốc trong tán cây để tránh gây tổn thương bộ rễ. Ngoài ra, bà con cũng không được bón quá nhiều phân đạm bởi nó sẽ khiến cây sinh trưởng và hình thành tầng rời gây rụng quả non. Bà con nên sử dụng phân bón NPK phức hợp 1 hạt vì trong 1 hạt phân bón đã có tỉ lệ chất dinh dưỡng đồng đều, khi bón chỉ cần hòa với nước là bón được ngay, không tốn công phối trộn phức tạp mà lại hiệu quả hơn rất nhiều lần.
Với những tính năng vượt trội, phân bón NPK Cà Mau đã và đang mang lại những vụ mùa năng suất cho cho bà con trồng bưởi nói riêng và bà con nông dân nói chung. NPK Cà Mau được sản xuất đa dạng công thức Đạm – Lân – Kali khác nhau, phù hợp với nhiều loại cây trồng và thích hợp với các giai đoạn sinh trưởng khác nhau của cây trồng, hy vọng sẽ giúp bà con tiết kiệm chi phí, lại gia tăng năng suất, sẵn sàng đón những mùa vàng thắng lớn.
'Phiên chợ 0 đồng' ấm lòng bệnh nhân nghèo
Ngày 3/12, Bệnh viện Phục hồi chức năng - Điều trị bệnh nghề nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức "Phiên chợ 0 đồng" dành cho bệnh nhân và thân nhân người bệnh đang điều trị tại đây.
Gần 500 phần quà là những nhu yếu phẩm thiết yếu đã được chuyển đến bệnh nhân, thân nhân người bệnh bằng hình thức chợ phiên đặc biệt - bán hàng với giá 0 đồng.
Người nhà bệnh nhân lựa chọn sản phẩm miễn phí tại "Phiên chợ 0 đồng".
Hàng trăm bệnh nhân, thân nhân người bệnh đang điều trị nội trú tại Bệnh viện Phục hồi chức năng - Điều trị bệnh nghề nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh đã háo hức tham gia "Phiên chợ 0 đồng" do bệnh viện tổ chức ở khuôn viên sân bệnh viện.
Chợ phiên được bố trí với các gian hàng miễn phí là các mặt hàng thiết yếu như sữa, bánh, nước uống, mì gói, bình đựng nước... Mỗi người bệnh được phòng Công tác xã hội phát 10 phiếu mua hàng để sử dụng tại chợ phiên.
Cầm 10 phiếu mua hàng miễn phí trên tay, bà Lê Thị Xén (62 tuổi, ngụ tỉnh An Giang) đang tính toán mình sẽ mua những sản phẩm gì ở "Phiên chợ 0 đồng". "Cứ mỗi phiếu mua hàng chúng tôi sẽ được mua một mặt hàng. Tôi sẽ chọn các loại sản phẩm như bánh, sữa, nước tương, mì gói, khẩu trang, kem đánh răng... còn một số thứ mà tôi không cần dùng thì sẽ nhường cho người khác cần hơn", bà Xén chia sẻ.
Ngồi xe lăn ở một góc đường chờ vợ mình đi mua các sản phẩm cần thiết ở "Phiên chợ 0 đồng", anh Trần Văn Luân (42 tuổi, ngụ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) cho hay, mấy ngày trước nhận được phiếu tham gia "Phiên chợ 0 đồng", những người bệnh trong phòng anh đều rất vui và mong chờ.
"Hôm nay được đi chợ phiên đặc biệt như thế này tôi rất vui. Vui vì đã mua được nhiều thứ mà không tốn tiền, nhìn xung quanh thấy mọi người cũng vui không kém nên tinh thần cũng phấn chấn hẳn lên. Mong rằng lãnh đạo bệnh viện, các nhà hảo tâm sẽ tổ chức thêm nhiều hoạt động như thế này nữa để chúng tôi có được chút niềm vui nho nhỏ trong những ngày nằm viện", anh Luân bày tỏ.
Tiến sỹ, bác sỹ Phan Minh Hoàng, Giám đốc Bệnh viện Phục hồi chức năng - Điều trị bệnh nghề nghiệp cho biết, đây là phiên chợ đặc biệt dành riêng cho 500 bệnh nhân đang điều trị nội trú tại bệnh viện nhằm chia sẻ bớt một phần khó khăn mà họ gặp phải trong quá trình nằm viện.
"Bệnh nhân của chúng tôi đa phần là những người bị biến chứng tổn thương tủy sống, di chứng tai biến mạch máu não... phải trải qua quá trình phục hồi chức năng lâu dài, có người điều trị từ 3-6 tháng, thậm chí có người nằm viện một vài năm, do đó kinh tế gần như cạn kiệt. Chính vì thế, chúng tôi luôn cố gắng hỗ trợ họ như kêu gọi mạnh thường quân hỗ trợ viện phí, tặng xe lăn, phát cơm từ thiện, tổ chức phiên chợ 0 đồng.... nhằm hỗ trợ, động viên họ vượt qua khó khăn", Giám đốc Bệnh viện Phục hồi chức năng - Điều trị bệnh nghề nghiệp cho hay.
Người nhà bệnh nhân xếp hàng mua sữa tại "Phiên chợ 0 đồng".
Trong tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp khi đã có ca bệnh lây nhiễm trong cộng đồng, Ban giám đốc Bệnh viện Phục hồi chức năng - Điều trị bệnh nghề nghiệp yêu cầu mỗi người bệnh, thân nhân người bệnh tham gia "Phiên chợ 0 đồng" phải đeo khẩu trang, giữ khoảng cách 1m nhằm đảm bảo an toàn phòng dịch theo quy định.
Sau thành công của "Phiên chợ 0 đồng", dự kiến trong thời gian tới, Bệnh viện Phục hồi chức năng - Điều trị bệnh nghề nghiệp sẽ thành lập "Siêu thị 0 đồng" với đa dạng hơn cả về số lượng và chất lượng các sản phẩm. "Siêu thị 0 đồng" sẽ hoạt động thường xuyên, liên tục để bất cứ lúc nào người bệnh cần họ đều có thể đến lấy", bác sỹ Phan Minh Hoàng khẳng định.
Hơn 20 năm chung thủy chỉ trồng 1 loài hoa rực rỡ này, một ông nông dân tỉnh An Giang sống đời khá giả Từ niềm yêu thích hoa kiểng, một số nông dân ở huyện Phú Tân (An Giang) nâng tầm kỹ thuật chăm sóc, kỹ thuật trồng cây bông trang thành nghề để làm ăn. Đơn giản như với cây bông trang gần gũi, mộc mạc, vốn chỉ được trồng trong nhà, hàng rào hay công viên để trang trí, nay qua bàn tay uốn...