Lý do gói trừng phạt thứ 7 của EU sẽ không cấm vận khí đốt của Nga
Giới chuyên gia nhận định gói trừng phạt thứ 7 của Liên minh châu Âu (EU) đối với Nga có thể được triển khai trong tháng này.
Cơ sở khai thác khí đốt Bovanenkovo của Nga trên bán đảo Yamal. Ảnh: AFP/TTXVN
Hội nghị thượng đỉnh EU, diễn ra vào ngày 23 – 24/6, sẽ chủ yếu tập trung vào các thách thức kinh tế mà khối đồng tiền chung eurozone đang phải đối mặt. Một số nước EU đã lên tiếng yêu cầu vòng trừng phạt mới phải thiết lập lệnh cấm khí đốt của Nga. Tuy nhiên, theo báo Nezavisimaya Gazeta, điều này khó có khả năng xảy ra.
Hiện chưa rõ thời điểm chính xác giới chức châu Âu thông qua vòng trừng phạt thứ 7. Nhưng theo mô hình làm việc trước đây của khối này, sẽ phải mất từ một đến hai tháng để thống nhất và soạn thảo một gói trừng phạt. Do đó, hội nghị thượng đỉnh tiếp theo của EU vào ngày 23-24/6 sẽ là thời điểm đầu tiên các cấm vận mới có thể được áp đặt.
Ngoài ra, Ukraine dự kiến là một chủ đề thảo luận chính trong khuôn khổ hội nghị. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đang nỗ lực vận động để đất nước này được thừa nhận là một ứng cử viên của EU. Chính phủ Kiev đã nộp đơn đăng ký tư cách này.
Tuy nhiên, theo Nezavisimaya Gazeta, việc toàn bộ thành viên EU nhất trí cho phép Kiev “nhảy cóc
EU thông qua gói trừng phạt thứ 6 áp đặt với Nga
Ngày 3/6, Liên minh châu Âu (EU) đã chính thức thông qua gói trừng phạt thứ 6 áp đặt với Nga, trong đó có giảm dần lượng dầu nhập khẩu từ Nga và loại thêm một số ngân hàng nước này ra khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT.
Bên ngoài chi nhánh Ngân hàng Sberbank của Nga tại Ljubljana, Slovenia, ngày 28/2/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo hãng tin Sputnik, trong một tuyên bố, Hội đồng châu Âu (EC) nêu rõ trong bối cảnh cuộc xung đột tại Ukraine vẫn tiếp diễn, EC quyết định áp đặt gói trừng phạt kinh tế và cá nhân thứ 6 đối với cả Nga và Belarus.
Gói trừng phạt mới nhất này bao gồm lệnh cấm "mua, nhập khẩu hoặc chuyển dầu thô và một số sản phẩm dầu mỏ từ Nga vào EU", với thời hạn áp dụng "từ 6 tháng đối với dầu thô cho tới 8 tháng đối với các sản phẩm dầu mỏ tinh chế khác". Tuyên bố cũng nêu rõ có thể tạm thời miễn trừ trừng phạt đối với nhập khẩu dầu thô qua đường ống dẫn vào một số nước thành viên EU phụ thuộc vào nguồn cung từ Nga và không có phương án thay thế khả thi nào do tình hình địa lý của các nước này. Ngoài ra, Bulgaria và Croatia cũng sẽ được miễn trừ tạm thời lệnh cấm đối với việc nhập khẩu dầu thô bằng đường biển và dầu chân không của Nga.
Bên cạnh đó, EU cũng quyết định loại thêm 3 ngân hàng Nga ra khỏi hệ thống SWIFT, gồm ngân hàng Sberbank, Ngân hàng Tín dụng Moskva và Ngân hàng Nông nghiệp Nga.
EU cũng thông báo đình chỉ hoạt động phát sóng của 3 kênh truyền hình của Nga tại EU gồm Rossiya RTR/ RTR Planeta, Rossiya 24/Russia 24 và TV Center International", đồng thời lưu ý rằng các biện pháp này "không ngăn cấm những kênh truyền thông này thực hiện các hoạt động ngoài phát sóng tại EU, như nghiên cứu hay phỏng vấn".
EU thừa nhận trừng phạt Nga không có tác dụng Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki ngày 27/4 đã lưu ý rằng Nga đã thành công trong chống lại các lệnh trừng phạt của phương Tây, đồng thời bày tỏ lấy làm tiếc về thực tế này. Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen. Ảnh: AFP/TTXVN Theo đài RT, ông Morawiecki nói với các phóng viên: "Cho đến nay,...