Lý do MacBook nhanh nóng và cách xử lý
Có nhiều nguyên nhân khiến nhiệt độ MacBook tăng cao khi sử dụng. Đây là những cách xử lý tình trạng trên.
Tránh bịt kín lỗ thông hơi . Người dùng có thể vô tình che lỗ thông hơi nếu đặt MacBook lên đùi, giường hoặc bề mặt phẳng mềm. Việc lỗ thông hơi bị che khiến hơi nóng không thể thoát ra, làm nhiệt độ MacBook tăng cao. Để ngăn chặn điều này, người dùng nên đặt MacBook lên giá đỡ hoặc bề mặt phẳng thông thoáng khi sử dụng.
Vệ sinh bên trong máy . MacBook thường được sử dụng trong nhiều năm, do đó việc bụi lọt vào quạt tản nhiệt là khó tránh khỏi. Nếu đã sử dụng MacBook trong 2-3 năm, người dùng nên mang máy ra các trung tâm dịch vụ để được hỗ trợ vệ sinh, giúp tản nhiệt hiệu quả hơn.
Đừng đặt MacBook dưới ánh nắng Mặt Trời . Các thiết bị công nghệ đều có nhiệt độ môi trường lý tưởng để hoạt động. Apple khuyến cáo dùng MacBook trong môi trường có nhiệt độ 10-35 độ C. Nếu máy bị ánh nắng Mặt Trời chiếu trực tiếp hoặc không gian xung quanh quá nóng, MacBook sẽ bị nóng và ảnh hưởng đến trải nghiệm sử dụng.
Đừng bật quá nhiều tab trình duyệt . Bất kể sử dụng trình duyệt nào, mở quá nhiều tab cũng gây tiêu tốn lượng lớn tài nguyên CPU. Hãy duy trì số tab mở ít nhất có thể (khoảng 12-24 tab trở xuống) và đóng những tab không cần thiết để giảm tải CPU.
Đừng bật quá nhiều ứng dụng cùng lúc . Tương tự việc mở nhiều tab trình duyệt, chạy quá nhiều ứng dụng cùng lúc – đặc biệt là phần mềm nặng – có thể khiến nhiệt độ CPU tăng gây nóng máy. Hãy đảm bảo tắt những ứng dụng không còn sử dụng ngay khi hoàn thành công việc để đảm bảo CPU không bị quá tải.
Video đang HOT
Kiểm tra trong Activity Monitor . Dù việc ứng dụng tiêu tốn nhiều tài nguyên CPU là do thiết kế hay bị lỗi, điều đó vẫn khiến CPU nóng lên. Người dùng có thể vào Finder> Applications> Utilities> Activity Monitor. Trong cửa sổ hiện ra, chọn tab CPU để kiểm tra ứng dụng đang tiêu tốn nhiều tài nguyên CPU nhất. Nếu phát hiện ứng dụng chiếm nhiều CPU nhưng không cần dùng đến, hãy tắt nó đi.
Đảm bảo quạt tản nhiệt hoạt động bình thường . Nếu máy quá nhiệt trong thời gian dài mà không rõ nguyên nhân, nhiều khả năng quạt tản nhiệt đã gặp vấn đề. Người dùng có thể kiểm tra bằng cách chạy chương trình chẩn đoán có sẵn trong máy bằng cách tắt MacBook rồi cắm sạc, bật máy rồi nhấn giữ phím D đến khi chương trình chẩn đoán được kích hoạt. Nếu kết quả chứa mã lỗi bắt đầu bằng “PPF”, nghĩa là quạt tản nhiệt đã gặp vấn đề. Người dùng nên mang đến các trung tâm dịch vụ để được hỗ trợ.
Cập nhật phần mềm mới nhất . Lỗi hệ điều hành cũng có thể khiến máy bị quá nhiệt. Hãy đảm bảo cập nhật phiên bản macOS mới nhất bằng cách vào System Preferences> Software Update để kiểm tra và tải về máy.
Bên trong máy MacBook mới chip M1 có gì?
"MacBook Pro mới dùng chip M1 trông rất quen thuộc ở bên trong, chúng tôi đã phải kiểm tra lại để đảm bảo rằng không vô tình mua mẫu cũ", iFixit chia sẻ trong bài tháo tung máy quen thuộc. Dù vậy vẫn có những điểm mới đáng chú ý.
Trong khi Apple giới thiệu những chiếc máy MacBook chạy chip M1 như sản phẩm mang tính cách mạng, thì ở bên trong, chúng hầu như giống với các đời máy tiền nhiệm.
"MacBook Pro 13 inch mới trông rất quen thuộc ở bên trong, chúng tôi đã phải kiểm tra lại để đảm bảo rằng không vô tình mua mẫu cũ", iFixit chia sẻ trong bài tháo tung máy quen thuộc đối với các mẫu laptop Apple mới ra mắt.
MacBook Air bỏ quạt tản nhiệt
Thay đổi lớn nhất của MacBook Air mới là loại bỏ quạt. Thay vào đó, Apple lắp vào một tấm tản nhiệt bằng nhôm đơn giản, gắn bên trái của bảng mạch.
Sự thay đổi này có thể khiến người dùng nghi ngại. Dòng MacBook Air lâu nay không làm phần tản nhiệt tốt, và giải pháp làm mát trong một số máy tính xách tay khác của Apple cũng bị đánh giá là khá yếu.
Bên trái là MacBook Air ra mắt đầu năm, bên phải là MacBook Air mới chip M1.
Người dùng còn có thể có cảm giác rằng, quạt tản nhiệt chịu chung số phận với giắc cắm tai nghe, "nạn nhân" của những nhà thiết kế luôn hướng tới sự mỏng, nhẹ và tối giản.
Nhưng thực tế, iPad cũng từng được thiết kế không quạt, vì chip mới đảm bảo không bị quá nhiệt. Theo các đánh giá ban đầu, hệ thống tản nhiệt kiểu mới của MacBook Air đủ để đáp ứng nhu cầu hoạt động của M1, đối với hầu hết các công việc.
Đặc điểm của bộ tản nhiệt mới chắc hẳn sẽ là ít phải bảo trì hơn và ít hỏng hóc cơ học hơn. Thông thường người dùng có thể dễ dàng tháo máy tính xách tay ra để thay thế quạt hỏng. Dù vậy, khi không có bộ phận nào chuyển động, cũng sẽ khó có gì để hỏng.
Ngoài bo mạch mới và bộ tản nhiệt, phần còn lại của MacBook Air mới vẫn hoàn toàn giống với các thế hệ tiền nhiệm. Vì thế, các quy trình sửa chữa có thể sẽ hầu như không thay đổi.
MacBook Pro trông hầu như không thay đổi
MacBook Pro thậm chí còn ít thay đổi hơn. Hệ thống làm mát của MacBook Pro chip M1 rất giống với máy chip Intel trước đây. Đó chỉ là một ống đồng dẫn nhiệt từ bộ vi xử lý về phía khu tản nhiệt, nơi không khí nóng được quạt tản nhiệt nhanh chóng đưa ra cửa lưới.
Bên trái là MacBook Pro chip Intel, bên phải là MacBook Pro chip M1. Rất khó để thấy sự khác biệt.
Về quạt tản nhiệt, từng có dự báo rằng thiết bị này của MacBook Pro chip M1 chạy rất êm ngay cả khi chịu tải nặng, với một số công nghệ làm mát mới. Dù vậy, thực tế không có gì thay đổi so với mẫu MacBook Pro 2020 hai cổng chip Intel ra mắt đầu năm.
Dù sao, quạt của MacBook Pro chip M1 cũng gần như không bao giờ phải chạy hết tốc lực. Hãy hình dung, chip M1 hỗ trợ MacBook Air hoạt động tốt không cần quạt. Vì vậy quạt tản nhiệt của MacBook Pro với chip M1 cũng chỉ phải chịu tải hơn một chút.
Quạt tản nhiệt MacBook Pro chip M1 không khác gì thế hệ cũ.
Giữa MacBook Air và MacBook Pro không quá khác biệt
So với MacBook Air, MacBook Pro chạy cùng một con chip, cùng một hệ điều hành, với màn hình cũng gần như giống hệt nhau. Thậm chí nếu cần thiết, người dùng có thể lấy linh kiện từ máy này sang máy kia.
Bên cạnh chip M1 màu bạc sáng bóng, sẽ có 2 miếng chữ nhật nhỏ bằng silicon. Đó là các chip nhớ tích hợp mới, SK hynix LPDDR4X 8 GB (2 4 GB). Apple gọi đây là Kiến trúc bộ nhớ hợp nhất (UMA).
Có thể một số người đã để ý thấy cấu trúc này tương tự trên iPad gần đây. Không có gì ngạc nhiên khi Apple sao chép "bài tập về nhà" của chính mình. Bằng cách đưa RAM vào M1, mỗi phần của M1 (CPU, GPU, Neural Engine, v.v.) có thể truy cập vào cùng một nhóm bộ nhớ.
So với MacBook Air, MacBook Pro chạy cùng một con chip, cùng một hệ điều hành, với màn hình cũng gần như giống hệt nhau. Thậm chí nếu cần thiết, người dùng có thể lấy linh kiện từ máy này sang máy kia.
Bên cạnh chip M1 màu bạc sáng bóng, sẽ có 2 miếng chữ nhật nhỏ bằng silicon. Đó là các chip nhớ tích hợp mới.
Thiết kế tích hợp này giúp tăng tốc độ và hiệu quả, nhưng cũng là tin buồn đối với người dùng muốn có khả năng nâng cấp bộ nhớ máy Apple. Khả năng nâng cấp linh kiện có thể kéo dài tuổi đời của bất kỳ máy tính nào, khi mà các ứng dụng và tệp đa phương tiện ngày càng tăng kích thước, hệ điều hành thì có nhiều tính năng hơn.
Một điểm đáng chú ý nữa là các mẫu MacBook mới ra vắng bóng chip bảo mật T2. Giờ đây các tính năng bảo mật của Apple, bao gồm Secure Enclave, được tích hợp vào chip M1, giống như với dòng chip A cho iPhone.
iFixit 'mổ' MacBook chạy chip M1 Kết quả là các chuyên gia nhận ra cả 2 mẫu MacBook Air và MacBook Pro mới dùng chip Apple Silicon cũng được lắp ráp và bố trí linh kiện gần giống với máy Mac chạy chip Intel trước đó. Apple vẫn sử dụng cách bố trí linh kiện đơn giản nhưng khoa học đối với hai mẫu MacBook mới Rõ ràng các...