Lý do nhiều hãng rời khỏi thị trường smartphone
Khủng hoảng chip diễn ra suốt thời gian dài khiến nhiều hãng smartphone gặp khó và phải từ bỏ mảng kinh doanh này.
Ngày 9/5, Vingroup tuyên bố VinSmart sẽ đóng mảng tivi, điện thoại di động. Như vậy, thương hiệu smartphone Vsmart đã ngừng kinh doanh chỉ sau 3 năm, với thành tích cao nhất đạt được là lọt vào top 3 thị phần trong một tháng tại thị trường Việt Nam.
“Tôi thật sự bất ngờ! VinSmart đã lọt vào top 3 thương hiệu tại Việt Nam, và top 20 tại châu Á vào cuối năm 2020. Họ còn có nhiều cơ hội trong thời gian tới khi mạng 5G phổ biến hơn tại các nước châu Á, châu Phi, với phí sử dụng rẻ hơn”, ông Neil Mawston, Giám đốc mảng viễn thông toàn cầu tại công ty nghiên cứu Strategy Analytics chia sẻ với PV
Việc sản xuất smartphone của VinSmart có thể gặp khó bởi tình trạng thiếu chip trên toàn cầu.
Khi được hỏi liệu có thể tìm ra lý do cho quyết định này, ông Mawston cho rằng cuộc khủng hoảng chip toàn cầu có thể là một nguyên nhân. Không chỉ là một cái tên đơn lẻ, cuộc khủng hoảng này đang khiến nhiều hãng smartphone gặp khó.
Nhiều hãng gặp khó trong cuộc khủng hoảng toàn cầu
“Xét về số lượng bán ra, VinSmart vẫn là một hãng smartphone nhỏ về quy mô. Tôi cho rằng những hãng nhỏ đang phải chịu thiệt hại nặng nề nhất vì khủng hoảng thiếu chip”, ông Anshel Sag, nhà phân tích tại công ty Moor Insights & Strategy chia sẻ với Zing.
Khủng hoảng ngành bán dẫn bắt đầu từ khi dịch Covid-19 bùng phát. Khi đó, các hãng sản xuất đã nghĩ rằng nhu cầu của người dùng cũng sẽ giảm đi. Tuy nhiên, sự thật lại trái ngược.
Do phải ở nhà dài ngày, mọi người mua đồ công nghệ nhiều hơn. Họ mua máy tính mạnh hơn, màn hình lớn hơn để làm việc ở nhà. Trẻ em được mua laptop mới để học tại nhà. TV, máy chơi game, các loại đồ gia dụng đều tăng doanh số.
Video đang HOT
Những công ty gia công chip như TSMC đang phải làm việc với hơn 100% công suất nhằm giảm tác động của cuộc khủng hoảng ngành chip.
Đại dịch đã biến thành một ngày hội mua sắm kéo dài hàng tháng trời. Do đó, nhu cầu về chip cũng tăng mạnh. Trên thế giới, chỉ có vài công ty gia công sở hữu công nghệ hiện đại để cung cấp chip cho smartphone. Khi mọi ngành công nghiệp đều muốn tăng sản lượng, nguồn cung không thể đáp ứng.
“Các hãng nhỏ gặp bất lợi bởi quy mô của họ không đủ lớn, dẫn đến biên độ lợi nhuận rất mỏng. Trong ngành smartphone thì quy mô là rất quan trọng. Phải sản xuất được nhiều smartphone thì mới có thể đàm phán giá linh kiện tốt”, ông Sag nhận định khi được hỏi về khó khăn của các hãng smartphone nhỏ.
Trong báo cáo tài chính quý I được công bố cuối tháng 4, CEO Tim Cook của Apple cũng cảnh báo về tình trạng thiếu chip. Người đứng đầu Apple cho rằng không phải nhu cầu giảm, mà không có nguồn cung chip mới là mối lo lớn nhất của công ty này trong quý II.
CEO Apple cũng thừa nhận công ty này có thể gặp khó trong thời gian tới vì tình trạng thiếu hụt chip.
“Chúng tôi cho rằng sẽ có vấn đề với nguồn cung. Việc thiếu hụt chip sẽ ảnh hưởng chủ yếu đến iPad và Mac. Chúng tôi cũng kiểm soát khá tốt nhu cầu của mình, nhưng không thể bình luận về nhu cầu của các hãng khác”, CEO Apple nói với các nhà đầu tư.
Chưa tìm ra giải pháp
Thị trường smartphone hiện tại chỉ còn là cuộc chơi của vài hãng lớn. Những tên tuổi một thời như Sony chấp nhận thu nhỏ quy mô, bán chỉ 400.000 máy trong quý I khi cố gắng giữ thương hiệu Xperia một thời.
Khủng hoảng chip sẽ càng khiến những hãng smartphone có quy mô nhỏ gặp khó khăn trong thời gian tới.
“Khi sản xuất với quy mô nhỏ, các công ty này sẽ là người bị ảnh hưởng đầu tiên bởi sự thiếu nguồn cung, tăng giá. Cũng cần nhớ rằng nhà cung cấp vẫn ưu tiên phục vụ các khách hàng lớn, quan trọng nhất của họ”, ông Anshel Sag nhận xét.
Theo ông Neil Mawston, ngoài vi xử lý chính thì một linh kiện khác là màn hình cũng tăng giá khoảng 15%. Đây cũng là hậu quả của khủng hoảng chip, bởi mọi màn hình trên smartphone đều phải có một con chip điều khiển.
“Đại dịch, giãn cách xã hội, và sự cạnh tranh nguồn cung với cả các sản phẩm khác như tablet, laptop và xe điện khiến cho chuỗi cung ứng linh kiện smartphone đang ở trong trạng thái căng thẳng nhất trong nhiều năm nay”, ông Neil Mawston chia sẻ.
Trong một bài phỏng vấn gần đây, CEO Qualcomm, Cristiano Amon nhận định tình trạng thiếu chip có thể kéo dài đến hết năm 2021. Do vậy, khó khăn vẫn còn trước mắt với nhiều công ty sản xuất sản phẩm công nghệ.
Xe hơi là ngành sản xuất bị ảnh hưởng nặng nề nhất do tình trạng thiếu chip. Những hãng sản xuất đồ công nghệ cũng có thể chịu ảnh hưởng trong thời gian tới.
Khi được hỏi thêm về VinSmart, ông Neil Mawston cho rằng mình bất ngờ bởi smartphone Vsmart đang có thị phần nhất định ở thị trường trong nước. Nhà phân tích này cho rằng đây là một trong những lợi thế lớn để có thể mở rộng ra thị trường khu vực.
“Mọi hãng smartphone lớn đều dùng thị trường nội địa như một bệ đỡ để có thể tiến ra khu vực hoặc toàn cầu. iPhone của Apple thành công ở Mỹ rồi mới mở rộng ra các nước khác. Câu chuyện tương tự là Huawei ở Trung Quốc, và Samsung ở Hàn Quốc.
VinSmart còn rộng cửa để tăng trưởng ở Đông Nam Á. Do đó, chúng tôi cảm thấy khó hiểu khi họ quyết định dừng sản xuất smartphone, nhất là khi cơ hội cho 5G đang ở rất gần”, ông Mawston nhận định.
CEO BKAV Nguyễn Tử Quảng: LG bán mảng sản xuất smartphone là hợp lý
Ông Nguyễn Tử Quảng cho rằng smartphone là sản phẩm tinh hoa của công nghệ và nếu bỏ smartphone là tự hủy hoại năng lực công nghệ của mình.
Thời gian gần đây, theo thông tin được đăng tải từ một vài trang báo Hàn Quốc như Newspim hay KoreaTimes, LG Electronics đang xem xét kế hoạch tách và bán bộ phận kinh doanh điện thoại thông minh. Trong số những đối tác quan tâm tới thương vụ này, tập đoàn Vingroup đang là cái tên "đưa ra lời đề nghị hấp dẫn nhất".
Tính đến thời điểm hiện tại, tất cả những thông tin liên quan tới thương vụ giữa LG và Vingroup mới chỉ dừng lại ở mức tin đồn. Dù vậy, nguồn tin từ Korea Times cho biết Vingroup muốn sở hữu toàn bộ nhà máy sản xuất của LG tại Việt Nam, Trung Quốc và Brazil. Ngoài ra, Vingroup còn muốn tiếp quản bộ phận kinh doanh smartphone của LG tại Mỹ. Trước đó, đại diện của VinSmart (công ty con của Vingroup) đã xác nhận về kế hoạch tham gia vào thị trường smartphone Mỹ trong năm 2021 này.
Một nhà máy của LG tại Hải Phòng
Mới đây, CEO BKAV Nguyễn Tử Quảng đã đưa ra những nhận định riêng của mình về vụ việc này. Theo ông, việc LG bán mảng sản xuất, giữ lại R&D và thiết kế smartphone là "hợp lý".
"Smartphone là sản phẩm tinh hoa của công nghệ, hội tụ các công nghệ đỉnh cao. Nhà sản xuất smartphone làm chủ các công nghệ từ thiết kế kiểu dáng, thiết kế cơ khí, thiết kế điện tử đến thiết kế phần mềm. Từ các công nghệ của Smartphone, nhà sản xuất có thể làm ra nhiều loại sản phẩm công nghệ khác, mà các công ty bình thường không thể làm tốt được. LG là một công ty có hệ sinh thái sản phẩm công nghệ phong phú, nếu bỏ smartphone là họ tự hủy hoại năng lực công nghệ của mình. Do đó họ chỉ bán các nhà máy sản xuất, giữ lại các bộ phận cốt lõi là R&D và thiết kế là điều dễ hiểu."
Ông Quảng khẳng định rằng sau khi bán các nhà máy, LG sẽ hoạt động theo mô hình giống như BKAV và hầu hết các nhà sản xuất Smartphone khác trên thế giới, như Apple, Sony, Huawei. Cụ thể, các hãng sẽ chỉ tập trung nghiên cứu, thiết kế; còn nhiệm vụ sản xuất, gia công sẽ được đảm nhiệm bởi một đối tác khác.
Trong các công đoạn cấu thành nên một chiếc smartphone, CEO BKAV đánh giá công đoạn sản xuất "có giá trị thấp nhất" . Ông cũng cho rằng người dùng không nên bị "đánh lừa thị giác" bởi các nhà máy lớn, bởi giá trị đóng góp của các nhà máy này là "rất khiêm tốn", đặc biệt khi so sánh với bộ phận nghiên cứu, thiết kế.
Dây chuyền sản xuất smartphone của VinSmart tại Khu công nghệ cao Hoà Lạc (Hà Nội)
"Các bạn nên biết trong chuỗi giá trị làm ra một chiếc Smartphone, thì giá trị gia tăng lớn nhất ở các công đoạn thiết kế kiểu dáng, cơ khí, điện tử và phần mềm và nó cũng quyết định sự khác biệt, chất lượng của sản phẩm. Công đoạn sản xuất có giá trị thấp nhất. Ví dụ một chiếc Smartphone có giá 10 triệu VNĐ thì công đoạn này chỉ chiếm khoảng 200 ngàn VNĐ.
Vậy là hầu hết chúng ta đều bị "thị giác" đánh lừa cảm nhận, khi các nhà máy thường nhìn sẽ to lớn, hoành tráng, đôi khi rộng đến vài héc ta nhưng phần đóng góp giá trị lại rất khiêm tốn, so với một bộ phận thiết kế vài trăm người, tại một văn phòng chỉ rộng vài ngàn mét vuông".
Dù vậy, như đã nói ở trên, hiện tại tất cả thông tin liên quan tới thương vụ LG - Vingroup chỉ là tin đồn, và chúng ta vẫn chưa thể biết rõ được liệu LG sẽ rao bán những gì, và Vingroup sẽ thâu tóm những gì sau thương vụ này. Chỉ biết rằng, trong tuần qua, chủ tịch LG Electronics Kwon Bong-seok đã gửi email cho nhân viên nói rằng "mọi khả năng đều có thể xảy ra" .
CEO Qualcomm từ chức sau chiến tranh với Apple CEO Steve Mollenkopf sẽ từ chức, sau khi đã dẫn dắt công ty trải qua một giai đoạn bất thường và tuyên bố chiến tranh với một trong những khách hàng quan trọng nhất của mình, Apple. Theo báo cáo của Wall Street Journal, Qualcomm vừa mới thông báo rằng CEO Steve Mollenkopf sẽ từ chức, sau khi đã dẫn dắt công ty...